Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Nga: Xứng danh anh hùng

VietTimes -- Nguyên mẫu mới tiêm kích đa nhiệm tàng hình thế hệ 5 của Nga của PAK FA T-50-11 với số hiệu 511 lần đầu tiên cất cánh bay lên bầu trời. Đây là chiếc tiêm kích tàng hình thứ 9 tham gia vào thử nghiệm bay trong số 13 chiếc T-50, bao gồm cả mẫu kiểm tra tĩnh trên mặt đất.
Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 - Ảnh không quân vũ trụ Nga
Máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Su-57 - Ảnh không quân vũ trụ Nga

Nguyên mẫu Т-50-11 và phiên bản mới hơn Т-50-10, chưa hề có bất cứ thông tin nào về những thử nghiệm được tiến hành với máy bay, theo cấu trúc bên ngoài hoàn toàn sẵn sàng cho sản xuất hàng loạt. Các máy bay này cũng được lắp đặt những hệ thống trang thiết bị, được nâng cấp cải tiến từ chiếc Т-50-9, cất cánh lần đầu tiên ngày 24.04.2017. 

Lãnh đạo Tập đoàn sản xuất máy bay Nga, ông Yuri Slusar cho biết, đến năm 2019, lực lượng hàng không vũ trụ Nga sẽ nhận được 12 chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên. Kể từ khi chiếc máy bay thế hệ 5 đầu tiên cất cánh đến sản xuất hàng loạt, công nghiệp hàng không quốc phòng Nga mất 9 năm để phát triển loại máy bay này – quãng thời gian không dài đối với một bước tiến lớn trong lĩnh vực hàng không quân sự hiện đại.

Chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 Nga: Xứng danh anh hùng ảnh 1T-50 PAK - FS - Su-57 cắt bổ và vũ khí trang bị - Ảnh Bloger Planeman

Những nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên

Mẫu thiết kế PAK FA được giới thiệu với tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2004. Khởi đầu, tiêm kích là sự kết hợp giữa phiên bản tiêm kích của tương lai nguyên mẫu Sukhoi Su-47 và dự án phát triển tiêm kích MiG-1.44 của tập đoàn chế tạo máy bay MIG. Cả hai mẫu tiêm kích này được thiết kế trong thời kỳ Xô Viết, nhưng sự sụp đổ của nhà nước Liên xô đã khiến những chương trình này phải đóng lại vĩnh viễn.

Năm 1997, Mỹ bắt đầu đưa vào sản xuất hàng loạt máy bay thế hệ 5 – tiêm kích tàng hình đa nhiệm F-22 Raptor, đại diện cho một hướng phát triển máy bay chiến đấu thế hệ tiếp theo. Chuyển biến lịch sử này khiến nước Nga, sau khi thoát khỏi những khó khăn, cần phải có một thế hệ máy bay mới nhằm thay thế tiêm kích hạng nặng Su-27, có những tính năng kỹ thuật không thua kém các đối thủ phương Tây.

Chương trình phát triển PAD – FA được duyệt ngân sách vào năm 2005. Ngày 08.08.2007, tư lệnh trưởng lực lượng không quân Nga, tướng Alexander Zelin phát biểu trước các hãng truyền thông trong và ngoài nước cho biết, quá trình phát triển máy bay thế hệ 5 hoàn thành. Trong khoảng thời gian 3 năm, Su khoi dự kiến chế tạo 3 nguyên mẫu bay đồng thời kéo dài thời gian thử nghiệm 2 nguyên mẫu đầu tiên trên mặt đất, đó là Т-50-0 và Т-50-КNS (nguyên mẫu thử nghiệm đầy đủ trên mặt đất). Do nguyên nhân từ các trục trặc kỹ thuật, chiếc tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên cất cánh vào ngày 29.01.2010.

Nguyên mẫu thử nghiệm đầu tiên, còn chưa được sơn số hiệu Т-50-1 cất cánh dưới sự điều khiển của phi công thử nghiệm Nga Sergei Bogdan. Chuyến bay kéo dài khoảng 45 phút, trong thời gian này, tiêm kích ở tốc độ cận âm thực hiện một số các thao tác đơn giản khi càng máy bay không thu lại, hỗ trợ bay cùng là một chiếc tiêm kích Su-27.

Nguyên mẫu thử nghiệm bay thứ 2 Т-50-2 cất cánh vào bầu trời ngày 03.03. 2011 và ngay sau đó, ngày 14 .03.2011 lần đầu tiên bay vượt hàng rào âm thanh. Đến thời điểm này, nguyên mẫu thử nghiệm “Một” và “Hai” đã tiến hành hơn 40 chuyến bay thử nghiệm với thời gian khác nhau. 

Tiến trình thử nghiệm được thực hiện đúng theo kế hoạch đặt ra, nhưng vào tháng 08.2011, tại triển lãm MAKS chiếc T-50-2 đột nhiên xuất hiện lỗi kỹ thuật. Phi công thử nghiệm Sergey Bogdan phải thực hiện một chuyến bay biểu diễn, nhưng trong thời gian chạy đà trên đường băng, từ một ống phụt phản lực xuất hiện ngọn lửa và tiếng nổ lớn. Phi công buộc phải dừng chuyến bay biểu diễn, nguyên nhân là một động cơ phản lực tăng đột ngột do mất sự ổn định của dòng không khí chạy qua tuabin. Khắc phục hỏng hóc kỹ thuật diễn ra nhanh chóng và máy bay tiếp tục các chương trình bay thử nghiệm ổn định.

Chiếc tiêm kích thứ 3 cất cánh vào ngày 24.07.2012, không giống như 2 mẫu đầu tiên, hoàn toàn "trần truồng", không được lắp đặt các hệ thống phục vụ bay chiến đấu, chiếc T-50-3 được lắp đặt tnêm radar hàng không N036 Belka mảng pha chủ động. Tháng 12.2012, chiếc tiêm kích tàng hình thứ 4 T-50-4, cất cánh tham gia vào chương trình thử nghiệm radar mảng pha tiên tiến này. Hai nguyên mẫu thử nghiệm đều có được tốc độ và khả năng cơ động tốt, radar thế hệ mới hoạt động ổn định theo đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật đặt ra.

Giai đoạn phát triển thứ hai

Nguyên mẫu thử nghiệm Т-50-6 (cất cánh lần đầu vào ngày 27.04.2015), Т-50-8 (17.11.2016) và Т-50-9 (24.04.2017) được chế tạo để thực hiện giai đoạn phát triển tiếp theo của dòng máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5. Sự khác biệt giữa những nguyên mẫu mới này là các đặc điểm về cấu trúc thiết kế, cho phép lắp đặt động cơ mới.

Hiện nay tất cả các máy bay thử nghiệm T-50 đều được lắp đặt động cơ nâng cấp và hiện đại hóa АL-41F1, tương tự như các động cơ lắp đặt trên máy bay tiêm kích nổi tiếng trên chiến trường Syria Su-35S. Động cơ dành cho máy bay thử nghiệm giai đoạn 2, được gọi là “Sản phẩm 30” được lắp đặt hệ thống cánh quạt và điều khiển mới, cho phép tiết kiệm nhiên liệu và gia tăng dự trữ thời gian khai thác sử dụng. Những nguyên mẫu thử nghiệm PAK – FA với động cơ mới sẽ được cất cánh vào quý 4. 2017

Theo nhận xét của các chuyên gia hàng không hiện đại, nguyên mẫu “Sáu” “Tám” và “Chín”, thân máy bay được tăng cường chịu lực, sải cánh dài hơn một chút, trong kết cấu của máy bay được sử dụng rất nhiều vật liệu tổng hợp. Một trong những nguyên mẫu thử nghiệm này được sử dụng để thử nghiệm các loại vũ khí dành cho siêu tiêm kích T-50. 

