Đó là những hoạt động không mấy lợi ích cho mục đích chính của bạn là nghiên cứu và học hỏi những kiến thức bổ ích cho quá trình học tập của mình.
Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu về cách sử dụng một máy tính xách tay hiệu quả nhằm phục vụ cho công việc học tập của các bạn sinh viên.
1/ Sử dụng laptop đúng mục đích
Là một sinh viên, bạn đã biết phải quản lý thời gian và chi phối chúng sao cho hợp lý với các hoạt động khác nhau trong một ngày, một tuần, một tháng và một năm. Máy tính xách tay cũng vậy, khi bạn biết về nó và yêu thích nó thì phần lớn thời gian trong ngày bạn sẽ "ở lì" bên máy, và một lúc nào đó các kế hoạch, dự tính, các hoạt động cho riêng bản thân bạn sẽ ngày một mất đi, thay vào đó là sự sụt giảm về tư duy và thể chất khi mà sức hút mãnh liệt của máy tính và Internet khiến bạn không còn lưu tâm đến cuộc sống ngoài đời thực của mình. Bạn hãy cẩn thận sử dụng laptop của mình, xem nó như chỉ là một công cụ hỗ trợ bên cạnh những công việc quan trọng khác của bạn, có như vậy bạn sẽ làm chủ bản thân, dùng laptop cho những mục đích thật chính đáng.
2/ Lựa chọn phần mềm phù hợp với nhu cầu học tập
Nếu là học sinh sinh viên, bạn chỉ nên cài đặt một số phần mềm tiện ích phục vụ cho nhu cầu học tập, nghiên cứu của bạn. Điều này sẽ giúp bạn không vô tình bị cuốn hút vào những phần mềm ngoài mục đích học tập, gây lãng phí thời gian.
Sau đây là một vài phần mềm cần thiết nhất cho các bạn khi cài đặt một máy tính laptop "sinh viên":
- Phần mềm "trình điều khiển" (Driver softwares) máy tính: Phần mềm này luôn được các hãng sản xuất đóng gói thành một đĩa CD kèm theo khi bạn mua laptop, giúp bạn cài đặt để laptop có thể nhận biết các phần cứng, phần mềm khác khi bạn sử dụng sau khi cài đặt Windows. Đây cũng là phần mềm bắt buộc phải có trên bất kỳ máy tính nào. (Tốt nhất khi cài đặt driver thì bạn nên cài theo thứ tự: driver chipset, driver card màn hình, driver card âm thanh, driver card mạng LAN, Wireless,… -> sau đó cài lần lượt các driver còn lại).
- Phần mềm diệt virus (Antivirus): phần mềm này đảm bảo cho hệ điều hành của bạn "sạch sẽ" và hạn chế việc virus tấn công, chiếm quyền điều khiển hoặc dữ liệu của bạn bị hư hỏng, lây nhiễm sang những thành phần cá nhân quan trọng của bạn trong máy tính.
- Phần mềm giải mã và nghe nhạc, xem phim: Bạn có thể dùng phần mềm nghe nhạc VLC Media Player (phần mềm này có thể chạy hầu hết tất cả các định dạng video trên laptop của bạn và giúp bạn tránh "lãng phí" thời gian lên web tìm kiếm các codec (bộ giải mã tín hiệu hình ảnh, âm thanh) cho các định dạng video khác. Ngoài ra, phần mềm KM Player cũng có thể coi là bổ sung cho Windows Media Player truyền thống có sẵn trên hệ điều hành Windows, nhưng vẫn không tốt về mặt âm thanh bằng VLC Media Player. Bạn nào dùng Linux có thể sử dụng Democracy Player để chơi và tải phim, nhạc.
- Phần mềm đọc file PDF: Adobe Reader được lựa chọn với đại đa số người dùng, dùng để đọc các file định dạng PDF. Bạn có thể thử dùng một phần mềm hoàn toàn miễn phí khác là Foxit Reader chạy nhanh và "nhẹ nhàng" hơn thay thế cho Adobe Reader. Đối với người dùng Linux có thể sử dụng chương trình PDF Creator để tạo và xem các tài liệu PDF.
