Mỹ ép Nhật phải tăng mạnh ngân sách quốc phòng

VietTimes -- Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường phòng thủ tên lửa trước Triều Tiên và tăng cường phòng vệ các đảo tây nam trước Trung Quốc; đồng thời chịu sức ép "cân bằng thương mại" từ Mỹ.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành duyệt binh. Ảnh: Cankao.
Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản tiến hành duyệt binh. Ảnh: Cankao.

Tờ Nihon Keizai Shimbun Nhật Bản ngày 18/7 cho hay Bộ Quốc phòng Nhật Bản có kế hoạch đề nghị ngân sách quốc phòng tăng lên mức 5.300 tỷ Yên (khoảng 47 tỷ USD) cho năm tài khóa 2019, từ đó tiếp tục lập kỷ lục mới.
Để đối phó với tình hình Triều Tiên không ổn định, Nhật Bản sẽ tiếp tục tăng cường phòng thủ tên lửa, ngoài ra sẽ còn tăng cường thể chế phòng vệ các đảo hướng tây nam để đối phó Trung Quốc.
Để giảm thâm hụt thương mại, Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu Nhật Bản mua sắm trang bị phòng vệ. Xung đột thương mại Nhật - Mỹ có thể trở thành nguyên nhân chủ yếu Nhật Bản tăng ngân sách quốc phòng trong thời gian tới.
Nhật Bản sẽ xác định nội dung cụ thể trước cuối tháng 8/2018. Ngân sách năm tài khóa 2018 (bao gồm kinh phí tái sắp xếp quân Mỹ), theo yêu cầu là 5.255,1 tỷ Yên, mức ngân sách ban đầu là 5.191,1 tỷ Yên. Mức yêu cầu ngân sách năm tài khóa tiếp theo sẽ tăng mạnh lên 5.300 tỷ Yên.
Từ khi chính quyền Nhật Bản của Thủ tướng Shinzo Abe khóa 2 đưa ra ngân sách đến nay, kinh phí phòng vệ tăng 6 năm liên tục kể từ năm tài khóa 2013, liên tục 4 năm lập kỷ lục mới kể từ năm tài khóa 2015.
Trong ngân sách năm tài khóa 2019, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đưa vào kinh phí mua sắm hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên đất liền, mục tiêu là khởi động hệ thống này từ năm 2023. Trong tháng 7/2018 sẽ lựa chọn, xác định radar kèm theo. Mỗi hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis trên đất liền trị giá khoảng 100 tỷ Yên, là một trong những nhân tố làm gia tăng kinh phí phòng vệ.

Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản tiến hành tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Cankao.
Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản tiến hành tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Cankao.

Sau khi kết thúc hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều hồi tháng 6/2018, tình hình bán đảo Triều Tiên tạm thời hòa dịu. Do Triều Tiên còn chưa có bất cứ hành động cụ thể nào trong việc thúc đẩy phi hạt nhân hóa và bỏ đi tên lửa đạn đạo, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng mối đe dọa từ Triều Tiên chưa thay đổi, quyết định tiếp tục bảo đảm ngân sách phòng thủ tên lửa.
Tăng cường năng lực phòng thủ trong không gian vũ trụ và không gian mạng sẽ trở thành nội dung chủ yếu của Đại cương phòng vệ mới đưa ra vào cuối năm 2018. Để đối phó với động thái tăng cường quân bị của Trung Quốc, Nhật Bản sẽ nâng cao khả năng phòng vệ đối với các đảo hướng tây nam, theo đó sẽ tăng kinh phí liên quan.
Sự hiện diện của đồng minh Mỹ trở thành sức ép tiềm tàng thúc đẩy tăng mạnh ngân sách quốc phòng của Nhật Bản. Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu cắt giảm thâm hụt thương mại với Nhật Bản, yêu cầu chính phủ Nhật Bản tăng mua vũ khí của Mỹ.
Những năm gần đây, quy mô vũ khí mua sắm từ Mỹ của Nhật Bản từng bước mở rộng. Đến năm 2019, Nhật Bản sẽ mua máy bay chiến đấu tàng hình F-35A trị giá mỗi chiếc 15 tỷ Yên và tên lửa đánh chặn SM-3 Block-2A mỗi quả hơn 3 tỷ Yên từ Mỹ, theo đó tiếp tục duy trì mức ngân sách cao.
Nhật Bản có tình hình tài chính nghiêm trọng, không thể tiếp tục tăng chi tiêu theo yêu cầu của ông Donald Trump. Chính phủ Nhật Bản cân nhắc thông qua nhấn mạnh thành tích thực tế để giảm bớt sức ép từ Mỹ.
Ngân sách quốc phòng được xây dựng trên cơ sở "Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn". Cuối năm 2018, chính phủ Nhật Bản sẽ xây dựng kế hoạch từ năm tài khóa 2019 trở đi. Trong các năm tài khóa từ 2014 - 2018, trừ đi kinh phí tái sắp xếp quân Mỹ, mức tăng ngân sách ban đầu hàng năm khoảng 0,8%.

Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản tiến hành tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Cankao.
Lực lượng phòng vệ mặt đất Nhật Bản tiến hành tập trận bắn đạn thật. Ảnh: Cankao. 

Trong nội bộ Bộ Quốc phòng Nhật Bản có tiếng nói mạnh mẽ yêu cầu quy định mức tăng ngân sách quốc phòng hàng năm đạt 1% trở lên trong kế hoạch mới. Năm 2019 sẽ căn cứ vào Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn, đưa ra ngân sách phòng vệ năm đầu tiên, chính phủ Nhật Bản hy vọng có được nhiều nguồn tài chính hơn.
Nội bộ Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản cũng có những tiếng nói rất mạnh mẽ yêu cầu tăng mạnh ngân sách quốc phòng.
Từ tháng 5/2018, cơ quan điều tra bảo đảm an ninh của LDP đưa ra đề nghị, yêu cầu tham khảo yêu cầu mục tiêu do NATO đưa ra với các nước thành viên, tức là ngân sách quốc phòng phải chiếm 2% GDP.
Từ lâu, chính phủ Nhật Bản duy trì ngân sách quốc phòng chiếm 1% GDP. Nhưng tỷ lệ ngân sách quốc phòng chiếm 2% GDP tức là ngân sách quốc phòng Nhật Bản sẽ có quy mô trên 10.000 tỷ Yên, vì vậy chính phủ Nhật Bản giữ thái độ thận trọng.
Trong xây dựng ngân sách năm tài khóa 2018, kinh phí mua sắm tên lửa hành trình có tầm bán khá dài trang bị cho máy bay chiến đấu đã không đưa vào yêu cầu ngân sách, đến cuối năm đã đưa vào ngân sách. Căn cứ vào tình hình xây dựng Kế hoạch chỉnh đốn lực lượng phòng vệ trung hạn trong thời gian tới, có thể tăng ngân sách ở mức cao cho những trang bị mới.