Rất nhanh chóng sau Chiến tranh vệ quốc, Liên xô lại bước vào “Chiến tranh lạnh” với thế giới phương Tây. Tuy nhiên, nhiều khi cuộc đối vị này chỉ “lạnh” ở tên gọi mà thôi. Trên bầu trời giữa các phi công Liên Xô và NATO đã có những cuộc đụng độ hoàn toàn “nóng”.
“Chiến tranh lạnh” trên bầu trời
Được cho rằng từ đầu những năm 50 đến giữa những năm 80 của thế kỷ trước đã có không dưới 40 trường hợp không quân Liên Xô và NATO đã sử dụng vũ khí chống lại nhau. Trên thực tế, các trường hợp như vậy còn nhiều hơn, nhưng chúng ta sẽ chỉ được biết khi cả hai phía gỡ bỏ hoàn toàn dấu mật trên các tài liệu.
Ít nhất cũng được biết rằng, trong quá trình các cuộc đụng độ này khối NATO đã mất không dưới 27 máy bay và trên 130 quân nhân. Tổn thất của phía Liên Xô không vượt quá 10 máy bay.
Những năm 50 – 60
Những cuộc đụng độ giữa phi công Liên Xô và NATO xảy ra nhiều hơn cả trong những năm 50. Máy bay Mỹ và NATO đã xâm phạm biên giới Liên Xô với mục đích trinh sát, sau này các trường hợp như vậy trở nên ít hơn, bởi đã xuất hiện các vệ tinh do thám vũ trụ. Trong những năm 50, có đến 25 vụ máy bay kẻ thù xâm phạm biên giới Liên Xô, 11 kẻ xâm nhập bị bắn rơi.
Cuộc đụng độ đầu tiên kiểu này xảy ra vào mùa Xuân năm 1950. Chiếc máy bay PB4Y- 2 “Privatir” của hải quân Mỹ xâm phạm không phận Liên Xô trên biển Baltic, tiến hành chụp ảnh do thám. Trong cuộc không chiến chớp nhoáng, nó đã bị máy bay tiêm kích Liên Xô bắn rơi. Toàn bộ thành viên phi hành thiệt mạng. Chính quyền Mỹ lúc đó đã tuyên bố rằng đó là máy bay tư nhân.
Việt Nam từng biên chế số lượng lớn MiG-21Bis, đây là phiên bản cuối cùng của dòng tiêm kích hạng nhẹ nổi tiếng MiG-21 do Liên Xô sản xuất. |
Nhưng, những sự cố tương tự xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn này là ở Viễn Đông. Đây chỉ là một số trong đó: tháng 5/1959 một máy bay tiêm kích P-51 “Mustang” bị bắn rơi ở Chukotca; tháng 12/1950 ở Vladivostoc máy bay P2V “Neptune” của Mỹ bị đánh chặn và tiêu diệt; tháng 11/1951 một chiếc “Neptune” nữa bị bắn hạ trên bầu trời vùng vịnh Piot Đại đế; tháng 6/1952 máy bay trinh sát RB-29 “Superfortress” bị bắn rơi trên biển Nhật Bản; tháng 10/1952 một máy bay như vậy bị tiêu diệt trên bầu trời quần đảo Kuril.
Trong nhiều trường hợp, chính các máy bay xâm phạm tấn công máy bay Liên Xô. Phần lớn thành viên phi hành đoàn của các máy bay NATO bị các tiêm kích Liên Xô tấn công đã bỏ mạng, nhưng cũng có thông tin chưa được xác nhận về việc một số thành viên trong đó được cứu sống và sau này người ta nhìn thấy họ trong các trại tù binh nào đó.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng xâm phạm biên giới Liên Xô ở chính khu vực Thái Bình Dương và không phải mọi cuộc đụng độ đều kết thúc bằng cái chết của phi công.
Năm 1958 xảy ra vụ ồn áo với máy bay C- 118 “Douglas”. Nó xuất hiện trên lãnh thổ Armenia. Khi các tiêm kích Liên Xô bay lên chặn, máy bay vi phạm cố bay về phía Thổ Nhĩ Kỳ, song đã bị trúng đạn và bốc cháy. Một phần phi hành đoàn nhảy dù, nhưng phi công đã cố hạ cánh xuốg sân bay quân sự Gindarkh. Sau khi thẩm vấn và làm rõ nhân thân, họ đã được chuyển cho phía Mỹ. Đã không tìm được bằng chứng chứng minh rằng đây là máy bay trinh sát. Nhưng 40 năm sau, một trong những phi công Mỹ của vụ này đã kể rằng máy bay này thuộc về sếp FBI Dalles và trên máy bay đó quả thật có những tài liệu tuyệt mật của các chuyến bay trinh sát trên bầu trời Liên Xô. Những tài liệu này đã bị tiêu huỷ trong lúc chiếc máy bay bốc cháy đang hạ cánh.
