Các tên lửa siêu thanh di chuyển ở tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh gấp 5 lần và có thể hoạt động theo mô hình không thể dữ đoán được, ở tốc độ cao đến mức không tưởng tượng nổi. Những tên lửa này gần như không thể ngăn chặn được, và chúng mang theo khối lượng nhiệt hạch rất lớn. Trong cuộc chạy đua vũ trang liên tục trên toàn cầu, rất có thể vũ khí siêu thanh sẽ là bước đi tiếp theo của các cường quốc.
Foxtrotalpha cho rằng nếu Mỹ, Nga và Trung Quốc đều có thể hoàn thiện chương trình triển khai vũ khí siêu thanh trong 15-20 năm tới, thế giới rất có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng mất cân bằng hạt nhân nghiêm trọng.
Vào tháng 8/2016, công ty chế tạo vũ khí Lockheed Martin đã được trao một hợp đồng trị giá 147 triệu USD để chế tạo vũ khí có khả năng đạt tốc độ Mach 20. Với tốc độ này, vũ khí đó có thể phóng từ New York đến Los Angeles chỉ trong 12 phút.
Còn Nga đã tiến hành thử nghiệm thành công Zircon- tên lửa hành trình siêu thanh với tốc độ di chuyển vào khoảng từ 3.800 dặm/giờ đến 4.600 dặm/giờ (tương đường Mach 5 hoặc Mach 6) và có tầm bắn từ 250-300 dặm.
Defense News trích lời lãnh đạo chính phủ Mỹ thừa nhận rằng vũ khí siêu thanh sẽ là mối đe dọa lớn đển khả năng phòng thủ của Mỹ.
“Việc nghiên cứu và phát triển vũ khí siêu tốc cũng đang thách thức những tính toán của chúng tôi,” Đô đốc Cecil Haney, Chỉ huy STRATCOM cho biết. “Khả năng tìm kiếm, xác định, theo dấu và duy trì,… những loại khả năng này đang ngày càng trở nên phức tạp hơn. Công nghệ siêu thanh có thể buộc chúng tôi phải nâng cấp biện pháp phòng thủ.”
Trong khi loại vũ khí này còn có vẻ xa xôi, thì các cường quốc hạt nhân hàng đầu thế giới đang nỗ lực không biết mệt mỏi để hoàn thiện công nghệ này. Năm ngoái, Trung Quốc đã thử nghiệm lần thứ 7 vũ khí siêu thanh mới.
Còn Nga chỉ vừa mới thử nghiệm vũ khí này ít ngày trước, Mỹ cũng đã thử nghiệm từ năm 2014 nhưng phiên bản này sớm thất bại ngay sau khi vừa phóng đi.
Tuy nhiên các cường quốc hạt nhân đang tích cực theo đuổi các vũ khí này và điều này càng khiến thế giới rơi vào vòng nguy hiểm.
Vũ khí siêu thanh cơ động là gì?
Vũ khí siêu thanh được chia làm hai loại: cơ động và dẫn đường.
“Điểm khác biệt là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) là tên lửa đạn đạo có đường đi định sẵn, trong khi tên lửa siêu thanh cơ động lại khó dự đoán và không đơn giản là vũ khí đạn đạo", Tiến sĩ Phillip Coyle, thành viên cao cấp tại Trung tâm kiểm soát và cấm phổ biến vũ khí cho hay.
Nói một cách đơn giản là tên lửa đạn đạo chỉ đi lên đi xuống, còn vũ khí cơ động thì khó dự đoán hơn và đi thẳng.
Theo James Action, đồng giám đốc Chương trình chính sách hạt nhân tại Carnegie Endowment for International Peace cho biết vũ khí siêu thanh được chia làm ba loại.
Đầu tiên là tên lửa đạn đạo siêu thanh như Trident D5, tên lửa được trang bị vũ khí hạt nhân và phóng từ tàu ngầm. Một khi động cơ khởi động, tên lửa này sẽ không được dẫn đường và di chuyển quãng đường 1.500km hoặc hơn thế. Khi bàn về tên lửa đạn đạo siêu thanh, mọi người thường không bao gồm cả tên lửa đạn đạo vì chúng không có khả năng cơ động. Nhưng khả năng này hoàn toàn có thể được bổ sung.
Một loại công nghệ siêu thanh khác là vũ khí lướt tốc độ nhanh (boost glide vehicle), được phóng trên tên lửa lớn, tương tự như tên lửa đạn đạo. Mỹ đã sử dụng những tên lửa đạn đạo hết thời để phóng các vũ khí này. Lúc mới phóng thì giống như phóng đạn đạo. Tuy nhiên, với vũ khí tốc độ nhanh, ngoài phóng vào không gian, vũ khí này còn được thiết kế để tái xâm nhập vào không gian một cách nhanh chóng và lướt rất nhanh ở tốc độ cao. Một ví dụ của hệ thống này là vũ khí siêu thanh tiên tiến của Mỹ (AHW). Vũ khí này có tầm bắn khoảng 3.700km. Không giống như tên lửa đạn đạo với phần lớn thời gian ở trên vũ trụ, tên lửa này chỉ dành phần lớn thời gian trong khí quyển. Một khi động cơ tách ra, chúng sẽ không được cấp nhiên liệu nữa.
Loại thứ ba là tên lửa hành trình siêu thanh. Tên lửa này có cánh nhỏ và có động cơ đốt cháy trong suốt chuyến bay. Một ví dụ tiêu biểu của loại này là X-51A WaveRider. Sau hai lần thử nghiệm thất bại, tên lửa này đã đạt được tốc độ cao hơn cả Mach 5 (hơn 3.000 dặm/giờ), ở độ cao 60.000 feet vào hồi tháng 5/2013.
Lần thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 2010 và được coi là thành công lớn, tuy nhiên nó đã thử nghiệm thất bại vào năm 2011 và 2012.
Những vũ khí này rất hấp dẫn, nhưng thực tế vũ khí siêu thanh cơ động không đi được xa như tên lửa đạn đạo, ông David Wright, đồng giám đốc Chương trình an ninh toàn cầu UCS cho hay.
Vì bay hàng ngàn dặm mỗi giờ trên không, tên lửa này rất nóng và di chuyển chậm hơn vì lực kéo của khí quyển, đối lập với tên lửa đạn đạo truyền thống phần lớn đều bay qua môi trường chân không.
Một tên lửa đạn đạo tiêu chuẩn có thể dễ dàng bay 10.000 đến 15.000 km, nhưng tầm bắn xa nhất mà vũ khí siêu thanh cơ động đi được mới chỉ là 2.000-3.000 km, ông Wright cho hay.
“Vấn đề là nếu với một tên lửa chỉ đi được 500 dặm mà muốn nó đi được xa hơn thì chúng ta phải khiến nó bay nhanh hơn. Nhưng khi buộc chúng đi nhanh hơn, lực cản của không khí sẽ mạnh hơn và tên lửa sẽ chậm lại nhanh hơn. Do đó càng khiến tên lửa đi xa thì lại càng khó".
Tại sao Mỹ lại muốn sở hữu vũ khí siêu thanh cơ động?
Theo Foxtrotalpha, ông Tom Collina - giám đốc chính sách tại quỹ chống vũ khí hạt nhân Ploughshares Fund cho biết vũ khí này có khả năng nhanh chóng tiêu diệt một cuộc tấn công khủng bố ở tầm xa mà không cần dùng tên lửa mang vũ khí hạt nhân. Một báo cáo của Carnegie Endowment đã dẫn lại báo cáo của Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC), báo cáo kết hợp nhiệm vụ chống khủng bố với khả năng của vũ khí siêu thanh tầm xa.
Lầu Năm Góc đã nhận ra mục tiêu khủng bố và muốn tấn công bằng tên lửa hành trình như tên lửa BGM-109 Tomahawk. Mục tiêu có thể được cảnh báo trước khi tên lửa tiến đến. Tuy nhiên, việc cảnh báo mục tiêu khủng bố sẽ trở nên khó hơn rất nhiều nếu sử dụng vũ khí siêu thanh cơ động tầm xa.
Những tên lửa này được coi là thông thường. Nhưng nếu chúng có thể mang đầu đạn thông thường, tại sao lại không thể mang đầu đạn hạt nhân?
Ông Action cho rằng có cách để Nga, Mỹ và Trung Quốc hiểu được mối quan ngại đó.
“Nếu Nga triển khai đồng thời cả vũ khí siêu tốc thông thường và hạt nhân, chúng ta sẽ không biết được liệu vũ khí đang nhằm vào chúng ta là vũ khí thông thường hay vũ khí hạt nhân", ông Action cho hay. Mặt khác, nếu Nga triển khai những vũ khí này ở các địa điểm khác nhau và chúng ta có chế độ kiểm tra lẫn nhau, theo đó thanh tra của Nga và của Mỹ xác nhận cách các vũ khí tốc độ nhanh được trang bị trên lãnh thổ đối phương, sau đó bạn có thể phân biệt được vũ khí thông thường và vũ khí hạt nhân. Điều này tùy thuộc vào cách chúng được triển khai và các thỏa thuận kiểm soát vũ khí.
Action tin rằng điều này sẽ đòi hỏi một hiệp ước mới, nhưng cũng có thể phản ảnh một New START.
“Tôi đồng ý rằng khó có thể xảy ra, nhưng với những nguy cơ mang lại, tôi sẽ không hoàn toàn loại bỏ các biện pháp cụ thể để xây dựng lòng tin, tập trung vào các hệ thống này,” ông nhận định.
Các hệ thống phòng thủ tên lửa có khả năng bắn hạ vũ khí siêu thanh?
