Đối thoại trực tuyến đầu tiên giữa hai ông Joe Biden và Tập Cận Bình: kết thúc mà chưa rõ kết quả

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Biden đã tổ chức gặp gỡ với hình thức trực tuyến vào sáng nay (16/11) theo giờ Bắc Kinh để trao đổi quan điểm về quan hệ Trung-Mỹ và các vấn đề cùng quan tâm.
Hai nhà lãnh đạo chào nhau trước khi khai mạc đối thoại (Ảnh: CCTV).
Hai nhà lãnh đạo chào nhau trước khi khai mạc đối thoại (Ảnh: CCTV).

Cuộc đối thoại trực tuyến bắt đầu lúc 8h46 phút giờ Bắc Kinh và kết thúc lúc 12h24 phút, giữa chừng có nghỉ giải lao 15 phút. Theo trang tin Hồng Kông Đông Phương, ông Tập Cận Bình hy vọng rằng Trung Quốc và Mỹ tôn trọng lẫn nhau và hợp tác thắng, sẵn sàng đạt được sự đồng thuận với ông Biden; trong khi đó, ông Joe Biden nói hai bên cần đảm bảo rằng không xảy ra xung đột công khai.

Đây là cuộc gặp song phương đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và Mỹ qua truyền hình kể từ khi ông Joe Biden lên nắm quyền đầu năm nay. Ông Biden cho rằng với tư cách là các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ, cần có trách nhiệm đảm bảo rằng sự cạnh tranh giữa hai bên không phát triển thành một cuộc xung đột công khai, cho dù là cố ý hay vô ý; cùng nhau giải quyết những bất đồng giữa các hai bên và cùng nỗ lực trong những lĩnh vực lợi ích của hai bên đan xen. Đây không phải là ra ơn hay lấy lòng nhau mà là điều các nước lớn nên làm, vì hai bên không chỉ có trách nhiệm đối với bản thân với hai nước mà còn đối với toàn thế giới.

Phòng họp cuộc đối thoại trực tuyến phía Mỹ (Ảnh: Đông Phương).

Phòng họp cuộc đối thoại trực tuyến phía Mỹ (Ảnh: Đông Phương).

Ông Joe Biden cũng chỉ ra rằng Mỹ sẽ mãi đề cao các giá trị của mình và bảo vệ các đồng minh, đối tác của mình, tất cả các nước đều phải tuân thủ các quy tắc. Ông chỉ ra rằng ông sẽ thảo luận với ông Tập Cận Bình về các lĩnh vực mà phía Mỹ quan tâm, bao gồm nhân quyền, các vấn đề kinh tế và đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở. Ông đề cập rằng trước đây đã có nhiều cơ hội đối thoại và mong rằng lần này hai bên sẽ đối thoại thẳng thắn, không né tránh vấn đề; hy vọng lần tới có thể đến thăm Trung Quốc và hội đàm trực tiếp với ông Tập Cận Bình.

Ông Tập Cận Bình nói, ông rất vui khi được gặp lại Biden, một người bạn cũ. Ông nói, sự phát triển của Trung Quốc và Mỹ hiện nay đều đang ở giai đoạn then chốt, “ngôi làng địa cầu” của nhân loại cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Ông chỉ ra rằng, Trung Quốc và Mỹ với tư cách là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cần tăng cường giao tiếp và hợp tác, không chỉ giải quyết tốt các công việc trong nước mà còn gánh vác các trách nhiệm quốc tế và cùng nhau thúc đẩy sự nghiệp cao cả hòa bình và phát triển của nhân loại. Ông nhấn mạnh đây là tầm nhìn, nguyện vọng chung của nhân dân Trung Quốc, Mỹ và thế giới, đồng thời cũng là sứ mệnh chung của các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ.

Đoàn Trung Quốc tham gia cuộc đối thoại (Ảnh: CCTV).

Đoàn Trung Quốc tham gia cuộc đối thoại (Ảnh: CCTV).

