Thị trường điện toán đám mây Việt Nam tăng 18%

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Thị trường điện toán đám mây Việt Nam tăng trưởng kép và dự kiến đạt mức 18,8% và đạt doanh thu 553 triệu USD vào năm 2026.

Thị trường điện toán đám mây Việt Nam tăng trưởng kép, dự kiến đạt mức 18,8% và doanh thu 553 triệu USD vào năm 2026. Tuy nhiên, các ứng dụng dịch vụ trên nền tảng đám mây mới trong thời kỳ đầu.

Nghiên cứu của Q&me cho thấy dịch vụ dám mây ở Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ trong bối cảnh tăng trưởng trên toàn thế giới.

Theo số liệu, thị trường dịch vụ đám mây công cộng đang tăng trưởng khoảng 23% từ 2021 - 2024. Dự báo chi tiêu của người dùng cuối cho các dịch vụ đám mây công cộng trên thế giới tăng trưởng và đạt doanh thu tăng lên gần 600 tỷ USD vào năm 2023. Trong đó, doanh thu của mảng dịch vụ ứng dụng (SaaS) khoảng 208 tỷ USD, chiếm tỷ trọng trên 30%, còn lại là các dịch vụ cơ sở hạ tầng ứng dụng, dịch vụ cơ sở hạ tầng hệ thống…

Thị trường đám mây Việt Nam ước đạt 553 triệu USD năm 2026. (Ảnh minh họa: Internet)
Thị trường đám mây Việt Nam ước đạt 553 triệu USD năm 2026. (Ảnh minh họa: Internet)

“ Thị trường điện toán đám mây ở Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng kép hàng năm, với tốc độ 18,8% vào năm 2026”, báo cáo nêu. Từ quy mô 197 triệu USD của năm 2020, thị trường điện toán đám mây Việt Nam ước đạt con số 553 triệu USD vào năm 2026.

Thống kê từ cơ quan hữu quan cho thấy thị trường có trên 40 nhà cung cấp dịch vụ đám mây tại Việt Nam. Nhưng phần lớn thị phần vẫn nằm trong tay các doanh nghiệp nước ngoài như Google, Microsoft, Amazon với lợi thế hạ tầng và dịch vụ mạnh. Trong đó, Amazon Web Services nắm giữ khoảng 33%.

Các doanh nghiệp Việt hiện chỉ chiếm khoảng 20% thị phần đám mây trong nước với những tên tuổi như Viettel, VNPT, CMC, FPT…

Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 100% các cơ quan chính phủ sử dụng điện toán đám mây, 70% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng dịch vụ điện toán đám mây do doanh nghiệp nội cung cấp.

Nền kinh tế số phát triển đang kích thích mạnh mẽ nhu cầu chuyển đổi số và việc ứng dụng cloud trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, theo đánh giá, việc triển khai các dịch vụ ứng dụng SaaS tại Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi số mới ở những bước đầu tiên và chưa thể hoàn toàn thay thế cho hệ thống mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Theo ICTNews