Kilo Việt Nam và “cẩm nang” tác chiến ở Biển Đông

VietTimes -- Theo hợp đồng công bố năm 2009, Việt Nam sẽ nhận được 6 tàu ngầm lớp Kilo. Thỏa thuận trị giá khoảng hai tỷ USD sẽ hoàn tất vào năm 2016. Tàu ngầm diesel/điện thuộc đề án 636 lớp Kilo, mà Việt Nam đặt mua 6 chiếc, được mệnh danh là "hố đen trong đại dương" nhờ độ ồn rất nhỏ.
Tàu ngầm Kilo Việt Nam trên vịnh Cam Ranh
Tàu ngầm Kilo Việt Nam trên vịnh Cam Ranh

Theo các nguồn tin quân sự Nga, 6 chiếc tàu ngầm Việt Nam đặt mua thuộc thế hệ tàu ngầm diesel/điện tân tiến, được trang bị hệ thống sonar và thiết bị tác chiến điện tử đời mới nhất của Nga.

Cùng với các loại vũ khí phòng thủ hiện đại khác, tàu ngầm lớp Kilo sẽ Việt Nam sẽ góp phần bảo vệ hiệu quả hơn lãnh hải và vùng biển kinh tế, các hải đảo và giàn khoan ngoài khơi. VietTimes trân trọng giới thiệu bài viết của chuyên gia Nga KHQS V.Valkov về những nhiệm vụ cơ bản của tàu ngầm trong chiến tranh và xung đột khu vực, trong thời bình và thời chiến có tính chất là những hoạt động bí mật dưới lòng biển, có khả năng tấn công bất cứ lúc nào vào những mục tiêu quan trọng, có tính quyết định hoặc tiêu diệt sinh lực đối phương. 

Trong thời gian chiến tranh, tàu ngầm có nhiệm vụ:

Tiêu diệt tầu ngầm của đối phương. Thực hiện nhiệm vụ chống ngầm bảo vệ lực lượng hải quân của mình; Tấn công tiêu diệt các cụm lực lượng hải quân đối phương, các tầu chiến đấu và các tầu vận tải; Bí mật thiết lập các trận địa mìn; Thực hiện các hoạt động trinh sát, dẫn đường cho các lực lượng của ta tiếp cận đối phương, chỉ thị mục tiêu cho các phương tiện hỏa lực; Thực hiện nhiệm vụ đổ bộ các lực lượng đặc nhiệm;

Ngoài ra tàu ngầm còn đảm đương nhiệm vụ vận tải cơ sở vật chất quan trọng, vận tải các lực lượng đặc biệt tinh nhuệ và sinh lực trong trường hợp đặc biệt; Cung cấp các thông tin quỹ đạo hoạt động hàng hải (Navigation), các thông số về thủy văn và khí tượng thủy văn cho căn cứ chỉ huy và các phượng tiện chiến đấu, vận tải biển; Cứu hộ các phi công chiến đấu bay biển như máy bay và trực thăng.

Tàu ngầm trang bị tên lửa hạm đối đất còn có thể tấn công phá hủy các mục tiêu trên đất liền trong địa bàn của đối phương (tàu Kilo của Việt Nam có khả năng này nhờ trang bị hệ thống tên lửa Klub-S).

  Tấn công bằng tên lửa .

Trong thời bình:

Tìm kiếm và bí mật theo dõi các hoạt động của tàu ngầm đối phương và các cụm tầu nổi của địch; Sẵn sàng khai hỏa tiêu diệt địch khi có mệnh lệnh tác chiến vào thời điểm khởi động chiến tranh; Trực sẵn sàng chiến đấu trên tuyến phòng thủ tầu ngầm; Sẵn sàng hỗ trợ hỏa lực cho quân ta trong các cuộc xung đột vũ trang.

Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động.
Theo dõi và săn lùng tầu ngầm đối phương bằng sonar chủ động hoặc thụ động.

Tính năng chiến thuật cơ bản của tàu ngầm

Các tính năng chiến thuật của tàu ngầm là các tính năng kỹ thuật tác chiến và những tính năng kỹ thuật đặc biệt khác của tầu, những tính chất đặc trưng của tầu ngầm thể hiện khả năng thực hiện những nhiệm vụ chiến đấu được giao.

Tính chất cơ bản của tàu ngầm: Tính bí mật, bao gồm: Ẩn nấp, né tránh không bị phát hiện trong lòng biển; Bí mật thực hiện các hoạt động theo dõi đối phương; Có khả năng thoát khỏi sự theo dõi, truy đổi và chuyển về trạng thái bí mật hoạt động.

Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương.
Luồn tránh hoạt động săn ngầm của đối phương.

Những giải pháp thực hiện đảm bảo tính bí mật:

Tổ chức chỉ huy: Thực hiện các hoạt động bí mật, không gây tiếng động trong lòng biển; Kỹ thuật: Sử dụng các giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tối đa các trường vật lý phát ra từ tầu ngầm; Chiến thuật: Các hoạt động cơ động tàu ngầm phải tuyệt đối chính xác, đúng và có tính toán kỹ lưỡng các khả năng có thể xảy ra.

Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực.
Tầu ngầm ẩn nấp dưới lớp băng Bắc cực.

Bí mật cơ động ẩn nấp trong lòng biển của tàu ngầm được thực hiện bởi những giải pháp: Giảm thiệu đến mức thấp nhất tiếng ồn và những trường vật lý khác, mà thông qua các tín hiệu đó đối phương có thể phát hiện tàu ngầm; Lựa chọn độ sâu hoạt động hợp lý; Cơ động với tiếng ồn giảm nhất và tốc độ hải trình cao nhất; Tầm hoạt động xa, thời gian hoạt động lâu dưới nước; Sử dụng hệ thống truyền thông tin liên lạc bằng các đài thu phát ở chế độ chủ động hợp lý.

Tàu ngầm còn có hỏa lực tấn công mạnh và sử dụng hỏa lực tấn công từ dưới nước; Có tầm quan sát xa bằng các phương tiện, thiết bị quan sát thụ động; Có khả năng tự tính toán các thông số thủy văn và khí tượng thủy văn; Sử dụng thiết bị hoa tiêu, thiết bị định vị và dẫn đường điêu luyện, có khả năng sử dụng các phương tiện ngụy trang tốt nhất.

Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi.
Tầu ngầm tấn công bằng ngư lôi.

Trong các tính năng kỹ chiến thuật của tàu ngầm, những tính năng quan trọng nhất là:

Khả năng hoạt động dưới biển sâu lâu không phải bổ sung không khí, nhiên liệu và hậu cần kỹ thuật, từ 25 đến 125 ngày. Hoạt động độc lập, không phụ thuốc quá nhiều vào sự chỉ đạo và thông tin hỗ trợ của trung tâm chỉ huy hàng hải quân sự.

Có khả năng tác chiến năng động, sáng tạo với các tàu ngầm của đối phương. Có khả năng triển khai các hoạt động trinh sát bằng các phương tiện được trang bị trên tầu.

Những đặc điểm hạn chế của tàu ngầm: Khó sử dụng tàu ngầm trong vùng nước nông, khó duy trì hoạt động thông tin liên lạc 2 chiều với các tầu ngầm khác, với trung tâm chỉ huy, với các lực lượng hạm tầu khác hoạt động trên biển. Không có khả năng phòng không, (trong một số trường hợp, các tầu ngầm nguyên tử có khả năng phòng không nhưng rất hạn chế - có tên lửa phòng không tầm nhiệt bắn từ dưới nước nhưng chỉ trong giới hạn rất hẹp.

Vũ khí trang bị:

Vũ khí trang bị trên tàu ngầm là mìn, ngư lôi chống tầu và tên lửa theo biên chế yêu cầu nhiệm vụ.

Vũ khí và trang bị kỹ thuật trên tầu cho phép tàu ngầm có khả năng tấn công các tàu ngầm trên khoảng cách đến 50 hải lý. Tấn công các tầu nổi trong khoảng cách đến 300 hải lý, các tàu có thể được trang bị các vũ khí tấn công hải đối đất hành trình có tầm bắn đến 1.500 hải lý.

Triển khai các hoạt động tác chiến

Giai đoạn quan trọng nhất của các hoạt động tác chiến tàu ngầm là triển khai đội hình chiến đấu.

Triển khai hoạt động tác chiến – Là tập hợp tất cả các hoạt động chuẩn bị và đảm bảo kỹ chiến thuật của tàu ngầm để cơ động đến khu vực trực sẵn sàng chiến đấu theo thời gian quy định và đảm bảo tuyệt đối bí mật, tầu ngầm ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu cao độ và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Triển khai tác chiến.
Triển khai tác chiến.

Triển khai hoạt động tác chiến có thể: Trên không gian chiến trường hải dương rộng lớn; Trên không gian chiến trường hẹp; Trong không gian hải dương và đội hình chiến đấu của phân đội tàu ngầm (tàu nổi).

Triển khai hoạt động tác chiến: Tàu ngầm có thể triển khai các hoạt động tác chiến đơn lẻ hoặc trong biên chế của một đội tàu nhiều loại tầu khác nhau; Phân đội tàu ngầm trong các hoạt động tác chiến, cơ động trong đội hình chiến đấu hoặc hành quân; Các liên đội tàu trong đội hình tác chiến.

Triển khai hoạt động tác chiến cần đảm bảo những yêu cầu: Nằm ngoài khu vực hoạt động của các tàu ngầm đối phương và nằm ngoài khu vực hoạt động của tầu ngầm bên mình; Nằm ngoài khu vực hoạt động của các hệ thống các đài quan sát, trinh sát mục tiêu cố định; Tuyến triển khai phải xa khỏi khu vực bờ biển;Tuyến triển khai các hoạt động tác chiến phải đi qua khu vực có nhiều tầu thuyền vận tải qua lại..

Tuyến triển khai tác chiến: Vật chuẩn giới hạn theo quy định của theo kế hoạch tác chiến, ở vị trí tương đương với vật chuẩn, các tầu ngầm triển khai các hoạt động tác chiến và các lực lượng bảo đảm kỹ chiến thuật khi triển khai.