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng để thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc và Mỹ, duy trì môi trường quốc tế hòa bình và ổn định, bao gồm ứng phó hiệu quả với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu và đại dịch COVID-19, đều đòi hỏi mối quan hệ Trung - Mỹ lành mạnh và ổn định. . Ông cho rằng Trung Quốc và Mỹ nên tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng thắng. Ông mong muốn đạt được sự đồng thuận với ông Joe Biden, tích cực hành động, dẫn dắt quan hệ Trung – Mỹ tích cực phát triển và chỉ ra rằng đây là nhu cầu vì lợi ích của nhân dân hai nước và cũng là điều cộng đồng quốc tế mong đợi.

Ông Biden nói, ông muốn nhắc lại rõ rằng Mỹ không tìm cách thay đổi thể chế của Trung Quốc, không tìm kiếm tăng cường liên minh chống lại Trung Quốc và không muốn xung đột với Trung Quốc. Ông cũng chỉ ra rằng chính phủ Mỹ cam kết theo đuổi chính sách một Trung Quốc lâu dài và nhất quán, không ủng hộ "Đài Loan độc lập", hy vọng khu vực eo biển Đài Loan sẽ duy trì hòa bình và ổn định.

Ông Tập Cận Bình tại cuộc đối thoại (Ảnh: CCTV).

Ông Tập Cận Bình tại cuộc đối thoại (Ảnh: CCTV).

Tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình đề xuất, trong thời kỳ mới, Trung Quốc và Mỹ cần kiên trì nguyên tắc ba điểm, bao gồm tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng thắng. Ông nói rằng Trái Đất đủ lớn để thích ứng với sự phát triển của Trung Quốc và Mỹ.; cho rằng cần kiên trì cùng có lợi, không đối đầu tổng bằng không, không tranh giành người thắng kẻ thua. Ông cũng mô tả Trung Quốc và Mỹ là hai con tàu khổng lồ đang ra khơi, đồng thời nhấn mạnh cần phải ổn định bánh lái để hai con tàu khổng lồ Trung Quốc và Mỹ có thể cùng nhau tiến lên trong sóng gió mà không chệch hướng, không chòng chành, càng không đâm va nhau.

Ông Tập Cận Bình cũng nêu rõ lập trường nguyên tắc của Trung Quốc đối với vấn đề Đài Loan, nhấn mạnh tình hình ở eo biển Đài Loan đang đối mặt với một vòng căng thẳng mới vì chính quyền Đài Loan đã nhiều lần cố gắng "dựa vào Mỹ để giành độc lập", và một số người ở Mỹ có ý định “dùng Đài Loan để khống chế Trung Quốc”. Xu hướng này rất nguy hiểm, giống như chơi với lửa, mà đùa với lửa sẽ tự đốt mình. Ông chỉ rõ, nguyên tắc một Trung Quốc và ba thông cáo chung Trung - Mỹ là cơ sở chính trị của quan hệ Trung - Mỹ, các Chính phủ Mỹ trước đây đều cam kết điều này.

Ông Joe Biden phát biểu tại cuộc đối thoại (Ảnh: Đông Phương).

Ông Joe Biden phát biểu tại cuộc đối thoại (Ảnh: Đông Phương).

Ông Tập Cận Bình nhấn mạnh, trên thế giới chỉ có một Trung Quốc, Đài Loan là một phần của Trung Quốc, và chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, thực hiện thống nhất hoàn toàn Trung Quốc là nguyện vọng chung của tất cả người dân Trung Quốc. Trung Quốc gắng mọi nỗ lực cho viễn cảnh hòa bình thống nhất, nhưng nếu thế lực “Đài Loan độc lập” khiêu khích, bức bách, thậm chí vượt qua lằn ranh đỏ, Trung Quốc sẽ buộc phải sử dụng biện pháp kiên quyết.