Tư lệnh trưởng lực lượng Không quân – Vũ trụ Nga Viktor Bondarev, trong triển lãm hàng không MAKS tháng 08.2015 trả lời phỏng vấn của phóng viên cho biết: "Các thử nghiệm tiếp tục được tiến hành, không có những nhận xét đặc biệt. Máy bay đang bắt đầu những chuyến bay thử nghiệm có sử dụng tên lửa, kết quả bay rất tuyệt vời".

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Sukhoi Т-50 PAK – FA chính thực được mang định danh là Su -57, chuẩn bị cho quá trình sản xuất hàng loạt.

Trước mắt, lực lượng không quân Nga dự kiến chỉ đặt hàng 12 chiếc tiêm kích Su-57 (chính thức được gọi từ thời điểm này), yêu cầu bàn giao vào nằm 2019. Không quân Vũ trụ Nga sẽ không đặt hàng đến 60 chiếc Su-57 như các phương tiện truyền thông đại chúng đăng tin.

Chủ tịch Tập hợp các tập đoàn hàng không, ông Yuri Slusar trong buổi phỏng vấn với TASS cho biết: “Năm 2019, chúng tôi sẽ phải cung cấp lô hàng máy bay tiêm kích đầu tiên cho không quân vũ trụ Nga”.

Nguyên nhân chính của việc Không quân Vũ trụ Nga không đặt hàng nhiều hơn đối với Su-57 là tiêm kích "tàng hình" thế hệ 5 vẫn đang sử dụng hai động cơ bypass turbojet AL-41F1 Saturn, khi sử dụng động cơ tăng tốc có lực đẩy 15.000 kgf. Đây là những động cơ đang được lắp đặt cho máy bay Su-35 (Flanker-E) cùng với rất nhiều hệ thống được thử nghiệm, sẽ được lắp đặt cho Su-57.

Không quân Vũ trụ Nga sẽ đặt hàng nhiều hơn các máy bay tiêm kích thế hệ 5 Su-57 phiên bản mới, được lắp đặt động cơ hiện đại hơn và có được những tính năng kỹ thuật tốt hơn. Trong thời điểm này, các nhà chế tạo động cơ máy bay tiếp tục hoàn thiện “Sản phẩm 30”, trong điều kiện khai thác hoạt động không sử dụng động cơ tăng tốc có lực đẩy 11.000 kgf và khi sử dụng động cơ tăng tốc cho lực đẩy đến 18.000 kgf

Sẵn sàng cho sản xuất loạt

Tháng 07.2017, trong triển lãm hàng không ở Zhukovsky, tư lệnh trưởng lực lượng Không quân Vũ trụ Nga, tướng Viktor Bondarev cho biết, Moscow đã đưa ra yêu cầu để bắt đầu quá trình sản xuất lô hàng đầu tiên tiêm kích Su-57. Như vậy, nguyên mẫu thử nghiệm thứ Chín, Mười và Mười một có thể được gọi là những nguyên mẫu cho quá trình tiền sản xuất hàng loạt.

Trong triển lãm hàng không quốc tế MAKS- 2017, tướng Viktor Bondarev khi nói về khả năng cơ động của Su- 57 đã nhận xét: "Tôi có thể nói rằng không có giới hạn vật lý nào tồn tại đối với phi công trong khả năng nắm bắt và điều khiển hoạt động T-50 PAK FA. Các nhà thiết kế đã làm việc hết sức, để các hệ thống trang thiết bị được tự động hóa đến mức tối đa, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phi công trong việc nắm bắt máy bay và thực hiện các kỹ năng bay siêu cấp trên chiếc tiêm kích này".
Với siêu tiêm kích thế hệ mới trên, Nga sẽ tiếp nối uy danh của nhiều thế hệ chiến đấu cơ lừng danh và trình làng một loại máy bay chiến đấu đủ sức thách thức các đối thủ Mỹ và phương Tây.
Máy bay tiêm kích tàng hành Sukhoi T-50 PAK FA - Su-57 bay biểu diễn trong triển lãm MAKS - 2017 - Video Không quân Vũ trụ Nga
TTB