Chuyên gia IBM chia sẻ 6 trụ cột chính trong chiến lược chuyển đổi số của doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – 6 trụ cột chính trong chiến lược chuyển đổi số tại doanh nghiệp gồm: Khách hàng, dữ liệu, công nghệ, chiến lược, vận hành và văn hóa doanh nghiệp. Các trụ cột này sẽ được tiếp tục chia thành 25 trụ cột con.
Theo Giám đốc Giải pháp đám mây và Tự động hoá của IBM, doanh nghiệp càng nhỏ thì tiến hành chuyển đổi số càng dễ.
Theo Giám đốc Giải pháp đám mây và Tự động hoá của IBM, doanh nghiệp càng nhỏ thì tiến hành chuyển đổi số càng dễ.

Đó là mô hình về chuyển đổi số mà ông Ngô Thanh Hiền - Giám đốc giải pháp Đám mây lai và Tự động hoá của IBM Việt Nam tâm tắc và chia sẻ tại tọa đàm trực tuyến: Chuyển đổi số – Lời khuyên từ chuyên gia (kỳ thứ nhất) do tạp chí Nhịp sống số phối hợp tổ chức mới đây.

Theo ông Hiền, trong mô hình này, việc áp dụng chiến lược về tự động hoá đó là một phần của chuyển đổi số, cụ thể nó nằm trong trụ cột về công nghệ. Việc áp dụng tự động hóa sẽ giúp 6 trụ cột này được triển khai, giúp mô hình CĐS của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng.

Theo Giám đốc Giải pháp đám mây và Tự động hoá của IBM, doanh nghiệp càng nhỏ thì tiến hành chuyển đổi số càng dễ. Có những doanh nghiệp chỉ có 20 nhân công nhưng họ đã số hóa toàn bộ, từ văn phòng không giấy tờ đến các quy trình đều là tự động hóa trên một workflow. Tất cả các dữ liệu vào, ra của doanh nghiệp đều được tự động hóa bằng nền tảng này.

Ảnh chụp màn hình buổi toạ đàm trực tuyến Chuyển đổi số – Lời khuyên từ chuyên gia.

Ảnh chụp màn hình buổi toạ đàm trực tuyến Chuyển đổi số – Lời khuyên từ chuyên gia.

"Theo tôi, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể bắt đầu công việc chuyển đổi số và ứng dụng tự động hóa cho các công việc đơn giản nhất, ví dụ văn phòng không giấy tờ. Đây là cách giúp doanh nghiệp tiết giảm chi phí, quản lý tập trung các giấy tờ văn bản" - ông Hiền nói.

"Trong bài toán về chuyển đổi số, bước đầu tiên là số hóa, bao gồm số hóa dữ liệu, số hóa tài liệu, số hóa quy trình, số hóa hệ thống ra quy định và gần đây là dùng software robot để thay con người. Những công nghệ tự động hóa này sẽ giúp doanh nghiệp bước một bước đầu tiên vào chiến lược chuyển đổi số" - Giám đốc Giải pháp đám mây và Tự động hoá của IBM Ngô Thanh Hiền.

Trên nền tảng đó, chúng ta có thể mở rộng ra để áp dụng các công việc ví dụ như dùng robot để trả lời tin nhắn của khách hàng. Như vậy các doanh nghiệp từ 20-50 người có thể tiết giảm chi phí, để những người có kinh nghiệm làm các việc quan trọng hơn, thay cho việc đơn giản.

Trả lời băn khoăn của một bạn đọc - cũng là chủ doanh nghiệp nhỏ - đưa ra ngay tại buổi toạ đàm trực tuyến, về việc một doanh nghiệp nên dành bao nhiêu chi phí công nghệ thông tin cho hoạt động chuyển đổi số, ông Ngô Thanh Hiền chia sẻ rằng, chi phí này còn tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và chi phí mà chúng ta sẽ ưu tiên cái nào làm trước.

"Qua những doanh nghiệp mà tôi từng làm việc cùng, nhiều doanh nghiệp ưu tiên vào bước số hóa các thông tin, quy trình của doanh nghiệp trước. Như vậy doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí nếu số hóa quy trình bằng DBA, từ đó chúng ta mới tiến hành các trụ cột khác trong 6 trụ cột tôi từng chia sẻ" - ông Hiền nói.

Think Big, Start Small, Scale Fast

Ông Ngô Thanh Hiền - Giám đốc giải pháp Đám mây lai và Tự động hoá của IBM Việt Nam

Ông Ngô Thanh Hiền - Giám đốc giải pháp Đám mây lai và Tự động hoá của IBM Việt Nam

Từ kinh nghiệm hỗ trợ chuyển đổi số cho nhiều doanh nghiệp, ông Hiền chia sẻ: “Chuyển đổi số cần thực hiện theo chiến lược “Think Big, Start Small, Scale Fast” tức là lên kế hoạch tổng thể nhưng bắt tay vào thực hiện với các dự án với độ ưu tiên trước, với những đầu ra có thể đo lường được và nhanh chóng lan tỏa, triển khai mở rộng với quy mô lớn hơn, tốc độ nhanh hơn".

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và chi phí mà chúng ta sẽ ưu tiên cái nào làm trước. Quan trọng nhất là đơn vị tư vấn, triển khai giải pháp chuyển đổi số và doanh nghiệp cần ngồi cùng với nhau, thực hiện nhiều công đoạn khác nhau để xác định mục tiêu. Lộ trình chuyển đổi số sẽ toàn diện nhất khi chúng ta bắt đầu từ các bước nhỏ, thể hiện được giá trị lớn nhất.

Tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp và chi phí mà chúng ta sẽ ưu tiên cái nào làm trước. Quan trọng nhất là đơn vị tư vấn, triển khai giải pháp chuy ển đổi sốvà doanh nghiệp cần ngồi cùng với nhau, thực hiện nhiều công đoạn khác nhau để xác định mục tiêu. Lộ trình chuyển đổi số sẽ toàn diện nhất khi chúng ta bắt đầu từ các bước nhỏ, thể hiện được giá trị lớn nhất.

Trao đổi thẳng thắn trước câu hỏi các doanh nghiệp nên đặt kỳ vọng vào CĐS như thế nào để không bị quá tầm với, đại diện IBM cho rằng đó là vấn đề gặp phải ở cả dự án lớn và dự án nhỏ. Chuyển đổi số là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi sự tham gia mạnh từ lãnh đạo doanh nghiệp, thậm chí từ hội đồng quản trị. Từ mục tiêu lớn về chuyển đổi số, chúng ta cần có những KPIs, những cột mốc nhỏ để thực hiện và cái quan trọng là phải có KPI về đầu ra.

Như vậy, "mục tiêu chuyển đổi số lớn nếu tách thành các mục tiêu nhỏ có thể đo lường được sẽ tránh tình trạng mục tiêu mơ hồ. Sau mỗi bước, chúng ta sẽ có những bài học để tối ưu và làm cơ sở nhân rộng ra quy mô lớn hơn" - ông Hiền nói thêm.