Gần đây Apple đã thông báo về việc bán ra điện thoại iPhone 8 và iPhone X, những chiếc điện thoại với thiết kế rất đẹp và nhiều tính năng mới.
Apple cũng hy vọng hình thành nên một cộng đồng mới quanh những chiếc điện thoại này. Trước khi bán ra các sản phẩm này, Angela Ahrendts, Giám đốc bán lẻ của Apple nói rằng các cửa hàng của họ sẽ được gọi là “Town Squares” (Các quảng trường thị trấn), và số Town Square này sẽ tăng lên gấp đôi thành các khu vực công cộng, cạnh tranh với các trung tâm thương mại ngoài trời và trong nhà.
Sự kiện giới thiệu sản phẩm đình đám này đã được hàng triệu người theo dõi qua livestream và qua các diễn đàn, blog và các phương tiện truyền thông đưa tin khác.
Tôi cũng nằm trong số những người theo dõi đó.
Vậy, cái gì đã thu hút nhiều người đổ xô vào chiếc điện thoại đó? Chắc chắn, đó không chỉ là bởi thiết kế đột phá hay bởi sự kết nối với một cộng đồng.
Trong cuốn sách “Growing Down: Theology and Human Nature in the Virtual Age”, tác giả cuốn sách đã mô tả những chiếc điện thoại đã trở thành một sự khao khát cơ bản của con người, như là một phần của con người.
Đây là ba lý do mà tác giả cuốn sách đưa ra để giải thích cho việc tại sao con người lại yêu thích những chiếc điện thoại đến vậy.
1. Là một phần trong cái tôi mở rộng của con người
Cái tôi của con người được định hình ngay cả khi chúng ta đang chỉ là bào thai. Tuy nhiên, sự phát triển của cái tôi diễn ra nhanh chóng sau khi chúng ta được sinh ra. Một đứa trẻ mới được sinh ra, đầu tiên và quan trọng nhất, gắn chặt với người nuôi dưỡng chăm sóc nó và sau đó mới là các sự vật – tất cả hình thành nên cái mà ta gọi là “cái tôi mở rộng”.
Nhà tâm lý học hàng đầu của Mỹ thế kỷ 20, William James là một trong những người đầu tiên nói về cái tôi mở rộng. Trong cuốn sách của mình có tên gọi là “Principles of Psychology”, James đã định nghĩa cái tôi là “tổng hòa của tất cả những gì mà người ta có thể gọi họ, không chỉ là cơ thể và sức mạnh tâm lý, mà còn cả quần áo và nhà cửa, vợ con anh ta nữa”.
Mất đi bất cứ phần nào trong cái tôi mở rộng, đó có thể là tiền bạc hoặc vật gì đó có giá trị, như ông giải thích, thì có thể dẫn đến cảm giác mất mát rất lớn. Ví dụ, trong thời thơ ấu, những đứa trẻ khóc nếu chúng bỗng nhiên bị mất đi cái núm vú giả hay đồ chơi yêu thích, những vât dụng đã trở thành một phần trong cái tôi mở rộng của chúng.
Điện thoại cũng có vai trò tương tự. Đối với con người, cũng không phải hiếm khi bỗng nhiên trở nên lo lắng nếu làm rơi hay không tìm thấy điện thoại của mình. Mức độ lo lắng thể hiện tần suất chúng ta kiểm tra các thiết bị điện tử của mình.
Nhà tâm lý học Larry Rosen và các đồng nghiệp tại đại học California State University phát hiện ra rằng có đến 51% những người sinh vào những năm 1980 và 1990 cảm thấy mức độ lo lắng vừa phải khi họ không kiểm tra các thiết bị di động của mình trong hơn 15 phút. Điều thú vị là tỷ lệ này giảm nhẹ xuống còn 42% đối với những người sinh từ 1965 đến 1979.
Lý do chính là bởi những người này ra đời trong giai đoạn mà các thiết bị công nghệ cầm tay chỉ mới bắt đầu xuất hiện. Đối với nhóm người này, điện thoại chỉ trở thành một phần trong cái tôi cá nhân mở rộng của họ khi họ đã bước vào thời kỳ cuối của tuổi teen hoặc đầu giai đoạn trưởng thành rồi.
2. Gợi nhớ lại các mối quan hệ thân thuộc
Không chỉ là cái tôi cá nhân mở rộng, smartphone, đặc biệt là các trò chơi, các ứng dụng và các thông báo, đã trở thành một phần thiết yếu trong cảm giác cái tôi của họ.
