Lý do tại sao tham vọng thuộc địa hóa Sao Hỏa của Elon Musk đi vào ngõ cụt

Gần đây, đã có nhiều hình ảnh và các bằng chứng thuyết phục cho thấy nước đã từng chảy trên sao Hỏa, đồng thời tạo ra niềm hi vọng tìm thấy sự sống ở đó. Niềm tin ấy đã bị "dội một gáo nước lạnh" bởi một nghiên cứu mới được thực hiện, cho thấy bề mặt của sao Hỏa có chứa độc tố khiến vi khuẩn cũng không thể tồn tại được.
Bề mặt của sao Hỏa có chứa độc tố khiến vi khuẩn cũng không thể tồn tại được.
Bề mặt của sao Hỏa có chứa độc tố khiến vi khuẩn cũng không thể tồn tại được.

Theo Newsweek, các nhà nghiên cứu sinh vật học – những người đang tìm kiếm sự sống ở bên ngoài Trái đất – đã từ lâu phát hiện ra rằng bề mặt sao hỏa có chứa perchlorate, hay còn gọi là muối khoáng. Các hợp chất này tuy ổn định ở điều kiện thường nhưng sẽ trở nên hoạt hóa ở nhiệt độ cao. Ngày nay, perchlorate được sử dụng để chế tạo nhiên liệu tên lửa và pháo hoa. Sa mạc Atacama tại Chile là nguồn perchlorate tự nhiên rất lớn, hiện đang được khai thác để dùng trong phân bón nitrat.

Ảnh chụp sao Hỏa từ kính thiên văn Hubble Space năm 1997 (NASA)

Perchlorate được phát hiện có trên bề mặt sao Hỏa vào năm 2008, từ các mẫu vật do Phoenix Mars Lander thu thập và phân tích. Vào thời điểm đó, các nhà nghiên cứu đã kết luận rằng perchlorate vẫn có thể ở trạng thái ổn định trong đất sao Hỏa dưới dạng lỏng trong vài giờ mỗi ngày, kể cả trong mùa hè.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới do Jennifer Wadsworth và Charles Cockell, các nhà khí tượng học tại Đại học Edinburgh đã phát hiện ra rằng perchlorate cũng có thể trở nên hoạt hóa bằng tia cực tím (UV) mà không cần nhiệt. Những điều kiện này đã phản ánh bề mặt của sao Hỏa, và các vi khuẩn tiếp xúc với perchlorate hoạt hóa do tia UV chết chỉ sau vài phút.

Nghiên cứu của họ đã được xuất bản trên trang Nature Scientific Report, và trong nghiên cứu này, họ đã chiếu sáng một vi khuẩn có tên là Bacilus subtilis với sự có mặt của perchlorate ở nồng độ tìm thấy trên bề mặt sao Hỏa. Cường độ tia cực tím sẽ tương đương với những gì mà sao Hỏa phải nhận mỗi ngày.

Các tác giả của nghiên cứu đã viết: "Sau 30 giây, tế bào đã hoàn toàn mất đi khả năng sống sót". Các tế bào tiếp xúc với perchlorate nhưng không bị hoạt hóa bởi tia UV vẫn tồn tại trong vòng một giờ. Các nhà nghiên cứu cũng đã lặp lại thí nghiệm này trong môi trường mô phỏng bề mặt đá của sao Hỏa và thu được kết quả tương tự: Các vi khuẩn tiếp xúc với perchlorate và tia UV chết gần như ngay lập tức.

Hiệu ứng này giảm đi khi nồng độ perchlorate giảm, cho thấy rằng ở những nơi có ít khoáng chất này sẽ không xóa sạch vi khuẩn một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, các khu vực tập trung chất perchlorate "sẽ tạo ra môi trường không thể sinh sống được." Sự tồn tại của nước có thể không phải là lí do để hi vọng tìm thấy được sự sống trên sao Hỏa. Nghiên cứu ghi nhận: "Sự hiện diện của mạch nước ngầm có thể cho thấy rằng đó là nơi có sự sống, nhưng không có nghĩa là nó sẽ phù hợp để sinh sống".

Nghiên cứu này đã khiến cho công cuộc tìm kiếm sự sống chuyển hướng sang phía dưới bề mặt sao Hỏa. Bà Wadsworth chia sẻ với AFP: "Nếu chúng ta muốn tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa, chúng ta phải xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc và cố gắng tìm kiếm ở dưới mặt đất, nơi không bị ảnh hưởng bởi những điều kiện này". Và để thực hiện được điều này, chúng ta sẽ cần những máy khoan cực mạnh. Trong khi chờ đợi, những người đã thu xếp hành lí để chuẩn bị lên sao Hỏa sinh sống có lẽ nên cân nhắc lại kế hoạch của mình.

Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư
http://vnreview.vn/tin-tuc-khoa-hoc-cong-nghe/-/view_content/content/2210103/ly-do-tai-sao-tham-vong-thuoc-dia-hoa-sao-hoa-cua-elon-musk-di-vao-ngo-cut