Trung Quốc đưa tiêm kích J-20 vào sử dụng

VietTimes -- Ngày 10.03.2017,  Reuters cho biết lực lượng không quân quân đội Trung Quốc chính thức tiếp nhận máy bay tiêm kích tàng hình mới nhất thế hệ 5 J-20 vào khai thác sử dụng trong biên chế. 
Máy bay tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc bay biểu diễn ở Chu Hải
Máy bay tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc bay biểu diễn ở Chu Hải

Theo tin từ Reuters , lực lượng Không quân Trung Quốc chính thức tiếp nhận và đưa đưa máy  bay tiêm kích thế hệ 5 J-20, sử dụng công nghệ stealth (tàng hình) vào đội hình trang thiết bị chính thức của lực lượng. Chiếc tiêm tích công nghệ tiên tiến này sẽ rút ngắn lại khoảng cách công nghệ hàng không quân sự Trung Quốc với các phương tiện chiến đấu, đang nằm trong biên chế của không quân Mỹ. 

Làn đầu tiên, máy bay tiêm kích tàng hình J-20 được đưa ra triển lãm công khai trước các phương tiện truyền thông đại chúng vào mùa thu năm 2016 trong khuôn khổ triển lãm hàng không Airshow China 2016, diễn ra từ ngày 01-06 tháng 11.2016 tại thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông.

Chuyến bay biểu diễn của J20 chỉ kéo dài vài phút, không thể hiện được nhiều tính năng kỹ chiến thuật của chiếc siêu tiêm kích thế hệ 5 không quân Trung Quốc. Các nhà phân tích và bình luận không quân đặt ra vô vàn nghi vấn. Rất nhiều người cho rằng, nguyên nhân khiến chuyến bay biểu diễn diễn ra ngắn ngủi và không trình diễn nhiều kỹ thuật hàng không tiên tiến là do những bất cập của động cơ của máy bay, chưa phù hợp với thực tế yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.  

Theo Reuters, có rất nhiều vấn đề đặt ra cho khả năng xuất khẩu tiềm năng của chiếc J-20. Liệu chiếc tiêm kích phản lực tàng hình này có đủ sức cạnh tranh với các máy bay tiên tiến của Mỹ như F-22 Raptor hoặc F-35 trong lĩnh vực trang thiết bị điện tử hàng không, được trang bị trên máy bay, hoặc tầm xa của radar, vũ khí trang bị lắp đặt trong thân máy bay?

Là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực không quân tiêm kích sử dụng công nghệ tàng hình trong hàng không quân sự, những máy bay thế hệ 5 của Mỹ được lắp đặt những công nghệ radar, điện tử tiên tiến nhất, khiến chiếc tiêm kích hiện đại trở thành một phương tiện chiến đấu thông minh, một trí tuệ nhân tạo thực sự bên cạnh người phi công dày dạn kinh nghiệm. Ví dụ, F-35 là siêu phẩm công nghệ, được phát triển từ các máy bay chiến đấu thông thường kết hợp với kinh nghiệm phát triển, khai thác sử dụng các phương tiện bay tàng hình khác như F-117, B-2, F-22.

Hàng không quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chương trình phát triển máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ thứ 5 J-20 khoảng 6 năm. Trong thời gian đó, Trung Quốc đã chế tạo thử một số nguyên mẫu J-20. Khác hơn với Nga và Mỹ, các máy bay J-20 không xuất hiện nhiều trên các phương tiện đại chúng, không có nhiều video ghi lại các chuyến bay thử nghiệm, khả năng cơ động hay cất hạ cánh của chiếc J-20 này. Tính năng kỹ chiến thuật của máy bay cũng không được công bố dù chỉ là dưới hình thức quảng cáo.

Các chuyên gia hàng không quốc tế cho rằng, sản phẩm tiên tiến của hàng không Trung Quốc J-20 có rất nhiều chi tiết giống như dự án máy bay tiêm kích thế hệ 5 MiG 1.44 của tập đoàn MiG, một số các chi tiết khác dường như là copy từ các máy bay F-22 và F-35 của Mỹ.

Từ video biểu diễn của J-20 trong triển lãm hàng không Chu Hải, nếu xét trên quy mô đưa sản phẩm hoặc công nghệ ra nước ngoài, có thể dự đoán rằng J-20 sẽ chỉ là các máy bay tiêm kích thế hệ 5 của lực lượng không quân Trung Quốc.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc trong chuyến bay biểu diễn tại Chu Hải Quảng Châu trong Airshow China 2016

NT