Bí mật về “át chủ bài” tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

VietTimes -- Theo nguồn tin tình báo từ Bộ tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương: Hạm đội tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo Trung Quốc có khoảng từ 3-4 tàu ngầm lớp Tấn mang tên lửa đạn đạo hạt nhân đã được triển khai tuần tiễu “răn đe hạt nhân " từ năm 2014".
Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của hải quân Trung Quốc
Tàu ngầm hạt nhân lớp Tấn của hải quân Trung Quốc
Bức ảnh chup một chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn tháng 10.2013

Tháng 10.2013  Một bức ảnh vệ tinh thương mại chụp được hình ảnh một tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn SSBN đang nằm trong  đốc khô tại nhà máy đóng tàu Bột Hải thuộc Hồ Lô Đảo. Hai nắp của ống phóng tên lửa tàu ngầm trong số 12 giếng phóng  được mở ra. Không rõ tàu ngầm trong bức ảnh là chiếc tàu thứ tư hoặc một trong ba chiếc lớp Tấn SSBN đầu tiên đã quay trở lại ụ tàu để sửa chữa hoặc bảo dưỡng.

Các cơ quan tình báo Mỹ cho rằng có "đến 5 chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn (Type 094) SSBN có thể đã được đưa vào biên chế trong lực lượng tàu ngầm nguyên tử chiến lược trước khi Trung Quốc bắt đầu đóng lớp tàu thế hệ tiếp theo SSBN (Type 096) trong thập kỷ tới (2020 – 2030), một dấu hiệu cho thấy thiết kế của lớp tàu lớp Tấn, có độ ồn tương đối lớn có thể đã được coi là lỗi thời.

Có rất nhiều các bức ảnh vệ tinh thương mại khác cho thấy Trung Quốc trong thập kỷ qua đã xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng các công trình hải quân nhằm phục vụ hạm đội tàu ngầm SSBN mới. Trong khuôn khổ chương trình xây dựng này bao gồm việc nâng cấp các căn cứ hải quân, các cơ sở khử từ thân tàu ngầm, các cơ sở hậu cần kỹ thuật và lưu trú dưới lòng đất, các tòa nhà trên vịnh nơi có kho lưu trữ tên lửa và kỹ thuật bảo trì, bảo dưỡng kiểm soát tên lửa, đường hầm có nắp bê tông cốt thép bảo vệ chắc chắn, đường sắt chạy trong hầm để bảo vệ bí mật mọi hoạt động trước những phương tiện trinh sát trên không và trên vũ trụ.

Ngoài câu hỏi là Trung Quốc sẽ đóng bao nhiêu tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn SSBN hoặc tàu ngầm tấn công lớp Thương (Type 093), một câu hỏi lớn đặt ra là chính phủ Trung Quốc sẽ khai thác sử dụng các tàu ngầm nguyên tử như thế nào? Tương tự như các cường quốc hạt nhân phương Tây đã sử dụng các tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân SSBN trong nhiều thập kỷ - triển khai hoạt động tuần tiễu răn đe thường xuyên trên biển với các đầu đạn hạt nhân được lắp trên các tên lửa đạn đạo hay tiếp tục chính sách truyền thống của Trung Quốc, không triển khai vũ khí hạt nhân bên ngoài lãnh thổ mà lưu kho các tên lửa đạn đạo trong căn cứ để sẵn sàng triển khai trong một cuộc khủng hoảng chiến tranh hạt nhân?

Trong thập kỷ qua, đã có 25 bức ảnh vệ tinh thương mại được chụp và lưu trữ trên Google Earth, cung cấp những hình ảnh và thông tin về tình trạng và vị trí của các tàu ngầm nguyên tử mang tên lửa đạn đạo SSBN lớp Tấn. Có thể thấy rõ các tàu ngầm nguyên tử tại 4 địa điểm then chốt của lực lượng tàu ngầm răn đe hạt nhân Trung Quốc: nhà máy đóng tàu Bột Hải ở Hồ Lô đảo trên biển Bột Hải, nơi có tập đoàn nhà máy đóng các tàu ngầm.

Căn cứ hải quân Đảo Tiểu Bình gần Đại Liên, nơi các tàu ngầm được lắp đặt vũ khí cho các cuộc thử nghiệm phóng tên lửa. Căn cứ Hạm đội Biển Bắc tại Sa Tử Khẩu, gần Thanh Đảo, nơi một chiếc tàu ngầm lớp Tấn SSBN đậu tại bến cảng cùng với các tàu ngầm nguyên tử  SSBN lớp Hạ từ những năm 1980.  Căn cứ Hạm đội Nam Hải tại Vịnh Á Long trên đảo Hải Nam, nơi ít nhất có một tàu ngầm nguyên tử SSBN lớp Tấn có mặt tại đây vào năm 2008.

