Mỹ sớm "bỏ cuộc chơi" tại Syria sau tuyên bố của ông Trump?
VietTimes -- Kevin Baron tổng biên tập của Defense One, người có kinh nghiệm 20 năm trong các vầ đề quốc tế, quân sự và chính trị tại Washington đã có những phân tích về sự kiện ông Trump tuyên bố sẽ rút quân khỏi Syria một cách nhanh nhất có thể. Ông cho rằng điều này thể hiện sự bế tắc trong chính sách an ninh quốc gia của Mỹ 15 năm qua.
Điều ông Donald Trump nói chính xác là những gì các lực lượng nhiệm lo ngại sẽ xảy ra nếu bà Hillary Clinton đắc cử tổng thống năm 2016. Tổng thống Mỹ đang bước vào vùng nước nguy hiểm. Ngày 29.3, tổng thống Trump đã nói Mỹ sẽ "rất sớm" rút quân khỏi Syria. Đây là lời nói ứng khẩu (không chuẩn bị trước) và mang tính nước đôi. Nó đã hủy hoại đi niềm tin của những người lính Mỹ khi bầu ông làm tổng thống và đó là lý do vì sao họ nói không bao giờ bầu cho bà Hillary Clinton.
Quay trở lại chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, rất nhiều nhân viên thuộc lực lượng đặc biệt đã nói họ lo ngại bà Clinton "sẽ khiến chúng ta bị giết". Câu nói trên không phải là sự cường điệu mà là một trích dẫn thực tế lời nói của họ. Điều họ muốn nói là "tổng thống" hy vọng đắc cử Hillary sẽ tăng thêm nhiều nhiệm vụ cho họ trong khi tổng thống Trump theo chủ nghĩa biệt lập hơn sẽ không làm như vậy.
Tổng thống Donald Trump tuyên bố hôm 29.3 là sẽ rút quân khỏi Syria nhanh nhất có thể.
Tổng thống Trump tuyên bố: "Chúng ta đã tiêu diệt IS. Chúng ta sẽ rời khỏi Syria, rất nhanh. Hiện giờ, hãy để cho những người khác lo cho nó. Rất sớm... Chúng ta sẽ rời khỏi đó rất nhanh". Điều này đã dội một gáo nước lạnh vào rất nhiều lính mũ nồi xanh và những lính tinh nhuệ thuộc liên minh do Mỹ dẫn đầu đã chiến đấu, đổ máu và hy sinh để giành lại được vùng lãnh thổ - và chỉ huy của Bộ Tư lệnh Trung tâm tướng Joseph Votel đã nói vào tháng 1/2018 là Mỹ cần phải ở lại cho tới khi hòa bình được thiết lập.
Luận điểm được đưa ra là: bà Hillary được biết tới là một người theo trường phái diều hâu sẽ gây ra những cuộc chiến mới, tiếp tục những cuộc chiến hiện tại và sẽ đưa thêm nhiều lính thuộc lực lượng đặc biệt để thực hiện thêm những nhiệm vụ chống chủ nghĩa khủng bố. Đã có những ghi chép về việc bà Clinton bảo vệ những vụ can thiệp quân sự của Mỹ, chủ động giao chiến tại nước ngoài và tiếp tục sự hiện diện quân sự mạnh mẽ của Mỹ tại nước ngoài nếu bà trúng cử.
Thực tế, những người lính có cảm giác rằng bà Clinton sẽ muốn khởi động những cuộc chiến tranh và gửi lính đi như một biện pháp gây sao lãng về mặt chính trị để bà đứng vững - Đồng thời cũng khiến cho công chúng quên đi gương mặt không được ưa chuộng của bà trong nước thời điểm đó và những chương trình bà sẽ thực hiện. Đây là một giả thuyết mang tính suy đoán hoàn toàn theo thuyết âm mưu nhưng đó là điều những người lính tin tưởng và là một trong những lý do họ không muốn bầu cho bà.
Tướng Joseph Votel, chỉ huy Bộ Tư lệnh trung tâm của Mỹ đã thừa nhận trong cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ rằng Mỹ ở lại Syria không phải để đối phó với các vấn đề Iran, Assad hay Nga.
Một phần của nỗi sợ này dựa trên kinh nghiệm trước đó của chính những người lính. Điều gây chỉ trích nhất của tổng thống Obama là vấn đề Iraq và ông chỉ rút quân ra khỏi nước này để che đậy cho sai lầm của mình - những người lính đã chiến đấu và chết một cách vô ích. Họ cũng mệt mỏi về cuộc chiến Afghanistan. Những người lính nói rằng họ cũng tin bà Clinton sẽ lại đưa họ dấn vào các cuộc chiến và hy sinh cho những mục tiêu vô nghĩa mà các nhà chính trị tại Washington rút cuộc sẽ lại bỏ qua giống như cuộc chiến Iraq và ở nhiều nơi khác.
Đây không chỉ là sự chỉ trích bà Clinton mà nó là nhận thức của họ về hiện trạng của toàn bộ chính sách an ninh quốc gia của Mỹ trong 15 năm qua: Điều binh lính đi, giết chóc hoặc bị giết, hy vọng kết thúc bằng một giải chính trị, chứng kiến nó sụp đó và rút quân về sau đó lại gửi lính đi lần nữa để chiến đấu trên cùng mảnh đất đó. Những cựu binh Iraq đã có bình luận trong dịp 15 năm xảy ra cuộc chiến Iraq như bài báo của Andrew Exum: "Dù sao thì chúng ta đã làm gì tại Iraq?" Đó chính xác là quan điểm và nỗi sợ của những người lính đang chiến đấu tại Syria hiện nay - và đó là điều ông Trump biểu thị với những người hâm mộ mình rằng ông đang hăm hở để rời khỏi đó nhanh nhất có thể.
Từ thời điểm tranh cử năm 2016 tới nay, rất nhiều lính đã được yêu cầu quay lại Iraq và Syria để thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm, nơi những thương vong của Mỹ tiếp tục xảy ra đều đặn. Họ không muốn tham gia vào cuộc phiêu lưu của quân đội. Họ không muốn những đồng đội của mình chết vô ích.
Tướng Robert Neller tư lệnh thủy quân lục chiến Mỹ cho rằng Mỹ không đủ khả năng để tự thực hiện các nhiệm vụ chống khủng bố và cũng không muốn tự làm việc đó.
Một phần của những lý do khi Kevin Baron (tác giả bài viết) đi với tướng Votel tới Iraq, Syria, Afghanistan và 4 nước khác tại Trung Đông vào tháng 1 đã hỏi ông Votel và các chỉ huy quân đội cấp cao giải thích với người Mỹ tại quê nhà tại sao họ vẫn tin tưởng vào nhiệm vụ và tại sao những cuộc can thiệp của Mỹ xứng đáng với sự tin tưởng đó. Chính quyền tổng thống Trump không lập được kế hoạch tương lai rõ ràng cho những nhiệm vụ chống chủ nghĩa khủng bố đang tăng lên tại Bắc Phi hay không biết Lầu Năm Góc có nhân lực và tài nguyên để đạt được mục tiêu hay không. Hiện tại, các chỉ huy đã có câu trả lời rõ ràng về việc vì sao quân đội Mỹ cần ở lại Iraq, Syria và Afghanistan. Họ không rõ ràng họ đang làm gì tại Châu Phi hay ít nhất là như thế nào và trong bao lâu.
Trong một buổi phỏng vấn tại Hội đồng Atlantic ở Washington, khi được hỏi về việc liệu Mỹ có tài nguyên để chống khủng bố khắp châu Phi ở mức độ nào đó được dự đoán trước, tướng Robert Neller tư lệnh lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã trả lời: "Thế giới là một nơi rộng lớn. Chúng tôi không có đủ khả năng để tự làm việc đó và chúng tôi cũng không muốn tự làm việc đó".
Thay vào đó Mỹ và đồng minh sẽ tiếp tục huấn luyện những đội quân bản xứ, hy vọng thực hiện những nhiệm vụ ngắn hạn ở đâu đó. "Tới cuối ngày, chúng tôi không thể ở lại đó... Chúng tôi có thể huấn luyện họ, có thể tới gặp họ theo từng thời điểm nhưng chúng tôi không muốn ở lại đó". Đó là cán cân giữa khả năng của quân đội và những đòi hỏi được các nhà lãnh đạo dân sự áp lên họ. Điều đó cũng có nghĩa là có rất nhiều trận chiến chống khủng bố trên toàn cầu mà những thắng lợi chỉ tồn tại ngắn hạn.
Mỹ vẫn đang cùng đồng minh hỗ trợ các lực lượng chống lại chính phủ Syria.
Đây không phải là đặc điểm riêng của ông Trump hay bà Clinton. Nhưng tổng thống chỉ với một câu nói đã đưa toàn bộ sự tham gia vào cuộc chiến chống IS của Mỹ tại Syria thành một cuộc phiêu lưu ngắn hạn. Dù đúng hay sai, cái nhìn của ông Trump về quân đội với sự bất diệt của chủ nghĩa khủng bố giống như cái búa trong trò chơi đập chuột chũi. Ông muốn rời đi nhanh chóng và để dân bản xứ tự xử lý đống lộn xộn của họ. Ông Trump đã phớt lờ ý tưởng cơ bản đằng sau cuộc chiến chống khủng bố mà những chỉ huy quân đội thường thuyết giảng: đó là sự thiếu an ninh và cai trị tốt đã làm nảy sinh chủ nghĩa khủng bố - đặc biệt là kiểu khủng bố tập trung tấn công vào những mục tiêu tại Mỹ và Châu Âu.
Ông Trump nhận được sự hoan nghênh khi ông nói về việc phái binh sĩ đi để tiêu diệt IS. Ông cũng nhận được sự hoan nghênh khi nói về việc sẽ rút quân về. Những người đã giết chóc và hy sinh sẽ phải cam chịu điều đó, mặc dù nhiệm vụ mà một vị tổng thống khác có điều họ đi để thực hiện là gì thì nó cũng sẽ khiến họ phải mạo hiểm hy sinh.