Nỗi lo về nước đe dọa lĩnh vực sản xuất chip

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Các nhà đầu tư đang dần nhận ra rằng nhu cầu tăng cao của thế giới đối với chất bán dẫn đã dẫn đến biến đổi khí hậu đặc biệt với tình trạng khan hiếm nước diện rộng.

Ảnh: Financial Times
Ảnh: Financial Times

Mới đây, Financial Times đã báo cáo về những thách thức về tình trạng khan hiếm nước mà các công ty sản xuất bán dẫn lớn nhất thế giới phải đối mặt, một vấn đề đáng quan ngại hiện nay. Giờ đây, các nhà lãnh đạo thế giới đang dần nhận ra rằng nhu cầu tăng cao đối với chất bán dẫn đã dẫn đến hậu quả biến đổi khí hậu.

Khan hiếm nước là rủi ro ngày càng tăng đối với các doanh nghiệp bán dẫn

Nắng nóng gay gắt trên khắp thế giới trong mùa hè này đã làm tăng nhu cầu về nước tại các công ty bán dẫn vốn cần lượng nước khổng lồ để đáp ứng nhu cầu sản xuất chip.

Năm ngoái, Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) cho biết họ sẽ tăng gấp ba lần khoản đầu tư vào bang Arizona của Hoa Kỳ, lên 40 tỉ USD. Theo chính phủ Hoa Kỳ, với khoản đầu tư mới, TSMC dự kiến ​​​​sẽ mở một nhà máy chế tạo chip ở bang này vào năm 2024. Arizona là bang xuất khẩu chất bán dẫn lớn thứ tư vào năm 2022, theo chính phủ Hoa Kỳ.

Cùng thời điểm TSMC công bố khoản đầu tư vào Arizona, các bang phía tây nam Hoa Kỳ đang ở giữa một đợt “đại hạn hán” làm cạn kiệt hai hồ chứa lớn nhất trong khu vực xuống mức thấp kỷ lục. Nông dân ở các vùng của Arizona bị cắt giảm lượng nước mà họ có thể sử dụng để tưới tiêu.

Tình trạng hạn hán thậm chí còn nghiêm trọng hơn tại quê nhà của TSMC. Đầu năm nay, Đài Loan đã trải qua tình trạng thiếu nước nghiêm trọng – chưa đầy hai năm sau khi vượt qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ. Theo dữ liệu của chính phủ, hồ chứa Tsengwen, hồ chứa lớn nhất Đài Loan, chỉ được lấp đầy 11% công suất hiệu dụng vào ngày 17/3. Mức nước của Hồ chứa Nanhua, nơi cung cấp cho các trung tâm sản xuất Đài Loan ở Đài Nam và Cao Hùng, ở mức 41%.

Rủi ro khan hiếm nước đối với các công ty bán dẫn là lời cảnh tỉnh mới nhất tới các nhà đầu tư về những lỗ hổng trong chuỗi cung ứng do hiện tượng nóng lên toàn cầu gây ra. Biên tập viên phụ trách mảng môi trường của tờ Financial Times, cô Emiliya Mychasuk, đã nhấn mạnh trong một bài viết vào tháng 7 rằng thời tiết khắc nghiệt đã gây rủi ro cho chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp công nghệ. Ngay cả trong thời điểm thuận lợi nhất, việc sản xuất chất bán dẫn vẫn gặp nhiều căng thẳng về nguồn cung.

Đối với cổ đông của các công ty bán dẫn, rủi ro hạn hán chưa bao giờ là mối bận tâm lớn của họ. Trong báo cáo được đưa ra vào ngày 27/8, hãng phân tích Morgan Stanley nhận định “các nhà đầu tư nên đánh giá tác động lâu dài của việc cung cấp nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu, đặc biệt khi hoạt động sản xuất tập trung ở những khu vực căng thẳng về nước” như Đài Loan. Hãng Morgan Stanley cho biết Đài Loan “phụ thuộc rất nhiều vào lượng mưa theo mùa để cung cấp nước, và biến đổi khí hậu đã khiến Đài Loan trở thành một lựa chọn kém tin cậy hơn”.