Số lượng và thời gian phát hiện được tàu ngầm nguyên tử lớp Jin SSBN

Nhà máy đóng tàu Bột Hải

Nhà máy đóng tàu Bột Hỏi ở Hồ Lô Đảo là cơ sở đóng tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc. Nhà máy đóng tàu, nằm ở phía bắc của biển Bột Hải, hoạt động rất nhộn nhịp với nhiều tàu chở dầu lớn và tàu hàng được đóng ngày đêm.

Tại đây, vỏ tàu ngầm được lắp ráp tại một nhà xưởng khổng lồ 40.000 m2 phía tây của nhà máy đóng tàu, căt ngang qua một khu vực kho bãi đến một đốc khô để hoàn thiện, sau đó là bến cảng nơi lắp ráp trang thiết bị, thử nghiệm trước khi bàn giao cho hải quân Trung Quốc.

Bức ảnh vệ tinh thương mại có chất lượng khá cao cho thấy hình ảnh tàu ngầm đủ để phân biệt các loại tàu ngầm khác nhau, xác định các chi tiết thiết kế như kích thước và bố cục của khoang tên lửa. Một trong những bức ảnh gần đây nhất cho thấy một tàu ngầm lớp Tấn SSBN trong ụ tàu với hai trong số 12 cửa ống phóng tên lửa mở. Ngoài ra còn có nhiều phần vỏ thân tàu ngầm tháo rời đặt trên mặt đất bên cạnh khu nhà xưởng.

Nhà máy đóng tàu Bột Hải, ảnh chụp từ trên cao cho thấy nhà lắp ghép thân tàu, cảng cạn và cảng hoàn thiện tàu ngầm

Nhà máy đóng tàu Bột Hải của Trung Quốc là nhà máy đóng tàu hỗn hợp, tại đây có xưởng đóng tàu ngầm nguyên tử, xưởng đóng tàu chở dầu thương mại và tàu chở hàng trong một nửa chục cảng cạn. Trong bức ảnh hỗn hợp được chụp ngày 11.10 và ngày 25.10.2013 cho thấy một tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn SSBN trong ụ tàu và một số phần thân tàu của một chiếc tàu ngầm khác đang chờ lắp ráp.

Ngoài ảnh vệ tinh, du khách cũng chụp ảnh và công khai trên Google Panoramio hoặc các trang web mạng xã hội khác khác. Một trong những bức ảnh (xem dưới đây) cho thấy toàn cảnh nhà máy đóng tàu, bên cầu tàu với những cần cẩu là hai tàu ngầm lớp Tấn mang tên lửa đạn đạo được ghi nhận vào năm 2007.

Toàn cảnh nhà máy đóng tàu hạt nhân, cạnh những chiếc cần cẩu là một chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Jin.

Căn cứ tàu ngầm lắp đặt trang bị Đảo Tiểu Bình

Sau khi các tàu ngầm đóng mới hoặc sửa chữa được hoàn thành nhà máy đóng tàu Bột hải, các tàu ngầm sẽ được đưa đến căn cứ Đảo Tiểu Bình gần Đại Liên.

Căn cứ này được sử dụng để lắp đặt vũ khí, trang thiết bị chiến đấu cho các tàu ngầm trước khi đưa vào hoạt động. Tại căn cứ này, tên lửa đạn đạo thử nghiệm được lắp đặt vào các ống phóng của tàu ngầm và được phóng thử từ biển Bột Hải vượt qua lãnh thổ Trung Quốc vào sa mạc Thanh Hải.

Đảo Tiểu Bình cũng là căn cứ cho tàu ngầm duy nhất của Trung Quốc lớp Golf  SSB, một chiếc tàu ngầm có thiết kế đặc biệt trước đây được dùng để kiểm tra và thử nghiệm phóng tên lửa đạn đạo SLBM.

Căn cứ tàu ngầm Đảo Tiểu Bình được nâng cấp nhiều lần trong 15 năm qua trong đó một bến tàu được mở rộng để có thể cho các tàu ngầm nguyên tử  lớp Tấn SSBN lớn hơn.

Căn cứ tàu ngầm Đảo Tiểu Bình, tại đây các tàu ngầm được lắp đặt trang thiết bị chiến đấu và lắp tên lửa thử nghiệm vào ống phóng tên lửa, phóng thử nghiệm từ biển Bột Hải

Tháng 7.2007, lần đầu tiên trong một bức ảnh vệ tinh thương mại đã phát hiện chiếc tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn SSBN

Hai lần trong hai năm, các nhà quan sát đã ghi nhận vào tháng 3.2009 và tháng 3. 2011, cùng lúc hai tàu ngầm nguyên tử lớp Tấn SSBN đã cập cảng căn cứ Đảo Tiểu Bình cùng một thời gian.

(còn tiếp)