Nga sẽ đáp trả “phi đối xứng” nếu Mỹ chạy đua vũ trang

VietTimes -- Nga sẵn sàng đối mặt với thực tế, Mỹ có thể rút khỏi hiệp ước 1987 về vấn đề hủy bỏ tên lửa chiến lược tầm trung và tầm gần (Hiệp ước INF). Trong tình huống này, Moscow sẵn sàng triển khai "đáp trả bằng giải pháp phòng thủ phi đối xứng", không tham gia vào cuộc chạy đua vũ trang mới.
Tổ hợp tên lửa hành trình chiến thuật Iskander -M, có thể mang đầu đạn hạt nhân
Tổ hợp tên lửa hành trình chiến thuật Iskander -M, có thể mang đầu đạn hạt nhân

Izvestia dẫn nguồn tin từ hai nguồn tin trong giới ngoại giao Nga cho biết, Nga đã sẵn sàng đối mặt với thực tế này. Như một số thành viên trong Ủy ban Hội đồng Liên bang về quốc phòng, Nga không loại trừ "Mỹ sẽ bước qua ranh giới này", nhưng hy vọng rằng Washington sẽ không tiến tới một " động thái thiển cận như vậy."

Cơ quan lập pháp Mỹ đang thúc đẩy Nhà trắng rút khỏi hiệp ước hủy bỏ vũ khí chiến lược tầm trung và tầm gần DRMS - Video TVZvezda .ru

Truyền thông Mỹ tích cực bàn luận về khả năng Mỹ sẽ đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF, các bài viết trên các hãnh tin lớn đồng thanh khẳng định “Nga từ lâu đã không tuân thủ các điều ước của Hiệp ước INF. Hãng tin Politico cũng nhiều lần đăng tải các bài viết, khẳng định rằng một nhóm các thượng nghị sĩ và dân biểu đang cố gắng thuyết phục Lầu Năm Góc và tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành biện pháp trừng phạt, rút khỏi hiệp ước và bắt đầu phát triển tên lửa tầm trung, bị cấm theo các điều khoản quy định của Hiệp ước INF. 

Trong vấn đề cái gọi là không tuân thủ hiệp ước Hiệp ước INF, cả Nga và Mỹ đều có những căn cứ để cáo buộc lẫn nhau, Moscow cũng đã nhiều lần cáo buộc Mỹ không thực hiện các điều khoản trong hiệp ước. Nhưng ở Washington càng ngày càng có nhiều đại diện từ các nhà lập pháp và giới chính trị quyết liệt đòi hỏi Mỹ phải chấm dứt hiệu lực của Hiệp ước INF. Nga ngược lại, cho rằng đó là một quyết định sai lầm.

Một nhà hoạt động chính trị trong giới ngoại giao Nga, trong cuộc phỏng vấn của Izvestia nhấn mạnh rằng "tất cả mọi diện biến đều dẫn đến một thực tế là, người Mỹ sẽ đơn phương rút khỏi hiệp ước" do hiện nay đang công khai định hướng cho sự gia tăng căng thẳng. Nhưng điều đó không đáng sợ, các nước phương Tây không thể lôi kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang do tiềm lực quốc phòng của Nga đang phát triển trên một tầm rất cao".

“Nhưng cuộc tranh chấp với Nga trong lĩnh vực này chỉ mang tính gây hỏa mù. Có vẻ như người Mỹ đã cố gắng tạo dư luận cho động thái này”, nguồn tin ngoại giao nói với Izvestia, ông khẳng định rằng trong một tình huống xấu hơn, Moscow sẽ đáp trả Washington bằng giải pháp phi đối xứng. Ông cho rằng nước Nga có tiềm lực quân sự rất lớn đề phải chạy theo những hành động khiêu khích và  không vượt qua giới hạn do chịu ảnh hưởng từ những động thái tung hỏa mù của đối thủ tiềm năng.

Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Hội đồng Liên bang về Quốc phòng và An ninh Nga, ông Frants Klintsevich cho rằng, những động thái của người Mỹ xung quanh vấn đề Hiệp ước INF liên quan trực tiếp đến quan điểm chung là tiến hành những biện pháp trừng phạt cứng rắn về chính trị, kinh tế và quân sự đối với những quốc gia, "không thương mại hóa chủ quyền". Theo quan điểm của ông, người Mỹ từ lâu đã vi phạm Hiệp ước INF, phát triển và triển khai dưới vỏ bọc Hệ thống đánh chặn tên lửa những cơ sở kỹ thuật mà từ đó có thể sử dụng như bệ phóng tên lửa hành trình Tomahawk.

Hiệp ước này người Mỹ đã không thấy cần thiết nữa, triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu, người Mỹ đang xây dựng một vành đai, ngăn chặn mọi nỗ lực của nước Nga và hình thành các điều kiện mà theo đó, Nga sẽ trở thành một nền kinh tế phụ thuộc của nước Mỹ. Hơn thế nữa Washington đang tìm kiếm khả năng lôi kéo Nga vào một cuộc chạy đua vũ trang tương tự như đã làm với Liên Xô, nhưng Moscow sẽ không rơi vào tình huống đó. Nước Nga đã và đang tăng cường chất lượng phòng thủ, căn cứ vào học thuyến tái cơ cấu và hiện đại hóa lực lượng vũ trang.  

Từ thời kỳ cầm quyền của tổng thống Barack Obama, các nghị sĩ Mỹ thường xuyên bày tỏ sự “không thể chấp nhận được”, cáo buộc Nhà Trắng không hành động, nhà khoa học chính trị Mỹ, Giám đốc Trung tâm phân tích Chính trị-quân sự tại Viện Hudson, ông Richard E. Waits cho biết. Tổng thống đương nhiệm Donald Trump hứa sẽ đặc biệt quan tâm đến vấn đề này.

Một điều đặc biệt đáng chú ý là, quốc hội Mỹ tiếp tục yêu cầu có phản ứng cụ thể, mạnh mẽ trước khi chính quyền tổng thống Donald Trump hoàn thành việc xem xét vấn đề sức mạnh hạt nhân của nước Mỹ. Hiện nay Nhà trắng đang nghiên cứu tình trạng thực tế của Hiệp ước DRMS trong khuôn khổ của chương trình đánh giá "Tổng quan chính sách Hạt nhân", sẽ được hoàn thành trong vài tháng tới. Kết quả sẽ được thống kê tổng quan và rút ra kết luận cụ thể cho chính sách mới.

Căn cứ vào chính sách đối ngoại đối với Nga, Mỹ đang hướng tới một giải pháp chiến lược nhằm giảm đến mức tối đa khả năng tấn công của lực lượng tên lửa Trung Quốc và rộng hơn nữa là ngăn chặn sự phát triển tên lửa đạn đạo trên khắp thế giới. Sự kiện đồng thuận thông qua các biện pháp trừng phạt của Thượng viện và Quốc hội Mỹ nhằm vượt trước tình huống, ngăn chặn diễn biến tình hình theo hướng chính quyền ông Donald Trump sẽ đưa ra một chính sách đối ngoại chính trị khác nhằm giải quyết vấn đề Nga, Trung Quốc và thế giới, ông Richard Waits nhấn mạnh.

Mặc dù vậy, những cuộc thảo luận về việc Mỹ rút khỏi hiệp ước trong lĩnh vực truyền thông Mỹ ngày càng gia tăng. Chính thức trên phương diện ngoại giao Moscow không phản ứng và thực hiện những bước đi quyết liệt. Nhưng Nga cũng đang chuẩn bị cho một kịch bản tiêu cực. Nếu Washington quyết định đơn phương rút khỏi Hiệp ước INF, Moscow sẽ không khuất phục trước hành động khiêu khích này nhưng cũng không tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang mới.

TTB