Ấn Độ ngoại giao marathon. lo ngại hình thành 2 cực Trung - Mỹ

VietTimes -- Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang cảnh giác với sự hình thành thể chế phân hóa hai cực giữa Washington và Bắc Kinh - thể chế mà trong đó Ấn Độ sẽ rơi vào thế yếu ở Ấn Độ Dương.
Ngày 3/6/2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiến hành hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters/Kyodo
Ngày 3/6/2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiến hành hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Ảnh: Reuters/Kyodo

Tờ Nikkei Shimbun (Nhật Bản) ngày 22/6 cho rằng sau nửa năm để "trống" về ngoại giao, vừa qua Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tiến hành thăm 3 nước Tây Âu và Nga.

Trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump (người theo đuổi chính sách tập trung vào trong nước) lên cầm quyền, thế giới gia tăng tính không xác định, ông Narendra Modi đi thăm các nước nhằm tìm cách ngăn chặn sự thụt lùi của "toàn cầu hóa" và xuất hiện "cục diện hai cực mới" do Mỹ và Trung Quốc tạo ra.

Trong thời gian ông Narendra Modi tiến hành chuyến thăm, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu quá chặt chẽ, "trở thành khuôn khổ để các nước khác nhận được viện trợ vốn từ Mỹ", tuyên bố rút khỏi Hiệp định Paris.

Ngày 3/6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tiến hành hội đàm với Tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cho biết "Hiệp định Paris về ứng phó biến đổi khí hậu là tài sản chính trị của thế giới, là thứ chúng ta cùng chia sẻ". Điều này cho thấy ông Modi rõ ràng ủng hộ châu Âu.

Trong khi đó, tại St. Petersburg Nga ngày 2/6, ông Narendra Modi nhấn mạnh "bất kể có phải là Hiệp định Paris hay không, vì thế hệ sau, chúng tôi đều cam kết ngăn chặn toàn cầu nóng lên". "Con bài bảo vệ môi trường" trực tiếp liên quan đến thu hút đầu tư năng lượng có thể tái sinh đã trở thành thủ đoạn không thể thiếu của ngoại giao kinh tế Modi.

Ngày 2/6/2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiến hành hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kaixian
Ngày 2/6/2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tiến hành hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh: Kaixian

Sau khi nhậm chức Thủ tướng, bình quân 3 tháng, ông Narendra Modi lại thăm 6 nước, nhưng sau khi thăm Nhật Bản vào tháng 11/2016, ông Narendra Modi dừng đi nước ngoài.

Nguyên nhân là ông Narendra Modi rất bận rộn với việc xử lý các vấn đề trong nước, chẳng hạn tấn công tham nhũng và trốn thuế, bầu cử địa phương ở các bang chính.

Nhưng, ngoại giao của ông Narendra Modi đã được tái khởi động bắt đầu với chuyến thăm nước láng giềng Sri Lanka vào trung tuần tháng 5/2017. Sau đó, ông tiến hành chuyến thăm 1 tuần đến các nước như Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Nga.

Mặc dù vậy, trong các thành quả thăm này của ông Narendra Modi, thành quả thương mại, đầu tư với các dự án quy mô lớn là không nhiều. Ngoài thỏa thuận hợp tác với Nga xây dựng thêm 2 lò phản ứng ở miền nam Ấn Độ, thì đều có những chương trình thường gặp trong các văn kiện hợp tác như hợp tác chống khủng bố, thúc đẩy giao lưu giáo dục, văn hóa.

Ngoại giao marathon thiếu thành quả cụ thể làm cho các nhà quản lý cao cấp của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Ấn Độ cảm thấy thất vọng. Một quan chức tài chính hàng đầu của doanh nghiệp Tây Ban Nha tại New Delhi cho biết: "Thủ tướng Ấn Độ lần đầu tiên thăm Tây Ban Nha trong gần 30 năm qua, nhưng lại về tay không".

Trả lời phỏng vấn tờ Nikkei Asian Review, quan chức tài chính này nói: "Ông Modi đến, uống một chén trà, sau đó rời đi". Chương trình thăm Tây Ban Nha của ông Narendra Modi chỉ diễn ra trong ngày 31/5, tức là giữa chuyến thăm Đức và Nga, ông Modi chỉ tận dụng một ngày để thăm Tây Ban Nha.

Ngày 2/6/2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg, Nga. Ảnh: Caixin.
Ngày 2/6/2017, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi phát biểu tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St. Petersburg, Nga. Ảnh: Caixin.

Tại diễn đàn kinh tế quốc tế tổ chức ở St. Petersburg Nga, ông Narendra Modi đã phát đi một thông điệp khác: "Thế giới đã không còn là thể chế phân hóa hai cực của vài chục năm trước". Phát biểu này được cho là ông Narendra Modi đang cảnh giác với sự hình thành thể chế phân hóa hai cực giữa Washington và Bắc Kinh, giống như đối đầu giữa Mỹ và Liên Xô cũ trong thế kỷ trước.

Ông Narendra Modi lo ngại Trung Quốc và Mỹ sẽ xây dựng thể chế phân hóa hai cực mới. Nếu tình hình này xảy ra, so với Trung Quốc, Ấn Độ sẽ rơi vào thế yếu ở Ấn Độ Dương.

Từ sau thập niên 1960 Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ ông Jawaharlal Nehru đề xướng Phong trào không liên kết trên toàn cầu, để duy trì tính tự chủ về chiến lược, Ấn Độ luôn tìm cách thúc đẩy "ngoại giao toàn diện" và "ngoại giao khoảng cách cân bằng".

Hiện nay, ông Narendra Modi hầu như đã thay đổi đường lối này, cho dù là ngoại giao toàn diện.

Nhưng cùng với việc Nhật - Mỹ - Âu xây dựng quan hệ hợp tác mang tính chiến lược, ông Modi đã thận trọng duy trì ý thức về khoảng cách với Trung Quốc - quốc gia đang tìm cách tăng cường vai trò ảnh hưởng ở Nam Á và Ấn Độ Dương, cho dù chính quyền Narendra Modi hết sức mong muốn nhận được đầu tư từ Trung Quốc.

Ngày 30/5/2017, Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Đức Angela Merkel tiến hành hội đàm tại Thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: Nanyangpost
Ngày 30/5/2017, Thủ tướng Narendra Modi và Thủ tướng Đức Angela Merkel tiến hành hội đàm tại Thủ đô Berlin, Đức. Ảnh: Nanyangpost