Cho dù thực tế hiện nay khó cho Washington nhưng Mỹ vẫn phải chấp nhận. Sau gần 70 năm bá chủ khống chế cục diện trên toàn cầu, các đồng minh và kẻ thù của Mỹ hiện đang bắt đầu phản ứng với tình hình.
Nhìn vào bối cảnh chính trị toàn cầu trong những tháng gần đây, có hai xu hướng đang ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Đó là sức mạnh quân sự và kinh tế của Mỹ đang suy giảm. Trong khi đó, đã xuất hiện bối cảnh đa cực, một loạt các cơ sở hạ tầng, cơ chế và thủ tục đang gia tăng nhanh chóng để hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực của thời kỳ đơn cực đang suy giảm của Mỹ.
Một trong những hệ quả hữu hình nhất của việc suy giảm sức mạnh quân sự của Mỹ có thể được nhận ra trong cuộc xung đột Syria. Trong những tuần qua, quân đội Syria Ả Rập (SAA) và các đồng minh đã giải phóng được Deir ez-Zor, thành phố bị Al Qaeda và IS bao vây trong hơn 5 năm qua. Trọng tâm hiện đã chuyển sang các mỏ dầu ở phía nam thành phố này, và Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và SAA đều nhanh chóng muốn giải phóng các vùng lãnh thổ vẫn đang nằm trong tay IS.
Mục tiêu cuối cùng là giành lại toàn bộ các nguồn tài nguyên của Syria và củng cố vị thế yếu của Mỹ trong các cuộc đàm phán trong tương lai về tương lai của Syria (Mỹ thậm chí còn không được tham gia vào vòng đàm phán hòa bình Astana).
Để hiểu giấc mơ chia cắt Syria của Mỹ đang thất bại ở mức nào, chỉ cần chú ý đến những thất bại của Mỹ trong việc giải phóng Aleppo và sau đó là Deir ez-Zor, giờ thì liên quân Nga-Syria tiến qua sông Euphrates. Mặc dù Mỹ có đe dọa và thậm chí là đã hành động thì quân đội Syria vẫn tiếp tục chống IS ở Deir ez-Zor, tiến về giải phóng các khu vực nhiều dầu. Nhờ sự yểm trợ của không quân của Nga, Damacus đã giành được cái ô bảo hộ cần thiết để đối phó với những nỗ lực chia rẽ đất nước của Mỹ.
Một sự việc khác cũng thể hiện chiến lược chia rẽ Syria của Mỹ đã thất bại là sự liên minh chiến lược của các đồng minh trung thành nhất của Mỹ trong khu vực và hơn thế nữa. Trong những tuần qua, các cuộc gặp gỡ đã diễn ra ở Astana và Mátxcơva giữa Putin, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov với các lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Xê-út và Israel.
Các cuộc gặp này đã phác thảo đường hướng cho tương lai của Syria nhờ vào các ranh giới đỏ của Mátxcơva, đặc biệt là liên quan đến tham vọng muốn thay đổi chế độ ở Syria của Israel và thái độ công kích đối với Iran. Thậm chí kể cả những đồng minh trung thành nhất của Mỹ cũng đang bắt đầu lên kế hoạch tương lai ở Syria với Tổng thống Assad.
Các đồng minh của Mỹ đã bắt đầu thể hiện sự thay đổi mang tính thực dụng sang hướng hòa giải với các bên rõ ràng là đang chiến thắng cuộc chiến và chắc chắn sẽ là bên nắm quyền chỉ huy trong tương lai. Những giấc mơ và ước muốn của Ả Rập Xê-út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tái định hình Syria và Trung Đông theo ý muốn của các nước này đã kết thúc, và các nước cũng nhận thức được điều này.
Các đồng minh của Mỹ đã thất vọng về việc Mỹ không thể giữ lời hứa thay đổi chế độ ở Damacus. Và hệ quả của việc này giờ mới bắt đầu. Nếu không có tư thế quân sự đủ mạnh để có thể hướng đối thủ và đối tác đi theo hướng của mình, Mỹ sẽ phải đối phó với hiện thực mới buộc Mỹ phải thỏa hiệp và đàm phán, điều mà Mỹ vốn không quen.
Một ví dụ về những gì có thể xảy ra nếu Washington quyết định chống lại một nước từng là bạn bè chính là ví dụ về Khủng hoảng Qatar mới đây. Kể từ khi bắt đầu can thiệp vào cuộc chiến Syria, các tiểu vương quốc nhỏ đã nằm ở trung tâm của các âm mưu và kế hoạch nhằm trang bị và tài trợ cho lực lượng thánh chiến ở Trung Đông và Syria.