Hồ sơ quản lý của các nhà sản xuất chip không đi sâu vào chi tiết về mối đe dọa khan hiếm nước mà họ phải đối mặt. TMSC cho biết trong báo cáo thường niên năm 2022 rằng họ hiện yêu cầu các nhà cung cấp đánh giá rủi ro hạn hán và thực hiện các biện pháp ứng phó. Nvidia năm nay cho biết hoạt động của họ có thể bị tổn hại nếu gặp phải một loạt thảm họa thiên nhiên, bao gồm cả tình trạng thiếu nước.

Các đối thủ cũng đưa ra những tuyên bố tương tự về rủi ro tổng thể đối với hoạt động kinh doanh của họ. Micron, một trong những công ty thống trị thị trường chip nhớ DRAM toàn cầu, tiết lộ rằng vào năm 2021, họ đã phát hành 1 tỉ USD trái phiếu xanh để giúp chi trả cho các khoản đầu tư quản lý nước cùng với các sáng kiến ​​​​môi trường khác.

Một số công ty sản xuất chip cũng đang cố gắng tái chế nước ngọt mà họ sử dụng trong sản xuất. Intel cho biết công ty gần như không dùng nước - trả lại hệ sinh thái nhiều nước sạch nhất có thể mà công ty đã tiêu thụ. Năm 2021, công ty đã sử dụng 16 tỉ gallon nước ngọt, nước tái chế và nước khử muối. Và với các biện pháp quản lý nước, công ty có thể trả lại hơn 13 tỉ gallon nước cho các cộng đồng lân cận.

TSMC cho biết họ muốn giảm 30% lượng nước tiêu thụ. Công ty cho biết họ đang làm việc với chính phủ Đài Loan về việc tái chế nước.

Ông Paul Westerhoff, giáo sư tại Đại học bang Arizona chia sẻ: “Mọi người không nhận ra rằng việc tái chế nước, các cơ sở xử lý nước tại chỗ và mục tiêu nước sạch hiện đang được sử dụng rộng rãi trong một số lĩnh vực công nghiệp, bao gồm cả ngành bán dẫn”. Ông nói: “Trong khi vài tháng qua ở khu vực trung tâm Arizona tương đối khô hạn thì mùa đông năm ngoái ở Arizona lại khá ẩm ướt. Có đủ nước cho ngành sản xuất chất bán dẫn đang phát triển ở Arizona”.

Nhưng vấn đề về nước có thể trở nên tồi tệ hơn do sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo. Ông Morgan Stanley cho biết: “Sự phát triển nhanh chóng của AI có thể sẽ làm tăng nhu cầu về nước hơn nữa - các công ty bán dẫn và trung tâm dữ liệu đều cần nhiều nước”. Các nhà phân tích trích dẫn nghiên cứu năm 2023 được triển khai trong thời gian đào tạo ChatGPT-3. Theo đó, các trung tâm dữ liệu của Microsoft tại Hoa Kỳ đã tiêu thụ trực tiếp 700.000 lít nước sạch - đủ để sản xuất 370 ô tô BMW hoặc 320 xe điện Tesla.

Ông Shaolei Ren, Giáo sư tại Đại học California ở Riverside chia sẻ với Financial Times rằng do nhu cầu về chip ngày càng tăng, “khả năng tái chế nước hiện tại là đặc biệt cần thiết giúp các nhà sản xuất bán dẫn không tạo thêm áp lực cho nguồn cung cấp nước của Arizona”.

Ông Ren nói thêm: “Bất chấp sự nhấn mạnh gần đây về tính bền vững của nước, các công ty công nghệ lớn vẫn chưa làm được nhiều điều về nước như họ đã làm để giải quyết lượng khí thải carbon của mình”.

Ông nói: “Việc thiếu minh bạch về thông tin hiệu quả sử dụng nước, đặc biệt là khi so sánh với carbon, không phù hợp với các tuyên bố gần đây của những gã khổng lồ công nghệ này về nước”.

Theo Financial Times