Tuyến kiểm soát - Bắt đầu tổ chức mối liên kết phối hợp giữa các tàu ngầm với tàu ngầm, với lực lượng đảm bảo để chống va chạm, khi các tuyến đường cơ động cắt chéo nhau và ngăm chặn khả năng các tàu ngầm tự phát hiện lẫn nhau. Có thể được gọi là tuyến báo cáo và truyền thông tin.

Hoạt động tác chiến

Hoạt động tác chiến của tàu ngầm chống tàu ngầm đối phương và các hạm đội tàu của đối phương được triển khai độc lập hoặc trong đội hình một đơn vị hợp thành từ các phân đội tàu khác nhau về chủng loại.

1. Hoạt động tác chiến của phân đội tàu ngầm chống ngầm phụ thuộc vào các điều kiện chiến trường khác nhau: Trong các khu vực; Trên tuyến phòng thủ chống ngầm; Trên hướng tấn công theo kế hoạch ( trên tuyến cơ động triển khai chiến đấu); Theo yêu cầu của cấp trên ( trong các khu vực có khả năng xung đột cao ( vùng tranh chấp).

Thực hiện các nhiệm vụ tác chiến có thể bằng các phương pháp: Khi đang cơ động trên hải trình; Khi tầu đang dừng lại thả neo ở trạng thái dưới nước; Khi tầu đang nằm phục kích trên đáy biển. Khi tàu đang nằm ẩn nấp trên đáy bùn lỏng dưới đáy biển.

Phương pháp tấn công tiêu diệt tàu ngầm đối phương: Trong các trận chiến đấu dưới biển; Tấn công bằng phục kích dưới biển.

Đòn tấn công được triển khai dưới hai phương thức: Tấn công ngay tức khắc và tấn công có chuẩn bị mọi thông số kỹ chiến thuật.

Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tàu liên hợp với tên lửa bờ biển.
Hoạt động tác chiến chống tầu của cụm tàu liên hợp với tên lửa bờ biển.
Triển khai thủy lôi chống tàu.
Triển khai thủy lôi chống tàu.
Triển khai thủy ngư lôi chống tàu ngầm.
Triển khai thủy ngư lôi chống tàu ngầm.
Hoạt động của thủy - ngư lôi chống tàu ngầm .
Hoạt động của thủy - ngư lôi chống tàu ngầm .

2. Các hoạt động tác chiến chống hạm đội và các cụm tàu nổi, tàu chiến và các đoàn tàu vận tải của đối phương là những hoạt động tìm kiếm tấn công bằng ngư lôi hoặc tên lửa chống tàu theo những thông tin về mục tiêu từ trung tâm điều hành tác chiến của Bộ tư lệnh tác chiến Hải quân hoặc bằng các thiết bị trinh sát của chính tàu ngầm.

Phóng ngư lôi - mìn chống tầu.
Phóng ngư lôi - mìn chống tầu.

Những phương thức tác chiến chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu các đoàn tàu vận tải, cụm tàu chiến đấu, tầu sân bay là các trận hải chiển của các phân đội tàu ngầm và các tàu ngầm hoạt động đơn lẻ. Đó có thể là các đòn tấn công hoặc các đợt tấn công dồn dập bằng các loại vũ khí trong trang bị.

Hoạt động tác chiến phòng thủ của tàu ngầm

Vượt qua tuyến phòng thủ chống ngầm của đối phương:

- Đi vòng qua khu vực nguy hiểm theo thông tin thu thập được của trinh sát và trung tâm chỉ huy tác chiến;

- Phát hiện các phương tiện chống ngầm, tầu ngầm của đối phương, tránh né hoặc tiêu diệt tàu ngầm, phá hủy phương tiện chống ngầm vào thời gian quy định của hoạt động tác chiến.

Cơ động ngụy trang che mắt địch.

Cơ động ngụy trang che mắt địch.
Cơ động ngụy trang che mắt địch.
Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tàu ngầm.
Cơ động ngụy trang tránh sự truy đuổi của tàu ngầm.

Cơ động ngụy trang che mắt địch cho phép các tàu ngầm diezen có điều kiện thực hiện nhiệm vụ tác chiến hiệu quả trên không gian chiến trường rộng lớn.

Cơ động ngụy trang: là sự bố trí liên kết phối hợp giữa các tàu ngầm, theo một quy định nhất định về góc hướng cơ động và khoảng cách với một tâm nhất định, đồng nhất với hoạt động trinh sát tìm kiếm mục tiêu, tấn công, đánh đòn quyết định vào mục tiêu, cũng như hỗ trợ lẫn nhau bảo đảm an toàn.

Cơ động ngụy trang của tàu ngầm- Cụm tàu ngầm với một đội hình theo quy định, cơ động theo một quỹ đạo đồng bộ và song song với một tâm nhất định (tâm của quỹ đạo cơ động ngụy trang.

Chỉ huy trưởng cụm tàu ngầm quy định sơ đồ cơ động, Đường cơ động cơ bản và tốc độ cơ động được quy định bởi trung tâm chỉ huy hành quân.

TTB