Boeing 747-8 |
Vào những năm 60, có 6 vụ xâm nhập không phận Liên Xô. 3 trong số đó kết thúc bằng việc các máy bay xâm phạm bị bắn rơi. Vụ tai tiếng gián điệp lớn nhất thời gian này liên quan đến chiếc máy bay do thám U-2C của FBI Mỹ bị hệ thống phòng không Liên Xô bắn rơi trong tháng 5/1960 trên bầu trời Sverdlovsk. Viên phi công Fransis Powers vẫn còn sống và bị kết án 10 năm tù. Tuy nhiên, đến năm 1962 anh ta được trao đổi lấy Abel, nhân viên tình báo của Liên Xô.
Những năm 70- 80
Trong những năm 70 hoạt động của các máy bay lạ trên bầu trời Liên Xô đã giảm đáng kể. Có thông tin về năm trường hợp kiểu này, 3 máy bay bị bắn rơi. Những năm 80 tình hình cũng tương tự như thế: 5 trường hợp xâm phạm không phận Liên Xô và 2 máy bay bị bắn rơi.
Trong số những trường hợp lớn nhất của những năm 70 có sự cố với “Fantom” của Iran và “Boeing” của Hàn Quốc. Tháng 11/1973 máy bay trinh sát RF-4C “Phantom II” của Iran bị phát hiện trên bầu trời lãnh thổ Zacavcaz của Liên Xô, chiếc tiêm kích MiG-21CM bay lên đánh chặn. Phi công bắn hết cơ số đạn, nhưng không trúng mục tiêu và quyết định lao máy bay vào kẻ địch. Máy bay địch bị tiêu diệt, phi hành đoàn phóng ra ngoài, bị phía Liên Xô bắt giữ. Phi công lao vào máy bay kẻ thù được truy tặng phần thưởng.
Trong tháng 4/1978 máy bay chở hành khách “Boeing 707” của Hàn Quốc, thực hiện chuyến bay đến Seul đã bay chệch hướng và xâm nhập không phận Liên Xô cách Murmansk không xa. Tiêm kích Liên Xô phóng hai quả tên lửa, nhưng chỉ một quả trúng máy bay “Boeing”. Nó đã hạ cánh xuống một hồ nước đóng băng ở Kareli. Hai người thiệt mạng, 13 người bị thương.
Nạn nhân cuối cùng của “Chiến tranh lạnh” trên không là máy bay chở hành khách “Boeing 747 -230 B” của Hàn Quốc, bị bắn rơi tháng 9/1983 trên bầu trời Xakhalin. 269 người gồm hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Ảnh: Word Press |
Chiếc KAL 007 đột ngột thay hướng bay như lịch trình thông thường (nét đứt) và di chuyển vào không phận cấm của Liên Xô (nét liền)- Ảnh CNN |
Bao nhiêu máy bay Liên Xô đã bị bắn rơi?
Tuy nhiên, không nên nghĩ rằng các cuộc tấn công máy bay chỉ do không quân Liên Xô thực hiện. Đã xảy ra trường hợp ngược lại. Trường hợp nghiêm trọng nhất là vụ ném bom sân bay quân sự “Dòng sông cạn” của Liên Xô gần Vladivostoc hồi tháng 10/1950. Khi đó cuộc oanh kích sân bay do hai máy bay ném bom F-80 của Mỹ thực hiện. 7 máy bay Liên Xô bị phá huỷ. Theo tài liệu chính thức, không một ai trong biên chế tại đây bị thương vong. Người Mỹ đã giải thích hành động này của mình, rằng họ bị nhầm: phi công của họ lẽ ra cần ném bom sân bay ở Triều tiên, nơi đang diễn ra xung đột quân sự. Đích thân tổng thống Truman đã nói lời xin lỗi.
Cũng trong năm 1950 đó, trong trận không chiến với máy bay gián điệp P2V của Mỹ, một máy bay tiêm kích của Liên xô bị bắn rơi. Năm 1964 trên vùng biển Nhật Bản, 1 máy bay Tu-16p của Liên Xô bị tiêu diệt. Liên lạc với phi công bị gián đoạn sau khi anh báo cáo về căn cứ, rằng mình nhìn thấy các máy bay quân sự Mỹ. Năm 1968, cũng trong các trường hợp tương tự, máy bay của Liên Xô đã biến mất khỏi màn hình radar phía trên biển Na Uy. Tháng 8/1976 cũng ở đó, phía trên Na Uy chiếc máy bay mang tên lửa Tu-95PTs bị rơi khi bị các “Phantom” của NATO tấn công.
Chiếc máy bay chở khách dân dụng của Liên Xô đã trở thành nạn nhân của các “cuộc đọ sức trên không” khi bay từ Vladivostok hồi tháng 7/1953. Phía trên bầu trời Trung Quốc chiếc Il-12 đã bị các phi công Mỹ bắn, theo một số tài liệu, họ cho rằng trên máy bay có các đại diện thành phần Bộ chỉ huy hải quân Liên Xô trên bán đảo Liêu Đông.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu