Su-35 - phiên bản nâng cấp sâu của Su-27, tiêm kích siêu cơ động đa nhiệm thuộc thế hệ máy bay chiến đấu 4 ++, có sử dụng công nghệ thế hệ thứ 5 cho khả năng tác chiến vượt trội so với tiêm kích cùng lớp tương tự.
Dây chuyền sản xuất Su-35 tại nhà máy chế tạo máy bay mang tên YA Gagarin tạiKomsomolkom-on-Amur. (KnAAZ).
Một trong những tính năng đặc trưng của máy bay là tổ hợp trang thiết bị điện tử mới phát triển trên hệ thống quản lý thông tin kỹ thuật số tích hợp với hệ thống điện tử hàng không trên thân, radar mới (RLS) mảng pha có khả năng phát hiện các mục tiêu tầm xa, gia tăng số lượng mục tiêu đồng thời được theo dõi và số lượng mục tiêu đồng thời tiêu diệt, động cơ mới với lực đẩy tăng cường và diều khiển lực đẩy vector.
Hiện nay các thử nghiệm kiểm tra cấp nhà nước vẫn diễn ra liên tục (ICG). Các chuyến bay thử nghiệm hoàn toàn khẳng định những đặc tính thiết lập hiệu suất cơ bản của máy bay, các đặc điểm như: siêu cơ động, hiệu suất hoạt động cao của trang thiết bị trên thân, kiểm tra sự ổn định và khả năng kiểm soát điều khiển máy bay, xác định các thông số kỹ thuật động cơ và độ chính xác hệ thống định vị.
Mọi công việc liên quan đến kiểm tra, thử nghiệm tình trạng kỹ thuật của máy bay tiêm kích mới, được thực hiện theo kế hoạch đã phê duyệt. Thử nghiệm thành công chế độ hoạt động chiến đấu, bao gồm cả việc sử dụng thực tế các loại vũ khí điều khiển và không có điều khiển (TSA).
Những thông số thu được từ các kết quả thử nghiệm cho phép kết luận: Su-35 có đặc tính hiệu suất tốt hơn nhiều so với các dòng tiêm kích cùng loai và tập hợp các thiết bị trên máy bay cho phép thực hiện hàng loạt nhiệm vụ khác nhau, thẩm định lại một số tính năng kỹ chiến thuật theo yêu cầu môi trường tác chiến.
Những tính năng kỹ chiến thuật đặc trưng của máy bay cao hơn hẳn so với thế hệ máy bay chiến đấu 4 và 4+ như Rafale và Eurofighter 2000, tiêm kích nâng cấp F-15, F-16, F-18, máy bay tàng hình F-35 và có khả năng chống lại cả siêu máy bay F-22A Mỹ.
Su-35 sử dụng nhiều công nghệ tiên tiến, ứng dụng rộng rãi trong PAK-FA. Tiêm kích Su - 35 là cơ sở nền tảng cho phát triển các công nghệ tương lai, được sử dụng cho máy bay thế hệ thứ năm, trên Su 35 vẫn được tiếp tục thử nghiệm.
Trước hết, tập hợp các trang thiết bị, các bộ phân trong máy bay, phát triển trên cơ sở của hệ thống thông tin quản lý tổng hợp (MIS) đơn nhất bằng cách sử dụng các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến, hệ thống máy tính đa nhân tử, các kênh băng thông rộng có tốc độ cao thực hiện việc trao đổi thông tin, bảo đảm chức năng xử lý phức tạp của thông tin nhận được từ hệ thống giám sát và quan sát, cung cấp hỗ trợ thông minh cho các phi công trong giải quyết các nhiệm vụ phức tạp của chiến đấu thực tế.
Su-35 được áp dụng rộng rãi công nghệ nhận biết tình huống trong quả cầu không gian thông tin với thời gian thực dựa trên việc sử dụng các tổ hợp trang thiết bị, khí tài thông tin liên lạc, radar, hệ thống trinh sát quang - điện tử và các hệ thống thông tin trinh sát trên máy bay, cũng như chia xẻ dữ liệu với các hệ thống trinh sát, kiểm soát từ mặt đất và trên không trung ở các cấp độ khác nhau.
