8 xu hướng điện toán đám mây trong năm 2021

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Công nghệ điện toán đám mây đang dần trở nên phổ biến và đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp số. Hãy cùng điểm qua 8 xu hướng điện toán đám mây trong năm 2021 nhé.
Ảnh: Wipro Digital
Ảnh: Wipro Digital

Thế giới đã chứng kiến sự tăng trưởng đến chóng mặt của công nghệ điện toán đám mây kể từ sự gia tăng nhu cầu làm việc từ xa do đại dịch COVID-19. Trên thực tế, một số ước tính cho rằng chi tiêu cho công nghệ điện toán đám mây riêng tại thị trường Hòa Kỳ đạt 500 tỉ USD . Rõ ràng các tổ chức đã nhận ra điện toán đám mây là công nghệ cần thiết cho sự ổn định hoạt động kinh doanh cốt lõi của họ.

Sự thay đổi này không nằm ngoài dự đoán của các nhà khoa học công nghệ. Trong vài năm qua, nhóm chuyên gia nghiên cứu về điện toán đám mây DMTS của Wipro cũng đã nhận thấy một số xu hướng trong toàn ngành liên quan đến các lĩnh vực tăng trưởng điện toán đám mây chính, khả năng thích ứng với công nghệ mới và kỳ vọng của các công ty đối với giải pháp triển vọng này. Từ đó họ đã nhận định 8 lĩnh vực chính trong điện toán đám mây sẽ được tập trung trong năm 2021.

1. Tự động hóa đám mây

Khi hoạt động kinh doanh trực tuyến ngày càng trở nên phố biến, các công ty cần cải thiện bảo mật, quy trình sao lưu hợp lý và quản trị tốt hơn. Do đó, trọng tâm chính của công nghệ điện toán đám mây trong năm nay là tối ưu hóa tốt hơn thông qua tự động hóa. Tự động hóa đám mây là chìa khóa giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, triển khai liên tục, thúc đẩy đổi mới tổ chức, phản ứng nhanh nhẹn, khả năng sửa lỗi, nâng cao và khả năng mở rộng. Tự động hóa đám mây công cộng và riêng tư có thể áp dụng được trong nhiều ngành nghề, từ CloudOps và AIOps đến các giải pháp FinOps.

2. Nền tảng phát triển ứng dụng đơn giản

Các nhà phân tích cho rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến việc áp dụng các nền tảng mang lại sự phát triển nhanh chóng và ít phụ thuộc hơn vào các lập trình viên hàng đầu. Trên thực tế, Gartner ước tính rằng các nền tảng low-code platforms (ngôn ngữ hoặc môi trường giúp những người ít kinh nghiệm lập trình có thể tạo và phát triển phần mềm một cách dễ dàng thông qua việc kéo và thả) sẽ chiếm hơn 65% vào năm 2024. Ngoài ra, cứ ba doanh nghiệp thì có một doanh nghiệp sử dụng nền tảng phát triển đa trải nghiệm (MXDP) để tăng tốc độ và sự nhanh nhạy cần thiết để đi đến các hoạt động chuyển đổi số thành công.

3. Dịch vụ tích hợp đám mây

Đến năm 2022, ít nhất 65% các tổ chức lớn sẽ triển khai nền tảng tích hợp điện toán đám mây. Tại sao? Bởi vì ngày càng có nhiều tổ chức áp dụng SaaS và các ứng dụng dựa trên đám mây, nền tảng tích hợp đám mây sẽ là cần thiết để giúp các công ty xử lý tích hợp liền mạch. Nền tảng này thường sẽ được xây dựng bằng cách sử dụng các cổng API, iPaaS tốt nhất và sẽ có khả năng tích hợp low-code platforms được hỗ trợ bởi AI. Các bộ phận như tiếp thị và nhân sự cần xây dựng các nền tảng tích hợp của riêng họ để lấy dữ liệu từ các ứng dụng SaaS cho nhu cầu báo cáo và phân tích.

4. Điện toán an toàn

Điện toán an toàn, một thuật ngữ được sử dụng cách đây nhiều thập kỷ cho việc triển khai máy ATM ngân hàng, và hiện chúng đang phát triển để áp dụng cho công nghệ điện toán đám mây. Khi các công ty ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các dịch vụ đám mây, thì quyền riêng tư của dữ liệu trên đám mây cũng phải được nâng cao. Mục tiêu chính của điện toán an toàn là cung cấp cho các doanh các công ty sự đảm bảo rằng dữ liệu của họ trên đám mây được bảo vệ an toàn hơn, giảm thiết tối đa các rủi ro, và quan trọng hơn, chỉ những người có thẩm quyền mới có thể truy cập được. Nhiều giải pháp đang được đề xuất trong cải tiến phần cứng, cung cấp dịch vụ đám mây và mã nguồn mở.

Lộ trình mã hóa dữ liệu rất thú vị. Ngành công nghiệp sẽ chứng kiến ​​các nền tảng được cung cấp cho chăm sóc sức khỏe, tài chính, chính phủ, viễn thông... Ngoài ra, khi việc chuyển đổi sang 5G thúc đẩy sự phát triển của IoT và điện toán, nhu cầu về các giải pháp AI và máy học để xử lý dữ liệu nhạy cảm sẽ ngày càng tăng, mang đến các giải pháp tốt hơn, nhanh hơn, đáng tin cậy hơn và quan trọng nhất là an toàn hơn cho khách hàng.

