Nhiều người thực sự coi Đại hội XX ĐCS Liên Xô, diễn ra trong tháng 2/1956, là thời điểm bước ngoặt của lịch sử Xô Viết. Bởi tại đại hội này không chỉ thông qua nghị quyết về việc hoàn thành đầu tàu xây dựng ở Liên Xô, mà còn trình bày báo cáo nổi tiếng “Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”, khởi đầu cho việc bài xích Stalin.
Tuy nhiên phải mất 33 năm sau người dân Nga mới được biết công khai toàn bộ sự kiện này.
Điều kỳ lại là ngay từ năm 1956, ở Mỹ các báo đã đăng công khai toàn bộ sự kiện và toàn văn bài phát biểu của Khrushchev, TBT Đảng CSLX thời bấy giờ.
Trong tinh thần “công khai hóa” (glasnost), tờ “Izvestia” - cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô – đã đăng tải toàn văn bài phát biểu này trong số thứ Ba, năm 1989. Mang tựa đề “Về tệ sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó”, sự hiện diện của bản báo cáo “mật” 33 năm sau ngày nó ra đời được coi là một ví dụ mới của sự trực diện với lịch sử CNCS thế kỷ XX, cùng những đề tài “nhạy cảm”, mang tính "cấm kỵ" của nó, như Hiệp ước bất tương xâm Molotov-Ribbentrop (1939), vụ thảm sát Katyn (1940), các sự kiện ở Hungary (1956) và ở Tiệp Khắc (1968), v.v...
Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô khai mạc ngày 14-2-1956 tại Moscow. Khi đó, Stalin – “Người cha của các dân tộc” – đã qua đời được 3 năm và một số biện pháp đáng kể đã được tiến hành để hạn chế tệ sùng bái cá nhân gắn liền với tên tuổi ông. Tháng 7-1953, một nhóm các thành viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô - thuộc “ê-kíp” của Khrushchev – đã ngăn chặn Lavrenty Beria, cánh tay phải của Stalin, người đứng đầu bộ máy Nội vụ - An ninh Quốc gia, khi ông này muốn giành quyền lực tối cao. Tháng 9/1953, Nikita Khrushchev trở thành bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô.
Bắt đầu “nóng lên”
Bản báo cáo “Về sùng bái cá nhân và những hậu quả của nó” được Khrushchev đọc tại phiên họp kín của Đại hội XX, bao gồm vài chục luận tội. Chẳng hạn, lãnh tụ quá cố bị buộc tội sử dụng thuật ngữ “kẻ thù của nhân dân”, xem thường nguyên tắc tập thể, đàn áp những người Bolshevich cũ (đặc biệt những người đã tham gia đại hội XVII vào năm 1934 ), vụ án các bác sĩ, nói cách khác, mọi tội ác trong thời kỳ từ những năm 1930 đến 1950.
Đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô (Ảnh tư liệu) |
Khrushchev coi sùng bái cá nhân lãnh tụ là điểm cơ bản, gốc rễ của mọi vấn đề. Ông nhìn thấy bóng ma của lãnh tụ trong nhiều bài hát, phim ảnh, trong tên gọi của các điểm dân cư, cũng như trong quốc ca Liên Xô sau chiến tranh (đó chính là câu: “Stalin đã nuôi dưỡng trong chúng ta lòng trung thành với nhân dân”). Để củng cố những cáo buộc của mình, Khrushchev đã trích dẫn các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác, cũng như “di huấn” nổi tiếng của Lê Nin và những nhận xét của Nadezhda Kruxkaia về cá nhân Josef Stalin.
Trước báo cáo của Khrushchev, Anastas Mikoian đã phát biểu tại đại hội. Ông đã phê phán kịch liệt tính không xác thực của lịch sử, chặng đường lịch sử ngắn ngủi của ĐCS Bolshevich, cũng như các tài liệu khác về cách mạng và nội chiến. Do đó, trong hàng ngũ giới tinh hoa Xô Viết từ lâu đã chín muồi ý tưởng làm đồng chí Stalin “ra rìa” và chịu trách nhiệm cho toàn bộ lịch sử tương đối phức tạp của vài thập niên đầu tiên của nhà nước Liên Xô.
Uẩn khúc chính trị
Có những lý do rõ ràng cho việc này. Tất cả ban lãnh đạo đảng cao nhất đã bị kéo vào các cuộc trấn áp trong những năm 1930 bằng cách này hay cách khác. Chính vì lý do này, ngay sau cái chết của lãnh tụ, Lavrentin Beria đã bị bắt giữ, bị xét xử và bị tử hình.
Có thể nói, cũng chính sự hòa dịu do Khrushchev mang đến đã khiến ông được sống sót qua biến cố tháng 10/1964, khi các địch thủ chính trị làm một cuộc “đảo chính cung đình” để loại trừ ông |
Bộ trưởng Nội vụ Beria vào thời điểm này đã có các bằng chứng buộc tội Khrusev, Malencov và tất cả những người đối lập chính trị còn lại. Việc tiến hành chiến dịch đặc biệt bắt giữ Beria – đó là câu chuyện trinh thám riêng biệt. Song sự thật vẫn là sự thật. Bộ trưởng thất sủng đã bị hành quyết, các tài liệu lưu trữ đến một lúc nào đó vẫn còn là bất khả xâm phạm.
Hơn nữa, việc phán xét Stalin, không gây sự phản đối từ phía những người tham gia đại hội, đã gỡ bỏ trách nhiệm trong đó của chính Khrushchev - người trước kia từng nổi danh bởi việc vượt kế hoạch xử bắn ở Ukraine. Tuy nhiên, thắng lợi cá nhân của bí thư thứ nhất đã bị đổi hướng bởi sự sụp đổ uy tín của Liên Xô trong số các nước phe xã hội chủ nghĩa và các đảng cộng sản. Chẳng hạn, Mao Trạch Đông ở Trung Quốc và Enver Hodzha ở Anbani đã phê phán nghị quyết này.
Báo cáo “mật”
Chính văn bản của báo cáo có số phận thú vị. Bởi lần đầu tiên nó được công bố không phải ở Liên Xô và thậm chí không phải ở một nước xã hội chủ nghĩa nào, mà ở Mỹ. Ngày 5/6/1956 văn bản báo cáo được dịch sang tiếng Anh và được các báo New York Times và Washington Post đăng tải.
Trong khi ở Liên Xô, văn bản dù đã được gửi đến mọi chi bộ đảng khắp đất nước, song vẫn chưa được xuất hiện hoàn toàn đầy đủ trên báo chí cho đến tận năm 1989. Mặc dù vậy, công dân Xô Viết chỉ có thể được giới thiệu với kiến giải báo cáo đã được “mềm mại” hơn khi đăng báo.
Sự ứng phó nhanh nhẹn như vậy của báo chí Mỹ khi đó làm nhiều người lo ngại. Nhiều giả thuyết khác nhau nhất được đưa ra – người ta buộc tội CIA và tình báo FRG đã làm lộ thông tin. Nhưng thực tế không thiếu các tuyến gián điệp. Ngay sau đại hội Đảng cộng sản Liên Xô, văn bản báo cáo đã được gửi cho tất cả các đảng cộng sản phe xã hội chủ nghĩa.
Một trong những bản copy xuất hiện ở Ba Lan. Ở đây, nữ thư ký của Edvard Okhab- người đứng đầu đảng công nhân Ba Lan- đã vô ý đặt tài liệu quan trọng này ở chỗ dễ thấy trên bàn. Bạn của cô ta, nhà báo Victor Graevxki không bỏ lỡ cơ hội. Anh ta chụp ảnh báo cáo và chuyển các phim cho đại sứ quán Ixraen.
Tiếp theo, qua tình báo Ixraen Mossad, những tài liệu này đã có mặt ở phương Tây. Tất cả đã thắng trong trò chơi này: truyền thông Mỹ có được văn bản báo cáo mật, Mossad công bố với thế giới mình là ngành tình báo nghiêm túc. Còn nhà báo Ba Lan gốc Do Thái Victor Graevxki nhận được khả năng hồi hương về Ixraen và anh ta đã về làm việc ở đó từ năm 1957.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu