Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu để định vị doanh nghiệp trong tương lai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Đến đầu năm 2023, Việt Nam có 77.93 triệu người sử dụng Internet, tương đương 79.1% so với tổng dân số, tăng 5.3 triệu người (tăng 7.3%) so với năm 2022 - Theo báo cáo của Digital tại Việt Nam 2023.

Picture1.png

Với tốc độ phát triển internet khá cao, Việt Nam đang trên đà nắm bắt xu hướng công nghệ mới nhất để theo kịp sự phát triển của thế giới. Sự bùng nổ của công nghệ 4.0 đòi hỏi mọi doanh nghiệp phải thay đổi theo thời đại để tồn tại và phát triển, các chiến lược marketing cũng được thay đổi và định hình theo tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Từ tiếp thị trực tiếp sang tiếp thị gián tiếp

Theo Ths. Phạm Hoàng Cường - chuyên gia chuyển đổi số - thì chiến lược chuyển đổi số marketing là “kim chỉ nam” mà mỗi một doanh nghiệp cần xác định trước khi bước vào chuyển đổi số. Chuyển đổi số trong marketing có nghĩa là tích hợp công nghệ kỹ thuật số vào các quy trình truyền thông - marketing để nâng cao doanh số bán sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ.

Chuyển đổi số nói chung và chuyển đổi số trong marketing không còn đơn giản là một lựa chọn có hoặc không, mà đã trở thành một điều kiện bắt buộc đối với doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp cho rằng, trong tương lai, marketing truyền thống sẽ ngày càng kém hiệu quả và phải nhường “sân chơi” cho các chiến dịch marketing hoạt động dựa trên các nền tảng công nghệ (Digital Marketing).

Chuyển đổi số trong tiếp thị tập trung vào: Hiểu khách hàng hơn; Tiếp thị theo hướng dữ liệu, được cá nhân hóa: tương tác với đúng khách hàng ở đúng kênh vào đúng thời điểm với thông điệp và ưu đãi phù hợp; Nâng cao trải nghiệm của khách hàng với các đề xuất được cá nhân hóa cũng như các dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả.

Báo cáo Digital tại Việt Nam 2023, tính đến tháng 1/2023, Việt Nam có 77.93 triệu người sử dụng Internet, tương đương 79.1% so với tổng dân số, tăng 5.3 triệu người (tăng 7.3%) so với năm 2022.

Do đó, bên cạnh các hình thức marketing truyền thống như báo chí, tivi, brochure; thì marketing số, hay marketing kỹ thuật số (digital marketing) trên môi trường Internet là một kênh marketing quan trọng, gần như là bắt buộc trong thời đại hiện nay. Hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn và tiết kiệm nhiều thời gian, chi phí.

“Điều này khiến cho yêu cầu về trải nghiệm khách hàng của người dùng ngày càng nâng cao, nó cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi cách thức trải nghiệm cho khách hàng” - ThS Phạm Hoàng Cường nhấn mạnh.

Nắm bắt cơ hội, chấp nhận thử thách

Chuyển đổi số trong lĩnh vực marketing là cơ hội cũng như thách thức cho các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, bởi muốn tồn tại và phát triển thì cần phải sẵn sàng cho sự thay đổi để có thể bắt kịp xu hướng đang diễn ra liên tục. Với sự phát triển của nền tảng công nghệ số thì các doanh nghiệp cũng đã bắt đầu thực hiện chuyển đổi số trong nhiều lĩnh vực, nhất là marketing.

Tuy nhiên, chuyển đổi số hiện đang là thách thức đối với các doanh nghiệp. Ở nhiều doanh nghiệp, nhiều hoạt động và quy trình vẫn chưa được số hóa, tự động hóa; nhiều phương pháp và hoạt động làm việc vẫn là truyền thống đan xen với số.

Nhiều doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu tạo ra một kế hoạch chuyển đổi số và hành trình chuyển đổi số hoạt động marketing, kinh doanh còn rất nhiều việc cần giải quyết như: vấn đề cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số...

Hiện thực hóa "Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030", thời gian qua, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã tập trung xây dựng các công cụ, tài liệu hướng dẫn, phần mềm, cơ sở dữ liệu phục vụ chuyển đổi số; truyền thông nâng cao nhận thức về chuyển đổi số… nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Mục tiêu đến năm 2025, 100% doanh nghiệp được nâng cao nhận thức về chuyển đổi số; Tối thiểu 100.000 doanh nghiệp được nhận các hỗ trợ từ chương trình như sử dụng công cụ tự đánh giá mức độ sẵn sàng chuyển đổi số, hỗ trợ đào tạo, tư vấn, kết nối các giải pháp; Tối thiểu 100 doanh nghiệp được hỗ trợ là các thành công điển hình trong chuyển đổi số, hướng tới các doanh nghiệp sản xuất, chế biến; Thiết lập mạng lưới chuyên gia gồm tối thiểu 100 tổ chức, cá nhân tư vấn, cung cấp giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số.