Đây không phải là một câu hỏi đơn giản. Người ta phải phân biệt giữa phòng thủ khu vực và phòng thủ điểm. Ông Action cho rằng các hệ thống phòng thủ khu vực như GMD ở Alaska và California được thiết kế để bảo vệ các khu vực rộng lớn.
Sẽ rất khó để hệ thống GMD bắn hạ được tàu lượn hoặc thiết bị siêu thanh cơ động vì chúng di chuyển thấp hơn tên lửa đạn đạo. Thiết bị siêu tốc có thể bay ở độ cao 50-100km, trong khi tên lửa đạn đạo có thể đạt mức 1.500km.
Rất khó để nhìn thấy một vũ khí siêu thanh từ khoảng cách xa với các cảm biến hiện nay của Mỹ. Mỹ phải có thể phát hiện chính xác trước khi tiêu diệt mục tiêu. Càng cao thì radar càng nhìn được xa. Với vũ khí siêu thanh cơ động, hệ thống GMD không phải là thiết bị lý tưởng vì chúng bay ở độ cao thấp hơn.
Action tin rằng Hệ thống phòng thủ tầm cao (THAAD) có thể có khả năng chống lại vũ khí siêu thanh cơ động tốt hơn GMD.
Hệ thống phòng thủ điểm như THAAD và MIM-104 Patriot được thiết kế để bảo vệ các thiết bị nhỏ, có thể được chỉnh sửa để đối phó với tên lửa siêu thanh cơ động.
“Một hệ thống như THAAD đã rất hiệu quả khi đối phó với tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến tầm trung. Tốc độ của tàu lượn không phải là vấn đề với THAAD. Thứ hai, vũ khí siêu thanh sẽ rất nóng khi đi xuyên qua khí quyển và tạo ra dấu hiệu hồng ngoại, khiến chúng rất dễ bị nhận dạng và bị THAAD khóa mục tiêu. Thứ ba là vấn đề về các biện pháp đối phó. Vì tên lửa đạn đạo ở trong không gian nên không có ma sát, có thể bảo vệ chúng bằng các biện pháp như đầu đạn mồi. Nhưng đối với thiết bị lượn trên khí quyển thì không thể làm gì để bảo vệ".
Điều đó nói rằng điều không rõ nhất chính là tính cơ động của vũ khí siêu tốc. Ông Action cho rằng một biện pháp để hạ hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực là có mục tiêu có thể hoạt động nhanh. Về lý thuyết, điều này có thể thực hiện được với một tàu lượn hoặc bất kỳ vũ khí siêu thanh cơ động nào.
“Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít bằng chứng cho thấy vũ khí siêu thanh có thể hoạt động một cách đủ nhanh để có thể đánh bại hệ thống phòng không. Để đánh bại hệ thống phòng thủ, bạn cần có hàng chục chiếc G-Force và đó là điều tôi tin là thiết bị lượn không thể làm được", ông Action quả quyết.
Một cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai
Nói chung, một điều mà mọi chuyên gia đều đồng ý là vũ khí siêu thanh cơ động là một nhân tố gây bất ổn.
Theo báo cáo của Ủy ban nghiên cứu quốc hội Mỹ năm 2017, những vũ khí này rõ ràng được thiết kế vì mục đích thông thường, cho dù có thể trang bị đầu đạn hạt nhân. Chúng được thiết kế để đánh lừa những hệ thống tên lửa đạn đạo hiện nay, những hệ thống vốn được tạo ra để tấn công các mục tiêu trên quỹ đạo của mình. Và đó cũng là lý do vì sao chúng sẽ mang tính hủy diệt nếu công nghệ này được hoàn thiện.
Ông Action cho rằng những vũ khí này không phải là vấn đề đáng quan ngại trong tương lai gần, nhưng sẽ là vấn đề lớn trong 20 năm tới, nếu công nghệ này thật sự được một bên phát triển thành công. Theo thiết kế hiện nay, vũ khí siêu thanh cơ động không đi được xa như tên lửa đạn đạo, làm giảm đáng kể thời gian phản ứng.
Nỗi sợ hãi về một cuộc chạy đua vũ trang trong tương lai đã khiến một số bên kêu gọi cấm nghiên cứu công nghệ này vì các cường quốc hạt nhân vẫn đang cố gắng xử lý nốt 15.000 đầu đạn hạt nhân hiện nay trên toàn cầu.
"Lý do cho việc cần những vũ khí siêu thanh là rất đáng ngờ, đặc biệt khi bạn tham gia vào trò chơi này, các bên đều cố gắng phát triển chúng cùng một lúc và có thể tạo ra cuộc chạy đua vũ trang phát triển vũ khí tốc siêu tốc. Thêm vào đó, Nga lo ngại vì những vũ khí này rất chính xác. Nếu Mỹ đặt đầu đạn thông thường vào những vũ khí này, Mỹ có thể tấn công các vũ khí hạt nhân ở Nga. Do đó vũ khí này sẽ làm thay đổi tình trạng cân bằng hạt nhân hiện nay.