Khám phá MWC Thượng Hải 2017: Triển lãm di động lớn nhất thế giới phiên bản Trung Quốc

Thay vì tập trung vào việc giới thiệu những chiếc smartphone mới nhất như phiên bản "gốc" tại Barcelona (Tây Ban Nha), MWC 2017 Thượng Hải là sân chơi để các công ty công nghệ hàng đầu thế giới và Trung Quốc trình diễn những giải pháp về IoT, Smart City, 5G, Drone, Robot và VR.
Chủ đề của MWC Shanghai 2017 là The Humant Element (Yếu tố con người) tập trung vào những trải nghiệm của người dùng, tiếp nối nội dung The Next Element của MWC Barcelona diễn ra vào đầu năm nay.
Chủ đề của MWC Shanghai 2017 là The Humant Element (Yếu tố con người) tập trung vào những trải nghiệm của người dùng, tiếp nối nội dung The Next Element của MWC Barcelona diễn ra vào đầu năm nay.

Diễn ra tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc từ 28/6 - 1/7, MWC Shanghai 2017 có thể coi là phiên bản Trung Quốc của triển lãm di động lớn nhất thế giới MWC (Mobile World Congress). Đây là năm thứ 4 MWC Shanghai được tổ chức tại trung tâm hội nghị Shanghai New International Expo Centre với quy mô rất lớn. Dưới đây là một số hình ảnh triển lãm do phóng viên VnReview tham gia ghi nhận.

Sự kiện diễn ra tại trung tâm hội nghị Shanghai New International Expo Centre với tổng diện tích cả ngoài trời và trong nhà lên tới 300.000m2, gần gấp đôi Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình – Hà Nội.

Tổng cộng có khoảng 17 khu trưng bày chính theo từng chủ đề nhỏ, mỗi khu trưng bày có diện tích khoảng 12.000m2. Để dễ hình dung thì tổng cộng cả 3 nhà trưng bày của Trung Tâm Triển Lãm Giảng Võ, Hà Nội trước đây mới có diện tích là 10.000m2.

Các tên tuổi công nghệ lớn trên thế giới và Trung Quốc đều góp mặt đông đủ tại sự kiện.

Nokia có khu trưng bày khá hoành tráng, nổi bật với một màn hình kích thước lớn được uốn cong.

Tập đoàn viễn thông lớn nhất nhì Trung Quốc là ZTE có khu trưng bày lớn ngay tại cửa chính.

Không thể thiếu vắng đối thủ hàng đầu của ZTE là Huawei với diện tích trưng bày "khiêm tốn" hơn đôi chút.

Qualcomm trình diễn hàng loạt công nghệ, giải pháp cho thành phố thông minh (Smart City) như mạng 5G dựa trên băng tần 6GHz., mang tới tốc độ kết nối cực nhanh, ổn định, tầm phủ sóng rộng khắp.

Giải pháp IoT đồng hồ nước thông minh của Qualcomm với khả năng kết nối mạng LTE, tự động gửi dữ liệu về tổng đài.

Một thiết bị IoT khác của Qualcomm với khả năng đo nhiệt độ, độ ẩm môi trường tích hợp kết nối LTE

Bộ điều chỉnh nhiệt thông minh với khả năng tự động điều chỉnh điều hòa hay bình nóng lạnh cho phù hợp với môi trường và biết được sự di chuyển của người sử dụng để bật/tắt đúng yêu cầu. Nếu bạn rời khỏi nhà, nó tự động chuyển sang chế độ "tích trữ" năng lượng. Thiết bị cũng sử dụng nền tảng do Qualcomm cung cấp.

Qualcomm còn trưng bày cả những giải pháp cho nhà thông minh (Smarthome) như đèn thông minh, công tắc thông minh.

VR cũng là lĩnh vực Qualcomm tích cực đẩy mạnh với những giải pháp kính VR độc lập, không cần tới smartphone hay PC, tích hợp sẵn vi xử lý Snapdragon.

Những chiếc kính VR này sử dụng nền tảng di động mạnh mẽ nhất của Qualcomm hiện nay là Snapdragon 835.

Một chiếc kính VR khác với thiết kế bóng bẩy, lạ mắt sử dụng nền tảng Snapdragon 821.

Các thiết bị đeo như đồng hồ thông minh (smart watch) sử dụng nền tảng Snapdragon Wear 2100 cũng không thể thiếu vắng.

Qualcomm có cả giải pháp cho các thiết bị theo dõi sức khỏe hay thậm chí cả tai nghe, headphone.

Xe đạp thông minh là lĩnh vực hãng công nghệ Mỹ không thể đứng ngoài cuộc chơi

Một chiếc drone mini tích hợp nền tảng Snapdragon Flight đồng thời trang bị cả giải pháp WiFi và GPS cũng từ Qualcomm.

Đích thân giám đốc điều hành của Qualcomm, Steve Mollenkopf, có bài phát biểu quan trọng (keynote) tại sự kiện cho thấy tầm nhìn của hãng công nghệ Mỹ về 5G, IoT.

Công nghệ cảm biến vân tay siêu âm của Qualcomm tích hợp thẳng vào lớp cảm ứng của màn hình cho phép sử dụng cả dưới nước, tích hợp luôn cả cảm biến nhịp tim. Qualcomm cho biết công nghệ này của họ đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt vào đầu năm 2018.

Một tên tuổi khác là Nokia lại tập trung vào các giải pháp cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 như robot.