Năm năm sau, sau khi hàng tỷ USD đã được chi ra và chẳng điều gì thay đổi trên đất Syria, Hội đồng hợp tác vùng Vịnh đã rơi vào cuộc xung đột giữa Qatar và bên còn lại là Ả Rập Xê-út, Kô-oét, UAE và Ai Cập. Các nước đã cáo buộc Qatar tài trợ cho chủ nghĩa khủng bố, một sự thật không thể chối bỏ. Nhưng các nước này cũng đã không thừa nhận quan hệ của họ với các lực lượng thánh chiến (trừ Ai Cập). Đây là hành động hết sức đạo đức giả.
Phản ứng của Quốc vương Ả Rập Xê-út, Riyadh, đối với Doha được sự hậu thuẫn của Mỹ dường như đã đẩy Qatar và Iran lại gần nhau, tái thiết quan hệ ngoại giao. Hai nước này những năm qua đã đứng ở hai phía đối lập nhau trong cuộc nội chiến Trung Đông, điều này phản ánh sự đối lập và chia rẽ trong lập trường của Tehran và Riyadh.
Tuy nhiên sự cô lập dường như không còn nữa khi Doha và Tehran xích lại gần nhau và cùng nhau vượt qua những khó khăn chung. Sự chuyển dịch này có thể được coi là sự thất bại chiến lược của quốc vương Riyadh.
Nhìn lại 6 năm trước, một trong những lý do khiến nổ ra cuộc xung đột Syria chính là đường ống dẫn dầu mà Iran định xây dựng nối liền Iraq và Syria. Thật không thể tin được, khi cuộc xung đột kết thúc, người ta lại sẽ thấy một đường vận tải mới xuất hiện giữa các nước mà trong những năm qua đã phản đối và chia rẽ về mục tiêu chiến lược.
Iran và Qatar hiện đang cùng tham gia đàm phán các thỏa thuận thương mại, và có nhiều lời đồn đoán cho rằng hai nước này đang nỗ lực hợp tác xây dựng một đường ống mới đi qua Iraq và Syria, kết thúc ở Địa Trung Hải. Ý tưởng này là để khai thác chung giếng khí đốt lớn nhất thế giới và trở thành một nhà cung cấp mới cho châu Âu khi châu Âu đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng nhập khẩu. Riyadh và Washington sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ đối với thất bại lớn này.
Israel cũng chính là một dấu hiệu rõ ràng về những thay đổi nhanh chóng trong khu vực. Ngay cả quốc gia Do Thái này cũng đã phải từ bỏ giấc mơ mở mang thêm lãnh thổ về phía Syria, bất chấp những nỗ lực thuyết phục nhà lãnh đạo Nga Putin về mối nguy hiểm hiện hữu mà Israel đang phải đối mặt với sự hiện diện của Iran ở Syria.
Một con người thông minh và thực dụng như ông Putin đủ khả năng để khiến Israel biết rằng không ai có thể đưa ra những điều kiện đối với Nga và đồng minh của nước này ở Syria. Nhưng đồng thời, Nga và Israel sẽ tiếp tục theo đuổi quan hệ tốt đẹp với nhau. Lãnh đạo Nga thừa khôn khéo để chơi nước đôi với các đồng minh lâu đời ở Syria hoặc để đối phó với khả năng Israel lao vào cuộc hỗn loạn này.
Hơn nữa, chính Assad đã mời Nga, Iran và Hezzbollah đến Syria. Thậm chí nếu ông Putin sẵn lòng giúp đỡ Netanyahu thì luật quốc tế cũng cấm điều này. Thực tế Mátxcơva là nước tôn trọng luật pháp quốc tế đến mức hiếm có quốc gia nào làm được như thế. Tất cả các nước khác đang hoạt động ở Syria hoặc bay qua bầu trời Syria cũng không có quyền xuất hiện ở đây, chưa kể đến việc đưa ra quyết định lên lãnh thổ thuộc chủ quyền nước khác.
Nếu mục tiêu của Israel là để mở rộng đường biên giới ở cao nguyên Golan và tiếp tục thay đổi chế độ, tình hình chắc chắn sẽ khác so với 6 năm sau. Iran đã mở rộng ảnh hưởng của Syria nhờ vào viện trợ giành cho Damacus trong cuộc chiến chống khủng bố. Hezbollah cũng đã tăng cường kinh nghiệm chiến đấu và kho đạn dược của mình, cũng như đã mở rộng mạng lưới liên lạc và những người ủng hộ ở khắp Trung Đông. Hezbollah và Iran được coi là những nước kiến tạo hòa bình ở Trung Đông, đóng vai trò tích cực trong việc chiến đấu chống quân khủng bố cũng như là chống Israel và Ả Rập Xê-út, những nước được cho là hỗ trợ vũ khí và tiền bạc cho các tổ chức khủng bố.
Mỹ, Ả Rập Xê-út và Israel 6 năm sau đã tự nhận ra mình đang ở trong một môi trường hoàn toàn khác, xung quanh là các nước láng giềng thù địch, ít bạn bè hợp tác, và nhìn chung là một Trung Đông đang ngày càng xoay quanh vùng ảnh hưởng của Nga và Iran.
Một dấu hiệu khác cũng thể hiện sự suy yếu của Mỹ trong lĩnh vực quân sự có thể dễ dàng nhận ra ở Bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên đã có khả năng hạt nhân, nhưng không phải để đối phó với các mối đe dọa từ Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản mà là tạo ra sự răn đe hạt nhân đủ mạnh để ngăn Mỹ thôi mộng tưởng thay đổi chế độ ở Triều Tiên. Ý nghĩa chiến lược của việc thay đổi chế độ ở Bắc Triều nằm trong chiến lược kiềm chế và bao vây Trung Quốc, hay còn được gọi là chính sách xoay trục sang châu Á.
Ngoài khả năng răn đe hạt nhân, Mỹ cũng không thể tấn công Triều Tiên vì khả năng răn đe thông thường mà Bình Nhưỡng triển khai cũng hết sức đáng gờm. Tổng thống Donald Trump và các tướng lĩnh của ông vẫn tiếp tục tuyên bố cứng rắn và lôi kéo Hàn Quốc và Nhật Bản vào cuộc đua nguy hiểm giữa hai nước có vũ khí hạt nhân.
Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi những ngôn từ của Trump khiến khu vực lo lắng, đặc biệt là Hàn Quốc, nước sẽ phải trả cái giá đắt nhất nếu chiến tranh nổ ra. Cũng cần nhận thấy rằng lựa chọn quân sự là điều không Seoul không thể nghĩ tới, và có lẽ Nhật Bản cũng sẽ sẵn sàng xa rời Hàn Quốc nếu Hàn Quốc đơn phương gây chiến chống Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un, cũng như ông Assad hay các lãnh đạo khác trên thế giới đang phải đối mặt với áp lực từ phía Washington đều hiểu rõ và lợi dụng sự suy yếu sức mạnh quân sự hiện nay của Mỹ. Ông Trump cùng các tướng lĩnh thân cận đang đứng trước rất nhiều mối đe dọa không ngờ, lại càng không thể thay đổi các sự kiện diễn ra ở các khu vực khác nhau trên thế giới, từ Trung Đông đến bán đảo Triều Tiên. Dù là thông qua chiến tranh trực tiếp hay chiến tranh ủy nhiệm thì hầu như cũng không có thay đổi nào, và kết quả vẫn như vậy, điều đó cho thấy sự thất bại liên tục trong mục tiêu và dự định của nước Mỹ.
Nguyên tắc cơ bản định hướng các nhà hoạch định chính sách của Mỹ là nếu một quốc gia không thể kiểm soát được, ví dụ như với chế độ theo kiểu Ả Rập Xê-út chỉ phục vụ lợi ích của Mỹ thông qua đồng đô la dầu mỏ thì nước đó hoàn toàn vô dụng và nên bị tiêu diệt để ngăn các đối thủ khác không mở rộng quan hệ với nước đó. Ví dụ về Libya đến nay vẫn còn sống động. Nhưng thật may cho cả thế giới là Nga đã bước chân và can thiệp quân sự, hơn một lần cùng với các đồng minh của mình ngăn chặn hoặc cản trở quân đội Mỹ không thực hiện các hành vi liều lĩnh (ở Ukraine, Syria và Triều Tiên).
Do đó, thất bại của Hillary Clinton (hơn là chiến thắng của ông Trump) dường như càng thể hiện rõ về một đế chế đang suy yếu. Nếu là Hillary, chắc chắn bà sẽ nhanh chóng đưa ra đường lối trong cuộc xung đột với Nga ở Ukraine và Syria, hoặc trong khủng hoảng hạt nhân ở Triều Tiên.
Ông Trump cũng ê kíp của mình hiện vẫn đang chậm chạp thích nghi với hoàn cảnh mới, không chỉ không thể kiểm soát các nước mà còn ngày càng khó khăn để đè bẹp các nước này. Học thuyết cũ về sự hỗn loạn trên thế giới, với mục đích để cho một nước bá quyền nổi lên dẹp loạn giờ đây dường như đã là ký ức xa xôi. Hãy nhìn về Trung Đông, Syria thay vì bị hủy diệt, giờ đây lại đang trên con đường tái thiết và ổn định.
Tóm lại, sức mạnh quân sự của Nga và sức mạnh kinh tế của Trung Quốc do đó có thể đóng vai trò lớn trong việc ngăn cản cỗ máy chiến tranh của Mỹ. Triều Tiên thậm chí còn thực hiện những bước đi mạnh hơn bằng cách đạt được sự răn đe đáng gờm cả về vũ khí thông thường lẫn vũ khí hạt nhân, ngăn chặn Mỹ không gây ảnh hưởng đến các vấn đề trong nước bằng cách kích động hỗn loạn.
Cho dù thực tế hiện nay khó cho Washington nhưng nước này vẫn phải chấp nhận.