Từ những bức ảnh được các quan chức Nhà Trắng công bố và các đoạn video trên truyền thông Mỹ, có thể thấy ngoài ông Biden, tham dự cuộc gặp còn có các quan chức quan trọng khác như Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Bộ trưởng Tài chính Yellen cũng tham dự cuộc gặp.

Mở đầu cuộc gặp, ông Biden tươi cười vẫy tay chào ông Tập Cận Bình, ông Tập cũng vẫy tay đáp lễ. Hình ảnh do phía Trung Quốc công bố cho thấy, phía Trung Quốc tham dự cuộc gặp còn có Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Vương Nghị và Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Phó Thủ tướng Lưu Hạc.

Hiện cả hai bên chưa đưa ra các thông báo chính thức về kết quả cuộc đối thoại.

Truyền thông nước ngoài trước đó dẫn các nguồn tin Mỹ cho biết cuộc gặp dự kiến ​​kéo dài vài giờ và phạm vi thảo luận rất rộng. Các quan chức Mỹ tuyên bố, ông Biden sẽ trực tiếp và thẳng thắn bày tỏ với Tập Cận Bình những lo ngại của ông về các hành vi khác nhau của Trung Quốc, bao gồm các hành động khiêu khích của Trung Quốc Đại lục đối với Đài Loan, cưỡng ép kinh tế đối với các đồng minh của Mỹ, đe dọa đối với trật tự quốc tế, hành vi kinh tế không công bằng, nhân quyền, Biển Đông cũng như lĩnh vực công nghệ và rủi ro chiến lược.

Các ông Vương Nghị , Lưu Hạc cùng tham dự đối thoại (Ảnh: CCTV).

Các ông Vương Nghị , Lưu Hạc cùng tham dự đối thoại (Ảnh: CCTV).

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên hôm 15/11 nói, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ sẽ có một cuộc trao đổi thẳng thắn, sâu sắc và đầy đủ quan điểm về các vấn đề quan trọng mà hai bên cùng quan tâm. Ông hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ đi cùng một hướng, tăng cường đối thoại và hợp tác, quản lý hiệu quả các bất đồng và xử lý phù hợp các vấn đề nhạy cảm, thúc đẩy quan hệ hai nước trở lại quỹ đạo đúng đắn phát triển lành mạnh, ổn định..

Các nhà quan sát cho rằng vấn đề Đài Loan sẽ là trọng tâm của cuộc họp này. Tờ Wall Street Journal dẫn lời "những người theo dõi chặt chẽ các cuộc đàm phán và tiếp xúc với các quan chức Mỹ" hoặc các chuyên gia và học giả liên quan, phân tích cho rằng Trung Quốc và Mỹ có sự bất đồng nghiêm trọng về một số vấn đề và mối quan hệ giữa hai nước cần được ổn định thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa các nhà lãnh đạo cao nhất, và mối quan hệ giữa hai bên eo biển Đài Loan là quan trọng nhất trong các vấn đề liên quan.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 10/11 cho biết biểu hiện của Mỹ trong vấn đề Đài Loan trong hơn 40 năm qua là không hợp lý, lệch lạc và thụt lùi, đi ngược lại sự đồng thuận đạt được giữa Mỹ và Trung Quốc khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao.

Hôm 12/11, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có cuộc điện đàm với Ủy viên Quốc vụ kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị trước “Cuộc gặp Tập Cận Bình – Joe Biden”. Ông Blinken bày tỏ mong muốn Bắc Kinh có thể "tiến hành đối thoại có ý nghĩa theo cách phù hợp với mong muốn và lợi ích tốt nhất của người dân Đài Loan và giải quyết các vấn đề xuyên eo biển một cách hòa bình". Ông Vương Nghị thì cảnh báo Washington không gửi tín hiệu sai trái tới các thế lực đòi Đài Loan độc lập.

Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 14/11 đã đăng một bài bình luận, nói Mỹ nên đóng một vai trò mang tính xây dựng trong việc thay đổi đường lối cực đoan của các nhà chức trách Đảng Dân chủ Tiến bộ Đài Loan và nói hủy bỏ tính bùng nổ của vấn đề Đài Loan là điều then chốt và cấp bách nhất, nếu không eo biển Đài Loan có nhiều khả năng trở thành ngòi nổ bùng phát đối đầu Trung – Mỹ.

Phiên bản tiếng Anh của Thời báo Hoàn cầu cũng đăng một bài xã luận cho rằng vấn đề Đài Loan là lằn ranh đỏ cuối cùng đối với Bắc Kinh và dự đoán ông Tập Cận Bình sẽ đề xuất với ông Biden Mỹ cần "lùi một bước" trong vấn đề Đài Loan, thậm chí có thể tỏ rõ Bắc Kinh sẽ bằng mọi giá để đạt được thống nhất đất nước.

Hiện một cuộc gặp gỡ trực tiếp Tập Cận Bình - Joe Biden vẫn chưa thể diễn ra (Ảnh: Dwnews).

Hiện một cuộc gặp gỡ trực tiếp Tập Cận Bình - Joe Biden vẫn chưa thể diễn ra (Ảnh: Dwnews).

Ông Tập Cận Bình gọi ông Joe Biden là “bạn cũ”, Nhà Trắng nói không phải

Theo Chinatimes, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gọi ông Joe Biden là "bạn cũ" trong cuộc gặp gỡ trực tuyến sáng nay (16/11) Nhưng người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki trước đó cùng ngày đã nói rõ, ông Joe Biden không coi Tập Cận Bình là bạn cũ.

Trong lời phát biểu khai mạc, ông Joe Biden nói ông hy vọng rằng hai người sẽ có một cuộc gặp "mặt đối mặt" vào lần tới, giống như chuyến đi du lịch ở Trung Quốc đại lục trước đây.

Ông Tập Cận Bình trả lời rằng đây là lần đầu tiên hai người có cuộc gặp qua cầu truyền hình. “Tuy không được như trực tiếp mặt đối mặt, nhưng cũng rất tốt. Tôi rất vui khi gặp lại người bạn cũ".

Nhưng điều đáng mắc cỡ là người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki đã làm rõ trong một cuộc họp báo trước đó cùng ngày rằng ông Joe Biden không coi ông Tập Cận Bình là bạn cũ.

Theo biên bản ghi nguyên văn của cuộc họp báo do Nhà Trắng công bố, một phóng viên đề cập rằng ông Joe Biden hồi mùa hè đã tiết lộ rằng ông không coi ông Tập Cận Bình là "bạn cũ". Phóng viên này hỏi bà Jen Psaki mô tả quan hệ giữa ông Joe Biden và Tập Cận Bình tại cuộc họp này như thế nào? Biên bản ghi rõ rằng “có tiếng cười trong cuộc họp báo, và bản thân bà Jen Psaki cũng cười”.

Bà Jen Psaki cười đáp lại: "Tôi có thể khẳng định rằng ông ấy (Joe Biden) vẫn không coi ông ta (Tập Cận Bình) là ‘bạn cũ’, cho nên vẫn kiên định".

Bà Joe Biden tiếp tục chỉ ra rằng trong quá khứ ông Biden đã đề cập rằng anh đã ở cùng với ông Tập Cận Bình và có những cuộc trò chuyện trực tiếp. Vì mối quan hệ này, ông Biden cho rằng trong cuộc họp trực tuyến lần này, ông có thể đối thoại thẳng thắn với ông Tập Cận Bình và nêu lên các vấn đề quan tâm của Mỹ. "Cho dù đó là an ninh, kinh tế, hoặc các vấn đề nhân quyền".

Bà Jen Psaki nhấn mạnh rằng mối quan hệ giữa ông Joe Biden và Tập Cận Bình đã cho Biden cơ hội và khả năng đối phó với cuộc gặp kéo dài nhiều giờ này một cách thẳng thắn, để có thể "trực tiếp và không lùi bước" tiếp tục tiến lên phía trước.