Một robot tự động hóa của Nokia với khả năng lắp ráp chính xác từng chi tiết nhỏ trong sản phẩm.

Nokia còn trưng bày cả giải pháp camera VR 3D 360 độ chuyên nghiệp OZO. Nokia OZO sở hữu 8 cảm biến camera có khẩu độ f/2.4, góc rộng 195 độ. Mỗi cảm biến đều có khả năng quay video 360 độ 4K 3D 30fps, cùng với đó là 8 chiếc microphone thu thanh chuyên dụng. Giá của Nokia OZO hiện vảo khoảng 42.000 USD (gần 960 triệu đồng).

Khách tham quan được trực tiếp trải nghiệm những video quay từ OZO bằng kính VR chuyên dụng Oculus Rift.

Những chiếc đồng hồ thông minh Withings (thương hiệu được Nokia mua lại vào năm ngoái) cũng được trưng bày tại triển lãm. Withings Steel có có kiểu dáng bắt mắt, trẻ trung, sử dụng hệ thống kim giờ, kim phút thực sự chứ không phải màn hình LCD hay OLED, gần gũi với đồng hồ truyền thống.

Withings Steel có thêm một mặt đồng hồ nhỏ phía dưới để thông báo về tiến độ vận động. Ví dụ hôm nay bạn đi được 7.000 bước trên mục tiêu là 10.000 bước thì cây kim sẽ chỉ đến nấc 70%. Sản phẩm không có núm vặn hay bất kỳ phím bấm nào trên thân vì sau khi kết nối với điện thoại, nó sẽ tự động chỉnh lại giờ theo đúng với giờ hiển thị trên smartphone.

Withings Steel có kiểu dáng đơn giản nhưng vẫn toát lên được nét sang trọng, tinh tế. Trong khi đó phiên bản Withings Steel HR tích hợp thêm một màn hình OLED đơn sách với nhiệm vụ hiển thị thông tin nhịp tim, số bước chân trong ngày, thông báo cuộc gọi, tin nhắn, báo thức, lịch hẹn,...

Màn hình OLED đen trắng giúp Withings Steel HR giữ được sự đơn giản và tính thẩm mỹ trong khi vẫn đảm bảo đầy đủ những công năng cần thiết của một chiếc smartwach.

Những chiếc vòng tay theo dõi sức khỏe Withings Go với màn hình chính sử dụng công nghệ E-Ink độc đáo.

Withings Go có thể theo dõi bước chân, quãng đường đi được, chất lượng giấc ngủ,...

Trong khi đó ZTE trình diễn loạt smartphone tối ưu cho bảo mật, đặc biệt là smartphone ZTE 7 MAX chuyên dụng cho lực lượng cảnh sát, tích hợp chip mã hóa, file hệ thống kép, bảo vệ phân vùng khởi động... Máy sử dụng vi xử lý Snapdragon 625, 4GB RAM, 64GB ROM, màn hình 6" Full HD, camera kép 13MP + 13MP, camera trước 13MP, pin 4100 mAh có sạc nhanh.

Một chiếc ZTE khác là 7S với camera kép 20MP + 12MP, với một camera chuyên dụng chụp ảnh đen trắng, kích cỡ điểm ảnh 1.25 micron. Máy sử dụng vi xử lý Snapdragon 821, 4GB RAM, 128 GB ROM, màn hình 5.5 inch AMOLED độ phân giải 2K, camera trước 8MP, pin 3400 mAh.

Tính năng chụp ảnh đen trắng còn cho phép giữ lại các gam màu cơ bản như xanh lục, đỏ, hoặc xanh lam.

Ngoài việc chụp ảnh đen trắng, camera kép cho giả lập khẩu độ để tạo hiệu ứng xóa phông, giống với các máy Huawei.

ZTE còn trình diễn cả điện thoại tích hợp kết nối chuẩn Gigabit LTE cho tốc độ download 4G lên tới gần 1000 Mbps (tương đương gần 100MB/s).

Giải pháp VR 360 độc đáo của ZTE khi kết hợp 4 máy ảnh Full Frame Sony Alpha A7S với khả năng quay phim 4K.

Mỗi chiếc Sony A7S sẽ sử dụng ống kính góc siêu rộng Samyang 8mm f/2.8.

ZTE cũng có cả giải pháp mạng 5G chuyên dụng cho việc quản lý kho bãi, nhà máy, xí nghiệp, sự kiện...

Thông lượng 5G lên tới hơn 2100 Mbps (gần 210MB/s) trên băng tần 3.5GHz.

Nhiều giải pháp khác của ZTE dành cho thành phố thông minh (smart city), xe thông minh, xe tự lái.

Các xe tự lái, tự dựng đèn đỏ, tự nhường đường khi qua điểm giao cắt.

Hệ thống cảnh báo tốc độ và mật độ của các phương tiện đang lưu thông.

Giải pháp thống kê số lượng chỗ trống trong bãi xe.

Một chú robot với khả năng giao tiếp, cử động.

Robot có thể nói chuyện bằng tiếng Trung khá thuần thục.

Một chiếc Drone với kích thước lớn, chuyên dụng cho công tác cứu hộ, cứu hỏa.

Theo Tạp chí Diễn đàn đầu tư
http://vnreview.vn/tin-tuc-thi-truong/-/view_content/content/2200999/kham-pha-mwc-thuong-hai-2017-trien-lam-di-dong-lon-nhat-the-gioi-phien-ban-trung-quoc