Nga nhanh chóng đè bẹp NATO nếu lâm chiến Đông Âu

VietTimes -- Báo cáo của Công ty RAND Mỹ cho rằng một khi Đông Âu bùng nổ chiến tranh, NATO sẽ bị hỏa lực mạnh của Nga đánh bại, cho dù nhiều năm qua NATO luôn tìm cách tăng cường sức mạnh quân sự ở khu vực này.
Binh sĩ NATO. Ảnh: Cankao.
Binh sĩ NATO. Ảnh: Cankao.

Tờ Newsweek vừa dẫn một báo cáo mới nhất của Công ty RAND Mỹ do tác giả chính Scott Boston và đồng sự của ông xây dựng đã cảnh báo, một khi bùng nổ chiến tranh, Nga có thể sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh khu vực biển Baltic và sử dụng "chính sách vùng đệm để tìm cách đóng băng xung đột".

Mặc dù báo cáo không hề nói gì đến việc hành động tấn công của Nga đã cấp bách, nhưng báo cáo cho rằng NATO phải dùng "tư thế mạnh hơn" để ứng phó sức mạnh quân sự tăng cường của Nga. Đồng thời thông qua "vũ lực" để thực hiện mục tiêu của NATO, "tăng mạnh cái giá phải trả cho Nga khi Nga thực hiện chủ nghĩa mạo hiểm về quân sự đối với một hoặc nhiều nước thành viên NATO".

Thời gian qua, quân đội NATO luôn tập trung chú ý tới từ tác chiến cường độ cao, binh chủng liên hợp chuyển sang hành động chống nổi dậy ở các khu vực xa xôi như Afghanistan, Iraq, Mali. Từ khi tấn công Iraq vào năm 2003 đến nay, các nước lớn NATO như Mỹ và Anh đều chưa tiến hành chiến tranh giữa các nước thông thường.

Năm 2014 sau khi cáo buộc Nga can thiệp vào Ukraine, NATO đã tăng cường sự hiện diện quân sự tại Đông Âu, thông qua phương thức thay phiên, đã triển khai 4 cụm chiến đấu đa quốc gia quy mô cấp tiểu đoàn ở Estonia, Latvia, Lithuania và Ba Lan.

Nhưng điều này có lẽ còn chưa đủ. Báo cáo cho rằng quân số của NATO ở các nước biển Baltic khoảng 32.000 quân, trong khi đó Nga có 78.000 quân. Số lượng xe tăng của NATO cũng không bằng Nga, chênh lệch là 757 so với 129. Đồng bằng rộng lớn của Đông Âu là một "trường bắn" hoàn hảo của xe tăng.

Xe tăng M1 Mỹ trong một cuộc tập trận ở châu Âu. Ảnh: Cankao.
Xe tăng M1 Mỹ trong một cuộc tập trận ở châu Âu. Ảnh: Cankao.

Báo cáo giải thích rằng Nga "đã bảo lưu một lực lượng vũ trang binh chủng liên hợp, nhấn mạnh tính cơ động, hỏa lực và huấn luyện để thực hiện hành động quân sự binh chủng liên hợp quy mô lớn". Báo cáo viết: "Điều này giúp cho quân đội Nga chiếm được ưu thế quan trọng trong các cuộc xung đột giữa các lực lượng cơ giới hóa áp sát biên giới".

Sau khi Liên Xô tan rã, cùng với sức mạnh quân sự của Nga suy giảm, NATO giữ địa vị chủ đạo toàn cầu đã làm cho họ không còn động lực để duy trì triển khai quân sự và nhân lực ở mức cao.

Nhưng, Nga đang gắng sức đuổi theo. Tổng thống Nga Putin chỉ đạo đầu tư tài chính lớn nhằm xây dựng một đội quân hiện đại có thể tiến hành điều động lực lượng và bảo đảm hậu cần phức tạp.

Các tác giả của báo cáo này cho rằng Nga hiện "có ngày càng nhiều lính tình nguyện, họ sẽ đưa vũ khí hiện đại vào chiến trường, trạng thái sẵn sàng chiến đấu tăng cường, đồng thời đã tích lũy kinh nghiệm trong các cuộc diễn tập quy mô lớn và hoạt động tác chiến ở Ukraine và Syria".

Các cuộc diễn tập quân sự quy mô lớn gần đây cho thấy mạng lưới hậu cần sau khi cải thiện của Nga giúp cho họ có thể tập kết rất lớn lực lượng ở biên giới. Xét thấy Quân khu miền Tây của Nga đã là nơi triển khai lực lượng lục quân và không quân tinh nhuệ của nước này, Estonia, Latvia và Lithuania không thể có cơ hội nào chống được các cuộc tấn công toàn diện do Nga phát động, cho dù có sự giúp đỡ của quân đội NATO.

Hỏa lực và ưu thế khu vực của Nga có thể giúp Nga chiếm lĩnh và chốt giữ khu vực biển Baltic trước khi Mỹ và đồng minh có cơ hội phản kích. Đến lúc đó, chiến tranh đã có người thắng, nhưng bên thắng không phải là NATO.

Xe chiến đấu bộ binh quân đội Mỹ tham gia tập trận. Ảnh: Cankao.
Xe chiến đấu bộ binh quân đội Mỹ tham gia tập trận. Ảnh: Cankao.

Ngoài ra, theo tờ The Stars and Stripes Mỹ, gần đây lục quân Mỹ đã triển khai diễn tập pháo binh quy mô lớn nhất ở châu Âu từ Chiến tranh Lạnh đến nay, khu vực diễn tập tại một căn cứ quân sự ở Đức.

Hơn 3.700 binh sĩ đến từ 26 quốc gia đã tham gia cuộc diễn tập quân sự Dynamic Front 18. Đây là cuộc tập trận pháo binh đa quốc gia quan trọng do lục quân Mỹ tổ chức ở đại lục châu Âu, quân số tham gia năm nay hầu như gấp 3 năm ngoái. Cuộc diễn tập này bắt đầu từ ngày 23/2, kết thúc vào cuối tuần qua.

Trọng điểm tập trận là nâng cao khả năng trao đổi giữa lực lượng pháo binh các nước, đồng thời xác định rõ việc vận dụng tài sản của họ như thế nào.

Trong cuộc tập trận năm nay, có 9 nước sử dụng hệ thống "tác chiến hiệp đồng hệ thống pháo binh" (ASCA), tăng 4 nước so với năm ngoái. Việc tăng sử dụng hệ thống ASCA có thể làm cho lực lượng pháo binh các nước hiệp đồng hành động tốt hơn.

Một sĩ quan chỉ huy lục quân Mỹ cấp tướng cho rằng sử dụng các biện pháp hiện đại như hệ thống ASCA, lực lượng trinh sát của các nước đồng minh sẽ có thể mời nước đồng minh khác nã pháo, thời gian hưởng ứng sẽ ngắn hơn.