Diễn biến bất ngờ: Nga giành quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ bị gạt ra rìa

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Nhân sự kiện Azerbaijan bắn rơi trực thăng Nga ngoài ý muốn phải chấp nhận ký thỏa thuận hòa bình ba bên; Nga đã nhanh chóng triển khai quân đội tới Nagorno-Karabakh, gạt Thổ Nhĩ Kỳ ra ngoài.

Đoàn xe của quân đội Nga tiến vào Nagorno-Karabakh hôm 10/11 (Ảnh: AP).
Đoàn xe của quân đội Nga tiến vào Nagorno-Karabakh hôm 10/11 (Ảnh: AP).

Azerbaijan vô tình bắn rơi trực thăng Nga, phải chấp nhận ký thỏa thuận ngừng bắn

Đã một tháng rưỡi kể từ khi xung đột bùng phát trở lại ở Nagorno-Karabakh, với sự trung gian của cộng đồng quốc tế, ba bản tuyên bố ngừng bắn giữa Azerbaijan và Armenia đã được ban hành nhưng đều bị phá hoại do sự phản đối của các nước lớn đứng sau.

Phía Azerbaijan trước nay kiên quyết muốn giành lại chủ quyền với Nagorno-Karabakh, còn phía Armenia yêu cầu Nagorno-Karabakh được trao quyền tự quyết về chính trị. Hai bên kiên quyết không chịu nhượng bộ nhau khiến tình hình ngày càng leo thang, cuối cùng bùng nổ xung đột vũ trang. Armenia đã chịu tổn thất nặng nề trong cuộc xung đột, hầu như các lực lượng vũ trang quan trọng đều đã bị xóa sổ, đành huy động phụ nữ cho cuộc chiến cuối cùng. Tình hình cực kỳ bất lợi cho Armenia.

Chiếc trực thăng Mi-24 của Nga bị Azerbaijan bắn rơi trên đất Armenia (Ảnh: AP).

Chiếc trực thăng Mi-24 của Nga bị Azerbaijan bắn rơi trên đất Armenia (Ảnh: AP).

Tuy nhiên, sự cố bất ngờ đêm 9/11 đã làm đảo ngược tình thế và tạo điều kiện cho Nga can thiệp vào cuộc xung đột Nagorno-Karabakh. Vào lúc 18 giờ 30 phút tối ngày 9/11, một máy bay chiến đấu Mi-24 của Nga đã bị quân đội Azerbaijan bắn hạ trên không phận Armenia, khiến 2 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng và một người bị thương. Sau khi quân đội ở mặt trận xác nhận đã bắn rơi máy bay quân sự Nga, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Azerbaijan ngay lập tức có phản ứng, khẳng định đây chỉ là một vụ tai nạn ngoài ý muốn, gửi lời xin lỗi chân thành tới Nga, chia buồn cùng gia đình những người thiệt mạng, mong những người bị thương nhanh chóng bình phục và bày tỏ sẵn sàng bồi thường.

Nga luôn muốn dập tắt cuộc xung đột Nagorno-Karabakh nhưng chưa bao giờ đạt được sự đồng thuận do các bên có yêu cầu khác nhau. Nga lo ngại nếu xung đột tiếp diễn, sớm muộn lực lượng quân sự NATO cũng sẽ nhảy vào khu vực nhạy cảm này. Moscow hy vọng Armenia rút quân khỏi Nagorno-Karabakh và quân đội Nga vào tiếp quản để thiết lập hành lang an ninh giữa Armenia và Azerbaijan nhằm ngăn tình hình leo thang. Tuy nhiên, phía Azerbaijan dựa vào sự ủng hộ của Thổ Nhĩ Kỳ, cũng không chịu nhượng bộ, dẫn đến hai lần hòa giải ở Moscow đều thất bại. Sau khi máy bay của Nga bị bắn nhầm, phía Azerbaijan ý thức được rằng họ đã gây ra tai họa lớn. Nếu cứ không nhượng bộ, Moscow có thể lấy cớ đó để can thiệp bằng vũ lực một cách chính đáng vào cuộc xung đột Azerbaijan – Armenia, điều này sẽ gây nên hậu quả không thể lường được.

Lực lượng Nga được không vận đến Nagorno-Karabakh hôm 10/11 (Ảnh:AP).

Lực lượng Nga được không vận đến Nagorno-Karabakh hôm 10/11 (Ảnh:AP).

Sau khi máy bay quân sự Nga bị bắn rơi, theo yêu cầu của Nga, phía Azerbaijan đã đồng ý tổ chức các cuộc tham vấn khẩn cấp về xung đột với Armeniavới sự trung gian của họ. Ba bên cuối cùng đã đạt được thỏa thuận 9 điểm vào ngày 10/11. Theo đó, bắt đầu từ 0 giờ ngày 10/11, một lệnh ngừng bắn hoàn toàn được thực hiện ở Nagorno-Karabakh, Azerbaijan và Armenia dừng lại ở các vị trí hiện tại của họ để trao đổi tù binh. Phía Azerbaijan sẽ bàn giao các quận Kelbajar, Aghdam và Lachin cho Armenia, quân đội Nga sẽ cử lực lượng gìn giữ hòa bình tới khu vực Nagorno-Karabakh. Được biết, Lữ đoàn bộ binh cơ giới 15 của Nga đã được 6 máy bay vận tải Il-76 không vận cấp tốc tới khu vực Nagorno-Karabakh.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, để đảm bảo ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh và ngăn chặn xung đột quân sự trong khu vực, Nga đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình gồm 1.960 binh sĩ, 90 xe bọc thép, 380 xe hơi và thiết bị đặc chủng tới khu vực Nagorno-Karabakh. Điều này có nghĩa là Nga đã thành công tiến vào Nagorno-Karabakh vốn do Armenia kiểm soát mà không mất bất cứ binh sĩ nào, ngăn chặn triệt để sự thèm muốn của NATO đối với khu vực trọng yếu này. Việc ký kết hiệp nghị ba bên khiến người Armenia cảm thấy tức giận và mất mặt, những người biểu tình đã tràn vào thủ đô, chiếm giữ quốc hội và đánh đập Chủ tịch Quốc hội Ararat Mirzoyan, tình hình hoàn toàn mất kiểm soát.

Người biểu tình Armenia chiếm giữ Quốc hội phản đối ký thỏa thuận ngừng bắn với Azerbaijan (Ảnh: AP).

Người biểu tình Armenia chiếm giữ Quốc hội phản đối ký thỏa thuận ngừng bắn với Azerbaijan (Ảnh: AP).

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan bất lực nói: “Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc ký kết thỏa thuận”. Phe đối lập ở Armenia đã bắt đầu hành động, đang thu thập chữ ký để bắt đầu một hội nghị khẩn cấp nhằm hủy bỏ hiệp nghị mới về ngừng bắn ở Naha. Tình hình tương lai sẽ phát triển như thế nào thì hiện tại vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, Bộ trưởng Quốc phòng Armenia tuyên bố sẽ nghiêm túc thực hiện thỏa thuận ba bên, ngừng bắn ngay lập tức và rút quân khỏi các khu vực liên quan. Báo chí quốc tế nói Thủ tướng Pashinyan đã rời khỏi Armenia, nhưng ông phủ nhận. Nhưng liệu ông có tiếp tục lãnh đạo đất nước hay không đang được thảo luận ở Armenia.

Thổ Nhĩ Kỳ bị gạt ra ngoài lề hiệp định ngừng bắn

Sau khi Nga triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng ám chỉ rằng họ có ý định muốn tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình; tuy nhiên Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov ngày 10/11 đã bác bỏ điều này.

Theo trang tin Hoa ngữ Đa Chiều (Dwnews) ngày 11/10, Hãng thông tấn Sputnik của Nga ngày 10/11 chỉ ra rằng, sau khi quân Nga triển khai tới Nagorno-Karabakh, Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cùng ngày 10/11 cho biết Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia giám sát ngừng bắn ở Nagorno-Karabakh. Ông nói: “Thỏa thuận ngừng bắn đã được ký ngày hôm qua. Hiện đang thảo luận về cách thức giám sát lệnh ngừng bắn và cách thức tiến hành các cuộc thanh tra. Toàn bộ quá trình giám sát thỏa thuận ngừng bắn sẽ được thực hiện chung và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tiếp tục ở bên cạnh Azerbaijan”.

