Nga ‘đáp lễ’ trục xuất 150 nhà ngoại giao Mỹ, châu Âu
VietTimes -- Vào ngày 29.3, Nga đã đáp trả Mỹ và châu Âu trong vụ bị cáo buộc đầu độc một cựu điệp viên hai mang tại Anh bằng cách trục xuất 150 nhà ngoại giao trong đó có 60 nhà ngoại giao Mỹ. Hành động này là để trả đũa vụ trục xuất hàng loạt các nhà ngoại giao Nga đang làm việc tại phương Tây trong tuần.
Giận dữ vì chiến dịch chống Nga do Washington và London dàn xếp, Kremlin đã quyết định đáp trả tương tự với Mỹ, trục xuất 60 nhà ngoại giao và ra lệnh đóng cửa lãnh sự quán Mỹ tại St. Petersburg thành phố lớn thứ hai của Nga trong 2 ngày. Những nhà ngoại giao này được tuyên bố là không được chấp thuận và sẽ phải rời khỏi Nga vào ngày 5 tháng 4. Tòa lãnh sự của Mỹ tại St. Petersburg lớn hơn và có tầm quan trọng hơn tòa lãnh sự Nga tại Seattle mà chính quyền tổng thống Trump đã ra lệnh đóng cửa vào hôm thứ Hai tuần này.
Khủng hoảng xung quanh vụ đầu độc cựu điệp viên hai mang của Nga và con gái ông đã gia tăng căng thẳng giữa Kremlin và phương Tây tới mức cao nhất trong nhiều thập kỷ và đã ép các nước châu Âu thường thận trọng đối đầu với Nga như Đức phải chọn phe. Anh cho rằng chất độc thần kinh được sử dụng trong vụ đầu độc là của Nga được chế tạo từ thời Liên Xô.
Ông Lavrov kêu gọi một cuộc gặp với Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học để làm rõ sự thật.
Trong bản tuyên bố về vụ việc Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã cáo buộc Anh vì "thúc ép mọi người tham gia vào một tiến trình chống Nga" và họ "nhạo báng luật pháp quốc tế". Nga đã gọi điện yêu cầu một cuộc gặp với cố ấn thường trực của Tổ chức chống sử dụng vũ khí hóa học OPCW để đặt câu hỏi nhằm "xác minh sự thật". Ông Lavrov nói: "Các biện pháp xử trí sẽ tương đương... Chúng bao gồm việc trục xuất số lượng tương đương những nhà ngoại giao và bao gồm cả việc quyết định của chúng tôi cấm Mỹ lãnh sự quán Mỹ tiếp tục hoạt động tại St. Petersburg".
Xung đột giữa đông và tây đang đến hồi báo động khi có thể vượt khỏi tầm kiểm soát. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres nói cuộc khủng hoảng sẽ gợi lại Chiến Tranh Lạnh chỉ không có những kênh truyền thông và kiểm soát được thiết lập trước khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 để "đảm bảo mọi thứ không vượt ra khỏi tầm kiểm soát khi căng thẳng gia tăng".
Khủng hoảng đang tăng cao cũng tạo thêm áp lực mới với tổng thống Trump. Ông đã miễn cưỡng phải chỉ trích tổng thống Nga Vladimir Putin và chống lại những lời khuyên của các cố vấn, ông bỏ ngoài tai những đề cập tới vụ tấn công bằng cất độc thần kinh hôm 4.3 tại Salisbury, Anh quốc khi ông gọi điện cho ông Putin để chúc mừng tổng thống Nga tái đắc cử trong cuộc bầu cử tổng thống Nga ngày 18.3.