Và biểu hiện của nó như sau:
Dựa vào thuyết tâm lý động học cho rằng tuổi thơ của con người trải qua quá trình hình thành nhân cách, tôi cho rằng mối quan hệ của chúng ta với công nghệ phản ánh môi trường mà cha mẹ chúng ta tạo ra để chăm sóc nuôi nấng ta. Như nhà tâm thần học người Anh Donald W. Winnicott viết, môi trường này, làm chức năng như một sự tiếp xúc, nhận thức sâu sắc về những gì mà một đứa trẻ cần, hình thành và duy trì ánh mắt quan sát theo dõi.
Tương tự như vậy, chúng ta khi đã trở thành người lớn, lại trải qua lại sự tiếp xúc và sở hữu qua chiếc điện thoại của chúng ta. Công nghệ tạo cho chúng ta một không gian mà ở đó cái tôi được thỏa mãn, chơi và cảm thấy sinh động – một không gian mà trước đây đã được người chăm sóc nuôi nấng mang lại.
Khi chúng ta cầm trong tay chiếc điện thoại của mình, nó nhắc chúng ta nhớ lại những khoảnh khắc thân quen – khoảng khắc đó có thể từ thời thơ ấu hay thời trưởng thành của ta. Hợp chất hóa học trong não dopamine và hóc môn tình yêu oxytocin, góp phần đóng vai trò vào sự nghiện “cao”. Những hợp chất hóa học này cũng tạo ra cảm giác sở hữu và gắn kết.
Cầm điện thoại cũng có ảnh hưởng tương tự khi cha mẹ nhìn ngắm đầy yêu thương vào đứa con hoặc khi hai người yêu nhau nhìn say đắm vào mắt nhau. Theo lời của ông Philip Schiller, quan chức cao cấp của Apple thì: iPhone X “biết bạn là ai”.
Sự nhận định trên lý thuyết cũng trùng với những gì ta biết về chất dopamine và oxytocyn. Ví dụ, truyền thống những người theo Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo nhận định Chúa là một vị chúa thân tình, người theo dõi trực tiếp và tạo ra môi trường chăm sóc tận tình. Trong Kinh Thánh, Số 6: 24-26, viết: “Chúa phù hộ cho bạn và bảo vệ bạn. Chúa tạo ánh hào quang lên bạn và nhân từ với bạn. Chúa ngoảnh mặt xuống với bạn và mang lại cho bạn sự bình an”.
3. Đáp ứng đầy đủ nhu cầu để sản xuất và tái sản xuất
Nhà nhân chủng học Michael Taussig nhắc chúng ta rằng “bản chất thứ hai của chúng ta là sao chép, bắt chước, tạo các hình mẫu, và tìm kiếm sự khác biệt” khi chúng ta cố gắng để trở thành một cái tôi tốt đẹp hơn và khác biệt.
Điện thoại giúp chúng ta thực hiện điều đó. Chúng ta chụp ảnh, chỉnh sửa các hình ảnh, tham gia thảo luận, selfie và cứu vớt những người khác. Bằng cách trao đổi qua lại, chúng ta đang kết hợp cùng nhau trong một cuộc trò chuyện. Thông qua tìm kiếm, chúng ta trở nên hiểu biết (thậm chí nếu chúng ta có thiếu đi sự khôn ngoan đi nữa). Do đó, chúng ta tham gia cùng tổ tiên, những người đã viết vẽ lên các bức tường trong hang đá và kể các câu chuyện quanh đống lửa.
Do đó chúng ta cũng không nên ngạc nhiên khi smartphone hiện nay chiếm đến 46% thời gian chúng ta sử dụng vào internet.
Tỷ lệ đó được cho là sẽ lên 75% vào năm 2021. Dường như chúng ta đang hướng đến cuộc sống với chiếc điện thoại trong tay mình.
Sống với công nghệ
Tuy nhiên, đôi khi nói về điều này, tôi cho rằng chúng ta cần phải thấy được trong con người mình và cần phải làm gì đó khác biệt.
Chúng ta có thể thấy thất vọng nếu chúng ta hạn chế các không gian và các mối quan hệ vào chiếc màn hình điện thoại nhỏ bé hay “các quảng trường thị trấn”.
Chúng ta cần các mối quan hệ thân tình mà ở đó chúng ta cho và nhận sự quan tâm, ở đó chúng ta nhìn nhau một cách say đắm. Chúng ta cũng cần không gian – đôi khi không gian đó là trực tuyến - ở đó chúng ta có thể tạo ra các mối liên kết sâu đậm, chúng ta có thể nghỉ ngơi, chơi và khám phá.
Do đó, khi một số người trong chúng ta đang hướng về khu Town Square để mua chiếc iPhone mới nhất hay mua trực tuyến, thì tốt nhất cần phải nhớ đến tuyên bố của nhà nghiên cứu lịch sử công nghệ Melvin Kranzberg: “Công nghệ không tốt cũng không xấu, công nghệ cũng không trung lập”.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu