Bộ Quốc phòng Nga muốn phát triển một đội quân robot

VietTimes -- Viện Nghiên cứu Trung ương số 3 thuộc Bộ Quốc phòng Nga đăng tải một bản báo cáo, về một dự án có tên gọi là " Storm - Bão", liên quan đến việc phát triển các hệ thống tự động hóa các trang thiết bị quân sự, robot hóa và đảm bảo việc liên kết phối hợp giữa các trang thiết bị và với con người.
Xe tăng T-73B3, nguyên mẫu mà Bộ quốc phòng Nga muốn robot hóa. Ảnh minh họa RIA.Novosti
Xe tăng T-73B3, nguyên mẫu mà Bộ quốc phòng Nga muốn robot hóa. Ảnh minh họa RIA.Novosti

Công trình nghiên cứu “Storm” là dự án thiết kế và phát triển hệ thống robot hóa tăng thiết giáp. Dự án trước mắt đề cập đến nguyên mẫu xe tăng T-72B3, nhưng hướng tới việc robot hóa bất cứ một phương tiện thiết giáp nào. Thành viên hội đồng chuyên gia thuộc Liên hiệp các tập đoàn  công nghiệp quốc phòng Nga, ông Viktor Murakhovsky trong cuộc phỏng vấn với RIA.Novosti cho biết.

Trước đây, trang RBC đăng thông tin, tập đoàn Uralvagonzavod  đang phát triển  một tổ hợp robot quân sự trên thân xe tăng T-72B3, được gọi là Storm.

Nhưng bản của Viện Nghiên cứu Trung tâm số 3 của Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, dự án “Storm” là sự phát triển một hệ thống các tổ hợp vũ khí robot và các phương tiện quân sự,  đảm bảo sự liên kết phối hợp giữa các tổ hợp vũ khí và trang thiết bị quân sự nhằm thực hiện các nhiệm vụ của các đơn vị lục quân.

Ông Murakhovsky giải thích: Dự án “Storm” nhằm tạo ra một hệ thống độc lập, cho phép robot hóa tăng, thiết giáp, điển hình là xe tăng T-72. Sử dụng nguyên mâũT -72 do loại xe này từ thời Xô Viết được chế tạo rất nhiều và rất thuận lợi, có giá thành thấp trong robot hóa.  .

Theo chuyên gia quân sự này, dự án tự động hóa tăng thiết giáp bao gồm chế tạo hệ thống điều khiển xe và hệ thống điều khiển hỏa lực, kệ thống thông tin kết nối dạng mạng vói sở chỉ huy, được tự động hóa công tác điều hành tác chiến và giữa các phương tiện hỏa lực liên quan nhằm thực hiện một nhiệm vụ chiến thuật cụ thể.

Để thực hiện dự án đầy tham vọng này, tổ hợp công nghiệp Quốc phòng Nga phải phát triển Trí tuệ Nhân tạo, được trang bị cho mỗi đơn vị chiến đấu, có khả năng tự rút kinh nghiệm, tìm kiếm lỗi trong các hoạt động chiến đấu và liên kết phối hợp, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao như một đơn vị xung kích tấn công. Như vậy, trong tương lai gần, Bộ Quốc phòng Nga đang hướng tới việc hình thành một đội quân robot, được điều khiển bằng Trí tuệ Nhân tạo có các cổng kết nối mạng, có khả năng  hoàn thành nhiệm vụ được giao như một phân đội bộ binh chiến đấu.