5. Điện toán biên (Edge Computing)

Điện toán biên về bản chất là một dạng điện toán đám mây trong đó điện toán được phân phối trên các thiết bị thay vì ở một vị trí, trên cái được gọi là “máy chủ gốc” trong điện toán đám mây. Trên thực tế, “Edge Cloud Computing” tái tạo một hệ thống giống như đám mây bằng cách sử dụng “máy chủ biên” hoặc “micro-server” thay vì máy chủ gốc.

Đây là những phần mở rộng cho mô hình ứng dụng gốc đám mây. Trò chơi, truyền thông, giải trí và IoT công nghiệp (IIoT) đang thúc đẩy sự phát triển của điện toán biên. Trên thực tế, Gartner dự đoán IIoT sẽ đạt 25,1 tỉ USD vào năm 2021. Loại mở rộng này khiến IIoT trở thành trọng tâm chính. Một báo cáo của Grand View Research ước tính điện toán biên đa truy cập toàn cầu sẽ đạt 15,4 tỉ USD vào năm 2027 tại Bắc Mỹ. Châu Á - Thái Bình Dương sẽ là các thị trường tiềm năng nhất.

6. Cloud Native

Cloud Native là quá trình xây dựng các dịch vụ và ứng dụng tận dụng nhiều lợi ích của điện toán đám mây. Cấu trúc Cloud Native có khả năng mở rộng cao, hỗ trợ tự động hóa và độ linh hoạt của các dịch vụ gốc đã làm công nghệ này trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp lớn. Tốc độ, sự nhanh nhẹn, sự phát triển của Internet vạn vật (IoT), các sáng kiến Công nghiệp 4.0 và việc triển khai 5G đều đang thúc đẩy nhu cầu về điện toán Cloud Native.

7. Dịch vụ dữ liệu đám mây

Khi việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây phát triển, nó đã giúp thúc đẩy trải nghiệm của khách hàng và tăng tốc độ trong kinh doanh. Việc áp dụng và di chuyển dữ liệu nhanh chóng, cùng với việc tạo ra thông tin dữ liệu mới và sâu sắc đòi hỏi khả năng quản trị và các dịch vụ dữ liệu đám mây hữu ích.

- AWS, công ty hàng đầu về dịch vụ đám mây, đã đầu tư rất nhiều vào không gian dữ liệu. Một trong những sáng kiến mới mang tính đột phá nhất mà công ty này giới thiệu là Dữ liệu mở. Nó cho phép bất kỳ ai cũng có thể chia sẻ dữ liệu trên AWS; mục tiêu là giảm thời gian thu thập dữ liệu và dành nhiều thời gian hơn cho việc phân tích.

- Azure nổi tiếng với khả năng Phân tích và Dự đoán bằng cách tái cấu trúc các dịch vụ dữ liệu đám mây cốt lõi xung quanh các kho dữ liệu hoạt động và phân tích chung.

- Google Cloud đã dẫn đầu trong việc nắm bắt dữ liệu lớn bằng cách phát triển các dịch vụ liên quan trong một thời gian dài. Dịch vụ này sở hữu nhiều tính năng như Nhập, Lưu trữ, Xử lý, Phân tích, Khám phá và Trực quan hóa dữ liệu.

8. Áp dụng Multi-Cloud

Nhiều doanh nghiệp lớn đang chọn sử dụng cấu trúc Multi-Cloud. Theo định nghĩa, Multi-Cloud là việc tận dụng nhiều dịch vụ đám mây từ một hoặc nhiều nhà cung cấp khác nhau trong cùng một doanh nghiệp. Đây có thể là sự kết hợp của các đám mây Công cộng và Riêng tư. Theo báo cáo của Flexera State of Cloud 2020 cho thấy có tới 93% doanh nghiệp thích chiến lược Multi-Cloud vì những lợi ích này: tránh bị nhà cung cấp khóa truy cập, tận dụng giá cả cạnh tranh, hiệu suất mạng, bảo mật mạnh mẽ và quản lý rủi ro nâng cao.

Với sự ra đời của nhiều nhà cung cấp đám mây, việc quản lý dữ liệu ngày càng trở nên quan trọng. Các nhà cung cấp nền tảng và phần mềm sẽ cần thêm các khả năng để quản lý các giải pháp nền tảng hỗn hợp và Multi-Cloud nhằm đẩy nhanh quá trình xây dựng và triển khai các ứng dụng một cách liền mạch, tiện dụng nhất.

Tóm tắt

Điện toán đám mây không phải là công nghệ mới, nhưng do đại dịch COVID-19, đã thúc đẩy các doanh nghiệp lớn tăng cường các kế hoạch áp dụng đám mây của họ. Theo MarketsandMarkets, trên toàn cầu, ước tính chi tiêu cho công nghệ điện toán đám mây sẽ đạt 832,1 tỉ USD vào năm 2025.

Việc chuyển đổi số nhanh chóng và áp dụng điện toán đám mây đang thúc đẩy nhu cầu về các công nghệ, dịch vụ đám mây sáng tạo bao gồm tự động hóa đám mây, nền tảng phát triển ứng dụng đơn giản, dịch vụ tích hợp đám mây, điện toán an toàn, điện toán biên, diện toán Cloud-Native, dịch vụ dữ liệu và quản trị cũng như áp dụng Multi-Cloud. Đây là những xu hướng điện toán đám mây sẽ tiếp tục được chú trọng trong suốt năm 2021.

Theo Wipro Digital