Trước đó, vào tháng 2, tờ Wall Street Journal cũng đã đưa tin một giám đốc cấp phép sở hữu trí tuệ của Huawei đã viết một bức thư yêu cầu Verizon trả lời một số vấn đề liên quan đến cấp phép bằng sáng chế.
Các bằng sáng chế liên quan đến thiết bị lõi mạng, cơ sở hạ tầng đến công nghệ kết nối Internet. Lệ phí cấp phép cho hơn 230 bằng sáng chế có thể lên đến 1 tỷ USD, người đại diện của Huawei cho biết.
Huawei đã phải đối mặt với áp lực từ phía chính phủ Hoa Kỳ hơn một năm nay. Các chuyên gia an ninh của Mỹ lo ngại rằng các thiết bị như bộ định tuyến, thiết bị chuyển mạch và các thiết bị khác do Huawei sản xuất có thể giúp chính phủ Trung Quốc theo dõi thông tin liên lạc của Mỹ. Huawei đã nhiều lần phủ nhận cáo buộc làm gián điệp cho chính phủ Trung Quốc của Hoa Kỳ.
Logo của công ty Huawei tại CES, Triển lãm điện tử tiêu dùng của châu Á được tổ chức tại Thượng Hải, Trung Quốc ngày 11.6.2019. Ảnh: Reuters
|
Tranh chấp bằng sáng chế giữa Huawei và các công ty Mỹ bao gồm Verizon diễn ra trong bối cảnh chiến tranh lạnh công nghệ giữa hai quốc gia ngày một leo thang. Mục đích đòi bồi thường bằng sáng chế chỉ là “tảng băng nổi”, sâu sa hơn, nó liên quan đến cuộc chiến địa chính trị giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Đại diện của hai công ty đã có cuộc gặp gỡ tại New York vào tuần trước để thảo luận về vấn đề bằng sáng chế và đưa ra câu trả lời cho câu hỏi liệu rằng việc Verizon sử dụng thiết bị từ các công ty khác do Huawei sản xuất có vi phạm luật sở hữu trí tuệ hay không.
Rich Young, phát ngôn viên của Verizon từ chối bình luận về vấn đề pháp lý này. Tuy nhiên, Young cho biết những vấn đề này vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Verizon và nó liên quan đến những mâu thuẫn địa chính trị rộng lớn hơn. “Bất cứ vấn đề nào liên quan đến Huawei đều ảnh hưởng đến toàn bộ ngành công nghiệp của chúng tôi và cũng làm gia tăng mối quan tâm từ quốc tế”, Young nói.
Vào giữa tháng 5/2019, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã đưa Huawei vào danh sách đen thương mại cấm Huawei mua các thiết bị và công nghệ có xuất xứ Mỹ mà không có sự chấp thuận của chính phủ Mỹ. Sự kiện này khiến nhiều công ty công nghệ lớn đã tuyên bố “nghỉ chơi“ với Huawei.
Washington cũng đang tìm cách dẫn độ Giám đốc Tài chính đồng thời là con gái của nhà sáng lập Huawei từ Canada sau khi bà bị bắt tại Vancouver vào tháng 12/2018 theo lệnh của chính phủ Hoa Kỳ.
Sau sự kiện này, Trung Quốc cũng tăng áp lực đối với Canada bằng việc ngưng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản của Canada như dầu cải, thịt lợn,…
Theo Reuters
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu