VietTimes liên tục cập nhật tình hình dịch bệnh trong ngày. Bạn hãy bấm F5 nếu quay lại bài viết này để làm mới trang.
Nga tuyên bố cấm người Trung Quốc nhập cảnh!
Nhập mô tả ảnh
|
Do sự lây lan mạnh của dịch bệnh Covid-19 trên toàn cầu, Nga đã tuyên bố cấm công dân Trung Quốc nhập cảnh nước này. Truyền thông Nga đưa tin, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đã ký sắc lệnh, theo đó kể từ ngày Thứ Năm 20/2 tạm thời cấm mọi công dân Trung Quốc nhập cảnh Nga dưới các hình thức du lịch, làm việc, giáo dục hoặc lý do cá nhân. Thủ tục làm visa cho công dân Trung Quốc vào Nga sẽ ngừng hoạt động từ hôm nay, thứ Tư 19/2.
Trước khi cấm nhập cảnh của công dân Trung Quốc, Nga đã đóng cửa vùng biên giới Viễn Đông giáp với Trung Quốc từ cuối tháng 1 và thiết lập các trạm kiểm soát biên giới tại tất cả các ccửa khẩu ở Viễn Đông, Kaliningrad và St. Petersburg. Các ô tô và xe lửa qua lại với Trung Quốc đã bị đình chỉ từ nửa đêm ngày 30 tháng 1, chỉ để lại tuyến tàu duy nhất từ Moscow đến Bắc Kinh, nhưng cũng đã ngừng hoạt động vào nửa đêm ngày 2/2.
Do phòng hộ không tốt, nữ y tá và cha mẹ, em trai đều tử vong!
Bệnh viện Vũ Xương nơi y tá Liễu Phàm làm việc (Ảnh: Đông Phương)
|
Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Trung Quốc vẫn rất nghiêm trọng. Liễu Phàm, một nữ y tá làm việc trong một bệnh viện được chỉ định chuyên điều trị bệnh nhân bị Covid-19, đã qua đời vào thứ Sáu tuần trước (ngày 14/2). Trước khi bà qua đời, cả cha mẹ và em trai cũng đã chết vì Covid-19. Người chồng và con gái hiện vẫn đang được cách ly theo dõi tuy không tìm thấy nCoV.
Theo kết luận, Liễu Phàm năm nay 59 tuổi. Bà là Phó y tá trưởng của Trung tâm dịch vụ y tế cộng đồng Lê Viên, Bệnh viện Vũ Xương, Vũ Hán. Bà bắt đầu làm việc ở tuyến đầu phòng chống dịch bệnh từ ngày 2/2 và luôn trực cho tới khi được chẩn đoán bị Covid-19 vào ngày 6/2 rồi qua đời vào 14/2. Bệnh viện Vũ Xương thành phố Vũ Hán đã được chỉ định là bệnh viện ngoại trú khám, điều trị những người bị sốt từ ngày 21/1. Tuy nhiên, thiết bị phòng hộ thiếu nghiêm trọng. Chỉ sau khi được sự hỗ trợ của chính quyền và các nhân sĩ trong xã hội, các đoàn thể mới đủ cho các nhân viên y tế tuyến đầu sử dụng.
Số người Hồng Kông trên tàu Diamond Princess bị Covid-19 tăng lên 53!
Tàu du lịch Diamond Princess neo đậu tại thành phố Yokohama, Nhật Bản, đã hoàn tất thời gian cách ly 14 ngày vào hôm nay (19/2) và khoảng 500 hành khách trên tàu có thể được lên bờ. Cục trưởng An ninh Hong Kong Lý Gia Siêu sáng nay thông báo số người Hong Kong trên tàu du lịch Diamond Princess được xác nhận bị Covid-19 đã tăng lên 53 và số người Hong Kong và đã có 20 người hoàn thành kiểm dịch, được lên bờ.
Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong yêu cầu phía Nhật Bản sắp xếp cho hành khách Hong Kong được cách ly trên đất liền để chờ kết quả kiểm tra, nhưng phía Nhật Bản chưa trả lời. Trên tàu Diamond Princess liên tục xuất hiện những trường hợp mới mắc Covid-19 mới. Đã có 542 trong số 3.100 người trên tàu đã được xác nhận bị bệnh, trong đó có 50 người Hồng Kông (nay là 53). Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản nói rằng từ hôm nay hành khách có thể được lần lượt lên bờ và hy vọng tất cả sẽ được lên bờ vào ngày thứ Sáu (21/2). Chính quyền đặc khu hành chính Hong Kong hôm qua (18/2) cho biết có 352 cư dân Hong Kong trên tàu, bao gồm 260 người mang hộ chiếu HKSAR và 92 cư dân Hong Kong có hộ chiếu nước ngoài.
Con số người nhiễm bệnh ở Nhật Bản tăng mạnh
Nhật Bản đã xác nhận thêm 7 ca nhiễm COVID-19 mới; theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi.
Các ca nhiễm mới: 7 trường hợp mới bao gồm 1 thiếu niên ở Wakayama và 1 nam bác sĩ trong độ tuổi 30, người từng lên tàu Diamond Princess. Vị bác sĩ này là một thành viên của đội ngũ y tế lên tàu hỗ trợ các bệnh nhân. Hiện tại, ở Nhật Bản, tổng số ca nhiễm COVID-19 đã lên tới con số 613, trong đó 545 ca trên tàu Diamond Princess và 68 ca ngoài con tàu này.
Hướng dẫn trong bối cảnh dịch: Trong hôm đầu tuần này, Bộ Y tế Nhật Bản đã công bố văn bản hướng dẫn dành cho những người xuất hiện triệu chứng giống COVID-19 nhằm trấn an người dân; đồng thời cung cấp đường dây nóng để người dân tiên thông báo với chính quyền.
Những người cảm thấy mệt mỏi, hơi thở ngắn; những người có thân nhiệt trên 37,5 độ C hoặc cao hơn trong vòng 4 ngày nên gọi điện cho các trung tâm y tế chịu trách nhiệm chống dịch.
Hiện nay Nhật Bản, Singapore và Hong Kong là những nơi ghi nhận có nhiều ca nhiễm nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục. Singapore hiện có 81 ca nhiễm, trong khi ở Hong Kong là 62.
Ngoại trưởng Mỹ: Mỹ "hy vọng" Trung Quốc minh bạch hơn về COVID-19
Trong bối cảnh còn rất nhiều câu hỏi cần được trả lời về dịch COVID-19, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã kêu gọi chia sẻ công khai thông tin liên quan tới virus corona chủng mới.
"Chúng tôi hy vọng rằng mọi quốc gia có thông tin, trong đó có Trung Quốc, sẽ hoàn toàn công khai và minh bạch" - ông Pompeo nói.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã hoanh nghênh công tác phòng chống dịch của Trung Quốc. Tuy nhiên Mỹ và Trung Quốc có vài thời điểm tranh cãi về cách thức đối phó với nCov.
Trong bài phát biểu mới nhất, ông Pompeo nói rằng dịch bệnh COVID-19 giờ là một vấn đề "có quy mô toàn cầu". "Chúng tôi mong rằng (việc chia sẻ thông tin) có thể được thực hiện nhanh chóng hơn. Nhưng chúng tôi hy vọng rằng chính phủ Trung Quốc minh bạch hơn" - ông nói.
Hong Kong ghi nhận ca tử vong thứ hai do COVID-19
Chính quyền đặc khu Hong Kong vừa thông báo về ca tử vong thứ hai do virus corona chủng mới.
Nạn nhân là một người đàn ông 70 tuổi, được xét nghiệm dương tính với nCoV vào ngày 14/2 và sau đó được chuyển tới bệnh viện Princess Margaret. Như vậy, Hong Kong hiện có 62 ca nhiễm và 2 ca tử vong.
Ca tử vong đầu tiên do nCoV ở Hong Kong là một người đàn ông 39 tuổi, qua đời vào ngày 4/2. Người này trước đó bắt tàu cao tốc từ Hong Kong tới tâm dịch Vũ Hán vào ngày 21/1, sau đó trở về Hong Kong vào ngày 23/1.
Hong Kong hiện đã tạm thời đóng một số cửa khẩu với đại lục và ngừng cấp giấy phép di chuyển cho du khách đến từ đại lục.
Số ca nhiễm COVID-19 ở Hàn Quốc tăng mạnh
Trung tâm Kiểm soát và Ngăn chặn dịch bệnh (CDC) Hàn Quốc đã thông báo có thêm 15 ca nhiễm mới COVID-19 ở nước này.
Theo thông cáo báo chí của chính phủ, 13 trong số các ca nhiễm mới là người dân ở khu vực Daegu, Đông Nam Hàn Quốc. Một trong số các bệnh nhân là một bé gái 11 tuổi, con gái của một bệnh nhân được xác nhận nhiễm COVID-19 trước đó. Tổng số can nhiễm được xác nhận ở Hàn Quốc hiện đã lên 46 người.
Chính phủ Hàn Quốc hôm 18/2 tuyên bố rằng họ sẽ cử một máy bay tới Nhật Bản để sơ tán công dân khỏi con tàu Diamond Princess đang bị cách ly. Hàn Quốc không phải nước duy nhất có kế hoạch sơ tán công dân. Anh, Canada và Australia cũng đều lên kế hoạch sơ tán công dân khỏi con tàu này, tiếp nối hành động của Mỹ.
Trung Quốc chính thức đưa lây truyền nCoV qua aerosol vào phương án chẩn đoán điều trị COVID-19
Theo Đa Chiều, ngày 19/2, Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia Trung Quốc đã ban hành “Phương án chẩn đoán và điều trị COVID-19 (Phiên bản thử nghiệm thứ 6)”, tăng thêm đường lây truyền của nCoV “tồn tại khả năng truyền bá qua khí dung giao (aerosol).
So với phiên bản trước, phiên bản mới của “Phương án chẩn đoán và điều trị” trong phần đường lây truyền, đã thay đổi từ “sự thoát hơi nước qua các giọt bắn đường hô hấp và tiếp xúc là kênh truyền chính” thành “truyền qua các giọt bắn đường hô hấp và tiếp xúc gần gũi là kênh truyền chính”; hai chữ “gần gũi” (mật thiết) được thêm vào. Ngoài ra còn thêm một đoạn “trong tình huống thời gian bộc lộ tương đối dài trong môi trường tương đối đóng kín, có nồng độ aerosol cao, tồn tại khả năng lây truyền qua aerosol”.
Trong thời kỳ khẩn cấp khống chế dịch COVID-19, kênh lây truyền là vấn đề mọi người quan tâm nhất. Trước đây đã có tin nói kênh lây truyền ngoài giọt bắn và tiếp xúc trực tiếp, còn có qua aerosol. Tin này làm gia tăng sự lo lắng của công chúng vì xét về mặt lý thuyết, lây truyền qua aerosol có phạm vi rộng hơn so với qua giọt bắn và trực tiếp tiếp xúc. Tuy nhiên, có chuyên gia giải thích rằng, lây truyền qua aerosol về bản chất là phương thức lây truyền qua đường hô hấp, không phải là điều hiếm gặp, nhưng do công chúng khá lạ lẫm với danh từ chuyên môn đó nên sinh ra lo lắng...
Cặp đôi Nhật Bản nhiễm COVID-19 lúc du lịch Hawaii. Hãng hàng không Delta thông báo cho các hành khách cùng chuyến bay
Một cặp đôi đến từ Nhật Bản đã được xác nhận dương tính với nCoV ngay sau khi trở về từ chuyến thăm Hawaii trong tháng này, và hãng hàng không Delta Airlines nói rằng họ đang thông báo cho các hành khách từng ở trên cùng chuyến bay với cặp đôi trên.
Giới chức Hawaii nói rằng họ đang xem xét kỹ các hoạt động của cặp đôi trên trong lúc còn ở Hawaii và đang cố gắng tìm những người có thể đã tiếp xúc gần gũi với cặp đôi.
Người phụ nữ và người đàn ông này đã ở Maui từ ngày 28/1 cho tới 3/2, và sau đó ở Oahu từ ngày 3/2 cho tới khi chuyến bay của hãng Delta mang họ trở về Nagoya, Nhật Bản vào ngày 6/2.
Chi tiết về khoảng thời gian cặp đôi này ở Hawaii:
• Người đàn ông không xuất hiện triệu chứng lúc ở Maui trong khoảng thời gian từ 28/1 đến 3/2.
• Người đàn ông có các triệu chứng giống cảm cúm nhưng không bị sốt khi ở Oahu trong khoảng thời gian từ ngày 3 đến 6/2.
• Người đàn ông đã đeo khẩu trang trong suốt chuyến bay trở về Nhật Bản và có thể mang khẩu trang trong lúc đang đi du lịch ở nhiều khu vực thuộc Hawaii.
• Người đàn ông không tìm tới trung tâm y tế khi trở về Nhật Bản, vào thời điểm mà ông xuất hiện các triệu chứng trầm trọng hơn.
• "Có khả năng rất cao là người đàn ông đã nhiễm bệnh từ khi ở Nhật Bản (trước khi tới Hawaii) hoặc trong lúc đang di chuyển tới Hawaii, và khi đến Hawaii thì xuất hiện triệu chứng" - Giám đốc cơ quan y tế Hawaii Bruce Anderson nói.
Đến 24h đêm 18/2, số ca mắc bệnh trong cả nước được báo cáo là 74.279 (tăng 2.060), nghi nhiễm 5.248 , đã xuất viện 14.387 (tăng 1.826), số người tử vong đã lên tới 2.006 (tăng 136). Trên toàn thế giới đã có 75.179 người bị bệnh (châu Á: 74.551, tàu Diamond Princess: 542, châu Âu 47, châu Mỹ 23, Đại Dương 15, châu Phi 1).
Theo trang web của Ủy ban Y tế và Sức khỏe tỉnh Hồ Bắc, trung tâm và nơi bùng phát dịch bệnh COVID-19, số người bệnh vẫn tăng nhanh. Từ 0 đến 24h đêm 18/2, cả tỉnh đã có thêm tổng số 1.693 ca mắc bệnh mới (Vũ Hán 1.660), đưa tổng số lên 61.682 ca mắc bệnh (Vũ Hán 44.412); đã xuất viện thêm trong ngày 1.266 người (Vũ Hán 676) đưa tổng số người được xuất viện lên 9.128; chết thêm 132 người, tăng 39 so với mức tăng hôm trước (Vũ Hán 116), đưa tổng số ca tử vong lên 1.921 (Vũ Hán 1.497).
Hiện toàn tỉnh đang còn 43.471 người đang điều trị tập trung tại các bệnh viện; trong đó 9.289 ca nặng, 1.957 người nguy cấp; hiện có 3.462 trường hợp nghi nhiễm bệnh, đã tập trung cách ly 3.355 người; phát hiện 206.987 người tiếp xúc gần với những người bị bệnh, theo dõi y tế đối với 68.345 người.
Kiểm tra người nghi bị bệnh trên đường phố ở Hồ Bắc (Ảnh Đa Chiều)
|
Tại Vũ Hán, tỉnh ủy đã công khai phê bình các địa phương năng lực điều trị kém, điều trị muộn khiến người bị nhẹ trở thành người bị nặng rồi tử vong. Cùng ngày chính quyền tỉnh đã tăng cường biện pháp quản chế, rà soát lại toàn bố những người dân đã mua thuốc ho và thuốc hạ sốt từ sau ngày 20/1; Vũ Hán tuyên bố sẽ áp dụng biện pháp cưỡng chế với bất cứ ai không chấp hành lệnh quản chế dịch bệnh.
Đáng lưu ý, nhiều tỉnh như Hà Nam, Sơn Tây, Phúc Kiến...đã họp Ủy ban thường vụ HĐND thông qua quyết định cấm giết, mua bán, ăn thịt động vật hoang dã và các chế phẩm từ động vật hoang dã để ngăn chặn nguồn dịch bệnh.
Tại cuộc họp báo do tỉnh Quảng Đông tổ chức hôm qua, 18/2 Viện sĩ Chung Nam Sơn, Tổ trưởng chuyên gia cao cấp của Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia cảnh báo: tại Vũ Hán vẫn còn hiện tượng lây truyền bệnh từ người sang người; cần phải triệt để tách người bị bệnh ra khỏi người còn khỏe; đồng thời phải phân biết người bệnh Covid-19 với bệnh nhân cúm thông thường, nếu không sẽ khó có thể ngăn được dịch bệnh tiếp tục lây lan.
Viện sỹ Chung Nam Sơn cảnh báo: Vũ Hán vẫn còn hiện tượng lây bệnh giữa người sang người, phải áp dụng các biện pháp mạnh mẽ hơn (Ảnh: Guancha)
|
50 hành khách Hồng Kông trên tàu Diamond Princess bị Covid-19
Đã có 542 người trên du thuyền Diamond Princess đang cập cảng tại thành phố Yokohama, Nhật Bản được chẩn đoán bị Covid-19. Chính quyền Hồng Kông tối 18/2 cho biết có 352 cư dân Hồng Kông trên tàu, bao gồm 260 người mang hộ chiếu đặc khu Hồng Kông và 92 cư dân Hồng Kông mang hộ chiếu nước ngoài; trong đó khoảng 50 người Hồng Kông được chẩn đoán mắc nCoV.
Chính quyền Hồng Kông cũng nói, nhóm thứ hai gồm 36 người tham gia vào hoạt động đưa người Hồng Kông trên tàu trở về đã mang theo các thiết bị phòng hộ cần thiết đến Tokyo chiều 18/2. Đội ngũ này đi tiền trạm để chuẩn bị cho việc đưa các hành khách trở lại Hồng Kông miễn phí bằng các chuyến bay thuê bao vào ngày 19/2.
Chính quyền Hồng Kông nhắc lại rằng mặc dù chính phủ Nhật Bản đã sắp xếp cho hành khách của Công chúa kim cương được cách ly trên tàu trong 14 ngày kể từ ngày 5/2, nhưng do việc tiếp tục xảy ra các trường hợp được xác nhận bị Covid-19 trên tàu, nên Sở Y tế yêu cầu các hành khách trên tàu trở về Hồng Kông ngay lập tức vào trung tâm kiểm dịch và bắt buộc cách ly trong 14 ngày. Nếu cá nhân nào không đi chuyến bay thuê bao, khi nhập cảnh Hồng Kông sẽ được chuyển đến Phòng Y tế bến cảng để đánh giá và sẽ được sắp xếp để đến Trung tâm kiểm dịch tiếp tục cách ly trong tối đa 14 ngày.