Máy bay được lắp đặt động cơ mới (tương tự PAK FA) với lực đẩy vector tăng cường, trạm nguồn năng lượng phụ trợ (APU).
Su-35 được trang bị một danh mục rất rộng các loại vũ khí đường không có điều khiển, trên tầm xa, tầm trung và tầm gần, cũng như các loại vũ khí phi điều khiển.
16 tháng 7, nhân kỷ niệm ngày Một nước Nga, Công ty "Sukhoi" đã bàn giao cho Không quân Nga 5 chiếc Su-35S, lễ bàn giao được diễn ra trong khuôn viên nhà máy mang tênuri Gagarin ở vùng Komsomolsk-on-Amur.
Máy bay được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nước dành cho chiến đấu cơ Không quân Nga, cung cấp theo chương trình hiện đại hóa vũ khí cấp quốc gia giai đoạn 2011-2020 nhằm mục đích thực hiện hiện đại hóa sâu không quân Nga, Đảm bảo công ty "Sukhoi" và các nhà sản xuất phụ trợ quá tải cao trong thời gian dài.
Hiện nay "Su khôi" đang thực hiện hợp đồng cung cấp cho Bộ quốc phòng Nga 48 chiếc Su-35S.
Tính năng kỹ chiến thuật cơ bản của Su-35
Chiều dài, m 21,9
Chiều cao, m 5,9
Sải cánh, m 14,7
Trọng lượng cất cánh: kg
- Trung bình (2 x RVV-AE + 2 x F-73E) - 25.300
- Max - 34.500
Động cơ tua bin phản lực: F 2 (hai động cơ), lực đẩy: 14500 kg
- Dự trữ nhiên liệu tối đa trong thân: 11500 kg
-Trọng lượng hữu ích tối đa: 8000 kg
-Trần bay thực tế: 18 km
-Tầm xa hoạt động tối đa với lượng nhiên liệu nạp đầy:
-Cao độ H = 0, Tốc độ M = 0,7 1580 km
-Độ cao hành trình, tốc độ M hành trình 3600 km
-Tầm bay xa nhất với hai thùng dầu phụ: 2 x FTB-2000 - 4500 km
-Tăng tốc ở độ cao 1000 m với lượng dầu còn lại 50% nhiên liệu bình thường, giây:
-Tốc độ từ 600 km / h lên đến 1100 km / h 13,8 giây
-Tốc độ từ 1100 km / h lên đến 1300 km / h 8.0 giây
-Tốc độ tối đa leo cao (H = 1.000 m), m/s > 280
-Tốc độ bay tối đa:
-Cao độ H = 200 m, vận tốc: 1400 km/h
-Cao độ H = 11.000 m, vận tốc 2.25 M
Vượt tải tối đa, 9g
Cất cánh trên đường băng bình thường, sử dụng động cơ đẩy, đường chạy là 400-450 m.Hạ cánh trên đường băng bê tông với phanh dù và phanh bánh xe, trọng lượng hạ cánh trung bình, đường chạy là 650-700 m
Su-35 có hai động cơ bua bin hai buồng phản lực "117S" cùng với các đông cơ trạm nguồn khác cung cấp điện cho máy bay. Hoạt động của 2 động cơ phản lực được quản lý bởi các hệ thống điều khiển và giám sát, hệ thống làm mát, chữa cháy, điều khiển các cửa gió của bộ phận hút khí.
Động cơ "117C" là phát triển từ động cơ AL-31F Su-27. Các kỹ sư đã thay đổi thiết kế của máy nén thấp áp, thay đổi hệ thống điều khiển vòi phun, lắp đặt hệ thống quản lý động cơ kỹ thuật số mới và quản lý cửa hút khí,
Đến cuối năm nay, Bộ Quốc phòng và lực lượng Không quân sẽ nhận được 12 chiếc Su-35S và 5 chiếc Su-30M2.
Trịnh Thái Bằng theo QPAN