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói: “Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc ký kết thỏa thuận” (Ảnh: Sohu).

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan nói: “Chúng ta không có cách nào khác ngoài việc ký kết thỏa thuận” (Ảnh: Sohu).

Đáp lại, ông Peskov đã trả lời: “Việc các nhân viên Thổ Nhĩ Kỳ tham gia gìn giữ hòa bình ở khu vực Nagorno-Karabakh đã không nhận được sự đồng ý của bất kỳ bên nào. Vấn đề này không hề được đề cập trong tuyên bố chung của Nga, Armenia và Azerbaijan”.

Ông Peskov nhấn mạnh: “Tuyên bố do ba nước Nga, Azerbaijan và Armenia đưa ra không có bất kỳ nội dung nào về vấn đề này. Ba bên không có thỏa thuận gì về vấn đề này, việc triển khai binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ ở khu vực Nagorno-Karabakh cũng không được đồng ý”.

Ngày 10/11 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về cuộc xung đột ở khu vực Nagorno-Karabakh và tình hình ở Syria. Theo thông báo trên trang web của Điện Kremlin ngày 10/11, ông Putin đã thông báo với ông Erdogan về việc các nhà lãnh đạo Nga, Azerbaijan và Armenia đã ký thỏa thuận ngừng bắn ở khu vực Nagorno-Karabakh vào ngày 9/11. Thông báo nói, ông Erdogan đánh giá cao nỗ lực của Nga trong việc hòa giải xung đột, cho rằng điều này đã đặt nền tảng tốt cho một giải pháp toàn diện và lâu dài cho cuộc xung đột ở khu vực Nagorno-Karabakh.

Ngày 10/11 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về cuộc xung đột ở khu vực Nagorno-Karabakh, nhưng phía Nga đã không chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân đội tới Nagorno-Karabakh (Ảnh: Sohu).

Ngày 10/11 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan để thảo luận về cuộc xung đột ở khu vực Nagorno-Karabakh, nhưng phía Nga đã không chấp nhận Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân đội tới Nagorno-Karabakh (Ảnh: Sohu).

Theo Russia Today (RT), sau khi hiệp định ngừng bắn giữa Azerbaijan và Armenia được ký kết, lực lượng gìn giữ hòa bình Nga sẽ tới khu vực Nagorno-Karabakh đang xảy ra xung đột. Theo văn bản thỏa thuận, Nga sẽ triển khai gần 2.000 binh sĩ gìn giữ hòa bình dọc theo tuyến tiếp xúc giữa hai bên và dọc theo "Hành lang Lachin." "Hành lang Lachin" là tuyến đường bộ nối vùng Nagorno-Karabakh và Armenia. Theo thỏa thuận, lực lượng gìn giữ hòa bình này của Nga sẽ tiến vào khi lực lượng vũ trang Armenia rút đi và sẽ ở lại khu vực này trong 5 năm.

Tổng thống Nga Putin nói: "Lực lượng của Cộng hòa Azerbaijan và Cộng hòa Armenia sẽ dừng lại ở vị trí mà họ đang chiếm giữ”. Thủ tướng Armenia, Nikol Pashinyan, hôm 10/11 thừa nhận rằng “không có lối thoát nào khác ngoài việc ký Tuyên bố ngừng bắn. Chiến tranh đã kịp thời dừng lại, nếu không Armenia sẽ càng gặp tình hình bất lợi thêm”.

Vào ngày 9/11, các quan chức vùng tự trị Nagorno-Karabakh xác nhận rằng thành phố Shusha đã bị quân đội Azerbaijan kiểm soát và đang tiến đến thủ phủ Nagorno-Karabakh. Shusha là thành phố lớn thứ hai của vùng Nagorno-Karabakh và vị trí chiến lược của nó rất quan trọng. Shusha nằm trên con đường nối vùng Nagorno-Karabakh với Armenia, cách Stepanakert, thủ phủ của Nagorno-Karabakh, khoảng 15 km về phía nam.

Như thế là Nga đã tranh thủ thời cơ, chớp nhoáng triển khai quân đội vào Nagorno-Karabakh một cách ngoạn mục.