Rác thải nhựa và vi nhựa đang gây ô nhiễm toàn cầu. Trên đỉnh Everest, trong băng ở Bắc Cực và các rãnh đáy đại dương sâu nhất, trong dạ dày của động vật, trong thức ăn, nước uống và thậm chí là máu của con người.
Sự ô nhiễm toàn cầu là kết quả của lượng nhựa khổng lồ mà con người tạo ra, hiện đã gấp 200 lần so với năm 1950. Nhưng cho đến nay, thế giới mới chỉ tái chế được khoảng 9%, phần còn lại xả thải vào môi trường.
Các chuyên gia môi trường từ lâu đã cảnh báo, thế giới không thể sử dụng phương thức tái chế để thoát khỏi cuộc khủng hoảng nhựa toàn cầu, nhưng một số công ty và tổ chức phi chính phủ hiện đang cung cấp cho các công ty chất dẻo cơ hội trở thành "trung hòa nhựa" bằng phương pháp “bù trừ”. Hiện nay, “bù trừ” nhựa đang là một ngành công nghiệp đang phát triển.
Phương thức hoạt động của “bù trừ” nhựa
Các công ty muốn “bù trừ” nhựa sản xuất ra phải trả một khoản phí cho các tổ chức phi chính phủ và các công ty trong lĩnh vực bù trừ nhựa. Những chương trình "bù trừ" nhựa cho phép các cá nhân và công ty đầu tư vào các dự án môi trường để cân bằng lượng rác thải sẽ đổ vào môi trường.
Khoản tiền này được sử dụng để các nhà cung cấp dịch vụ "bù trừ" nhựa thu thập một lượng nhựa tương ứng hoặc từ các nhà cung cấp dịch vụ “bù trừ" nhựa bên thứ ba ở các nước đang phát triển. Trong một số trường hợp, một phần lượng nhựa thu gom được tái chế, phần còn lại bị thiêu hủy. Nhưng cũng không rõ ràng, đặc biệt là bên thứ 3 ở các nước đang phát triển, nhựa được thu gom và tái chế như thế nào.
Sinh vật biển cũng chịu tác động nặng nề của ô nhiễm nhựa. Ảnh DW |
Các nhà cung cấp dịch vụ này cung cấp cho khách hàng cái gọi là chứng chỉ “trung hòa nhựa" hoặc "tín dụng thu tiền" từ sản xuất nhựa.
Một trong những doanh nghiệp tiên phong trên thị trường là công ty rePurpose Global có trụ sở tại New York. Khi các công ty đầu tư vào các chương trình thu gom và tái chế, doanh nghiệp sẽ nhận được chứng chỉ "trung hòa nhựa" và sau đó sử dụng chứng chỉ này để tiếp thị sản phẩm. Đồng thời, các doanh nghiệp vẫn tiếp tục cung cấp các sản phẩm nhựa như trước đây.
Trong một tuyên bố với trang DW, rePurpose Global cho biết chứng chỉ này không chứng nhận cho các công ty, không "chính thức cam kết giảm sử dụng nhựa". Chứng chỉ này chỉ cung cấp cho các thương hiệu và công ty sản xuất nhựa tham gia vào “tái chế nhựa có đạo đức" từ các dự án thu gom và tái chế rác thải để hỗ trợ các doanh nghiệp hướng tới chuỗi cung ứng 100% vòng tròn. "
Alix Grabowksi, Giám đốc Khoa học Vật liệu và Nhựa tại Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên (WWF) nhận xét, sẽ logic nếu các sản phẩm được cho là “trung hòa nhựa” sẽ không làm tăng lên số lượng chất thải chất thải nhựa. Nhưng thực sự không phải vậy. Thật sự là sai lầm khi một công ty đưa ra tuyên bố sản phẩm có chứng chỉ “trung hòa nhựa” nhưng vẫn là sản phẩm nhựa, gây ô nhiễm môi trường.
Các công ty được chứng nhận là "trung hòa nhựa" ủng hộ cho định hướng xử lý chất thải tốt hơn, nhưng vẫn tiếp tục sản xuất các bao bì nhựa thông thường và gây ô nhiễm môi trường. Ảnh công ty rePurpose Global. |
“Bù trừ” nhựa có phải chỉ là "greenwashing"?
Greenwashing một hình thức quảng cáo hoặc tiếp thị xoay vòng trong đó PR xanh và tiếp thị xanh được sử dụng một cách lừa dối để thuyết phục công chúng rằng, doanh nghiệp có mục tiêu và chính sách thân thiện với môi trường.
Phân tích thị trường của tổ chức phi chính phủ Mỹ "The Circulate Initiative" cho thấy nguy cơ greenwashing rõ ràng, trên hết là do sự thiếu minh bạch. Trong số 32 dự án “bù trừ” nhựa được nghiên cứu, chỉ có 3 dự án có mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và tiêu thụ sản phẩm nhựa.
Chuyên gia chiến lược truyền thông Tom Zoete thuộc tổ chức môi trường Recycling Netwerk Benelux, trong cuộc phỏng vấn với DW cũng tỏ ra hoài nghi. Ông nói DW: “Toàn bộ vòng đời của nhựa gắn liền với tiêu thụ tài nguyên, dầu mỏ và năng lượng để sản xuất nhựa, vận tải, v.v. Chỉ có những doanh nghiệp không sử dụng nhựa để sản xuất sản phẩm mới có thể được coi là “trung hòa nhựa”. Nhưng trong các chương trình “bù trừ” nhựa, vấn đề này vẫn chưa rõ ràng và các doanh nghiệp, có chứng chỉ “trung hòa nhựa” vẫn tiếp tục tác động bổ sung vào rác thải nhựa.”
rePurpose Global tuyên bố thu thập 7 triệu kg nhựa, sẽ trở thành rác thải làm ô nhiễm môi trường mỗi năm. 100% nhựa tái chế được sản xuất thành quần áo, thùng rác hoặc vật liệu xây dựng đường xá và nhà ở.
Những gì không thể tái chế sẽ được đốt để tạo ra nguồn năng lượng cho ngành công nghiệp xi măng, thay thế cho than trong quá trình này. Các nhà phê bình cho rằng, việc sử dụng này chỉ dẫn đến việc thay thế một loại nhiên liệu bẩn bằng một loại nhiên liệu khác và vẫn tiếp tục gây ô nhiễm không khí.
Tháng 3/2022, 200 quốc gia đạt được đồng thuận đầu tiên về các quy tắc bắt buộc đối với sản xuất , tiêu thụ và xả thải nhựa năm 2024. WWF gọi thỏa thuận này là lịch sử.
"Bí ẩn" của tái chế
Các sản phẩm và bao bì làm bằng nhựa: Ngành công nghiệp hóa dầu cũng thu lợi nhuận lớn. Ảnh DW |
99% nhựa tiêu dùng được sản xuất bằng phương pháp hóa dầu, các ngành liên quan đến khai thác và xử lý nhiên liệu hóa thạch có lợi ích liên quan đến việc tiếp tục sản xuất nhựa. Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự đoán rằng hóa dầu sẽ trở thành động lực lớn nhất trong ngành xăng dầu.
Mùa xuân năm 2022, Rob Bonta, Tổng chưởng lý Bang California mở một cuộc điều tra sâu rộng chống lại ExxonMobil. Ông cáo buộc tập đoàn dầu mỏ khổng lồ dầu mỏ trong nhiều thập kỷ biết rõ về những nguy hiểm do nhựa gây ra. ExxonMobil đã tham gia vào một "chiến dịch tích cực" để duy trì "huyền thoại rằng tái chế có thể giải quyết cuộc khủng hoảng nhựa." ExxonMobil phủ nhận mọi cáo buộc này.
Theo DW