- Trình duyệt web Google Chrome: là trình duyệt được Google phát triển và phát hành miễn phí. So với các trình duyệt khác, Chrome chạy khá nhanh và tìm kiếm hiệu quả giúp tiết kiệm thời gian của bạn. Các bạn dùng HĐH Mac thường dùng trình duyệt Safari hoặc Firefox, còn Linux thì đã có một trình duyệt Firefox được cài đặt và được cho là phù hợp nhất.
- Tiện ích Adobe Flash player: cho phép bạn có thể xem thêm các đoạn clip Flash trên trình duyệt web, kể các file ".exe" trên máy tính xách tay của bạn.
- Phần mềm download: Internet Download Manager là công cụ download file rất phổ biến cho người dùng máy tính. Phần mềm cho phép tải về nhanh chóng hầu hết các định dạng file từ file nén cho đến file âm thanh, hình ảnh,…bạn có thể dùng phần mềm để download các tài liệu về các môn học, những bài tập, bài nghiên cứu được chia sẻ trên các trang forum, cộng đồng mạng thông qua Internet mà không làm bạn tốn thời gian nhiều.
- Microsoft Office: Đây là phần mềm không còn xa lạ đối với bất kỳ người dùng máy tính nào, phần mềm này có "cốt lõi" liên quan đến bất kỳ tài liệu nghiên cứu nào trên máy tính xách tay của bạn. Bạn có thể xem, trình diễn tài liệu, soạn thảo văn bản, chỉnh sửa hình ảnh,… Người dùng Linux có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở thích hợp hơn là Open Office (bạn có thể tải từ nguồn: OpenOffice.org) cho phép bạn tạo ra Word, Excel, PowerPoint và các tập tin PDF miễn phí khác.
- Phần mềm nén/giải nén các tập tin (file), thư mục (folder): WinRAR (có tính phí) hoặc 7-Zip (miễn phí) giúp bạn dễ dàng làm giảm kích thước (nén) và giải nén các files/ folders cần gửi, trao đổi với giáo viên, bạn bè...
3/ Tránh tải về trò chơi, phim ảnh, video không giáo dục, có nội dung không phù hợp từ internet để hạn chế bị "lo ra" trong khi học tập trên máy tính. Bằng cách này, tôi đảm bảo rằng bạn sẽ không còn phải lãng phí thời gian cho những hoạt động "vô bổ ích" nữa. Nếu bạn đã lỡ tải về thì tôi khuyên bạn nên xóa chúng vì trong chúng ta ai cũng ham muốn được vui chơi, giải trí và cuối cùng chúng ta rơi vào cái bẫy của việc sử dụng "sai mục đích" trên máy tính xách tay của mình.
Đam mê chơi game, xem, tải phim nội dung không phù hợp sẽ rất "có hại" trong học tập
4/ Nghe nhạc có chọn lọc: Thông thường sinh viên nghe nhạc quốc tế nhằm tăng kỹ năng nghe, hiểu tiếng nước ngoài của mình. Tuy nhiên, đại đa số sinh viên lại trở nên đam mê và họ bắt đầu nghe, duyệt rất nhiều bài hát, âm nhạc trực tuyến khác nhau và sau đó tải về một lượng lớn các bài hát đủ các thể loại mà lại không chú tâm vào việc mình đang làm, đang học. Nếu có nghe nhạc, bạn nên chọn nghe các bài nhạc êm dịu, có tính chất hòa tấu nhằm giúp bạn thư giãn sau một khoảng thời gian học tập căng thẳng, chỉ trong vài phút, tinh thần của bạn sẽ được thoải mái, bạn có thể trở lại việc học một cách minh mẫn hơn.
Tránh nghe nhạc có giọng hát hoặc giọng nói vì lời bài hát sẽ nhiễm vào tâm trí bạn và vô tình chúng gây cho bạn sự phân tâm. Hãy đảm bảo rằng bạn dùng âm nhạc để tăng năng suất cho việc học tập trên laptop bằng cách sử dụng âm nhạc như một chất xúc tác để cải thiện trí nhớ học tập của bạn mà đặc biệt là làm sao bạn dễ dàng ghi nhớ những điều hay vào bộ não chính mình.
Nghe nhạc có chọn lọc sẽ giúp bạn thư giãn và tiến bộ hơn trong học tập
5/ Sử dụng Internet hiệu quả: Hạn chế "lướt" Internet không nằm trong mục đích học tập như viết blog, tham gia mạng xã hội, không xem các trang web khiêu dâm, chơi game online... Bạn nên cân đối quỹ thời gian của mình và chỉ dành khoảng 2-3 giờ/ngày để dùng internet cho các hoạt động vui chơi, giải trí "online". Một khi đã đặt ra lịch học và chơi, bạn cần tuân thủ nghiêm túc. Nếu làm được điều này, việc học tập của các bạn sẽ đạt được những thành tích rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể vào những trang báo mạng để cập nhật những kiến thức mới, tránh lãng phí thời gian khi truy cập những trang web không đem lại hiệu quả học tập cho bạn.
Dùng Internet để cùng nhau học tập sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho sinh viên
Bạn cũng có thể sử dụng máy tính xách tay cho các cuộc trò chuyện video trực tuyến với giáo viên và bạn bè để loại bỏ các thắc mắc về các chủ đề đang học hoặc gửi email cho họ nhờ giải đáp hộ những điểm còn nghi ngờ. Đây là một trong những lợi ích tốt nhất của máy tính xách tay, ngay cả khi bạn đang ở trên giảng đường. Những phần mềm như Google Hangouts sẽ giúp bạn tạo một nhóm trò chuyện với giáo viên và bạn bè và thảo luận về các môn học, các dự án, các bài kiểm tra sắp tới và thậm chí nhiều hơn nữa.
6/ Thời gian sử dụng laptop hợp lý: Dù nhu cầu bạn sử dụng laptop nhiều đến đâu nhưng bạn nên giảm thiểu việc sử dụng hàng ngày với máy tính của bạn. Mỗi ngày nên dành tối thiểu từ 2-3 giờ cho việc nghiên cứu các sách vở, tài liệu giấy chứ không phải chỉ nghiên cứu trên máy tính xách tay. Bạn tìm hiểu thông tin từ sách vở sẽ chi tiết, rõ ràng và đầy đủ hơn về một vấn đề mà bạn đang nghiên cứu, và với việc phối hợp giữa sách và laptop sẽ giúp cho bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian khi bạn muốn làm rõ một vấn đề nào đó chưa rõ ràng. Nguyên tắc này cũng là chìa khóa để bạn sử dụng nghiên cứu hiệu quả với laptop của mình. Bạn hãy chú ý những điểm sau đây:
- Khi bạn đọc một cuốn sách tài liệu trong khóa học của bạn, chắc hẳn lúc nào đó bạn sẽ gặp phải những câu, những ý ghi trong sách khó hiểu, bạn nghi ngờ một điều trong sách nói có đúng hay không? Lúc này, bạn bắt đầu ghi lại các chủ đề đó, tạo một danh sách các điểm mà mình còn thắc mắc, ghi lại các chủ đề chưa rõ nghĩa, đánh dấu chúng trong cuốn sách bạn đang đọc/nghiên cứu. Tiếp theo, để giải đáp các vấn đề này cho bạn một cách rõ ràng, về những gì bạn cần phải tìm kiếm, bạn mở laptop lên và tra cứu những điểm bạn còn thắc mắc chưa có lời đáp trong cuốn sách, bạn bắt đầu tìm kiếm trên mạng để bổ sung thêm kiến thức cho mình. Bạn sẽ thấy bạn tiết kiệm được khá nhiều thời gian cho việc học tập.
- Đánh dấu (lưu bookmark/favourite) các trang web giáo dục quan trọng trong khi bạn tìm ra được lời giải đáp cho các vấn đề mà bạn gặp phải, để sau này khi bạn cần đến bạn không phải tìm kiếm lại nữa gây mất thời gian.
- Để sinh động hơn, thường những nhà khoa học, các giáo sư đã chuyển việc hướng dẫn cho sinh viên học bằng hình thức đưa các đoạn clip, video hướng dẫn trên các diễn đàn hoặc trên Youtube, bạn có thể tra và tìm kiếm những đoạn video này và dùng phần mềm Internet Download Manager để tải về, dùng làm dữ liệu học tập riêng của mình. Sử dụng các video được tải về làm cho việc nghiên cứu hiệu quả và nhanh chóng hơn. Bạn cũng có thể tải video có các chủ đề sắp được giảng dạy trên lớp để có các khái niệm trước, giúp bạn "gây ấn tượng" với giáo viên, bạn bè về khả năng học tập của bạn.
Dành thời gian nghiên cứu trên sách vở phối hợp dùng laptop để giải đáp thắc mắc là việc sử dụng laptop hiệu quả
Bên cạnh đó, thời gian sử dụng laptop là điều bạn cũng cần lưu ý. Hãy chắc rằng bạn không ngồi nhiều hơn 4 giờ liên tục bên máy tính xách tay của bạn. Cứ khoảng 1 giờ bạn nên đứng lên thực hiện vài động tác thể dục để tránh việc bị mỏi cổ, mỏi vai, đảm bảo rằng đôi mắt và cơ thể của bạn không bị căng thẳng do ngồi liên tục trên laptop.
7/ Tuyệt đối tránh các hoạt động mà có thể khiến bạn bị hút sâu vào "thế giới ảo" và sống với nhiều ảo tưởng trong đó. Bạn hãy sống đúng với thực tế của mình cho dù bạn có thất bại hay thành công hay vì bạn quá thần tượng một điều gì đó.
Hiện nay nhiều bạn trẻ tham gia vào thế giới ảo, kết bạn, vui chơi và ngày càng lệ thuộc, thậm chí "nghiện" khi mà trong thế giới ảo bạn nhận được nhiều lời chia sẻ, chúc tụng từ những người khác, thậm chí có cả những người "lạ" mà bạn chưa bao giờ biết đến. Tâm lý thích được khen ngợi, thích thể hiện mình cho dù có những điều không thật sự là bản chất con người bạn sẽ dần khiến bạn chìm đắm trong những điều "hư ảo" không có thực trong cuộc sống. Cuối cùng, khi những việc đó được "bão hòa" thì bạn nhìn lại, thời gian đã mất, sức học ngày càng yếu kém, bạn bè ai cũng thành công, chỉ còn lại bạn vẫn chưa hoàn tất khóa học của mình, ý chí học cho tốt để mai sau giúp đỡ gia đình của bạn không còn và rồi thực tế ai sẽ giúp bạn trở lại cuộc đời của bạn?. Hãy nhớ bạn là sinh viên, là tương lai cho đất nước sau này. Vì vậy, hãy sống sao cho có ích cho chính mình và xã hội. Và cuộc sống thực vẫn ý nghĩa và đáng sống hơn là cuộc sống ảo.
Sinh viên tuyệt đối nên tránh đắm chìm trong "thế giới ảo"
Tóm lại, laptop mang lại nhiều điều lợi ích cho bạn thì cũng làm thay đổi bản thân và cuộc sống của bạn theo chiều ngược lại, nhất là đối với tầng lớp học sinh, sinh viên. Nếu bạn tiếp thu những điều hay, những điều bổ ích thì khi sử dụng laptop sẽ giúp bạn khám phá và nâng cao những ý tưởng mới, nếu bạn "lạm dụng" laptop vào những mục đích để thỏa mãn sở thích cá nhân thì việc bạn thất bại trong học tập hoặc đánh mất mình là điều khó tránh khỏi. Sử dụng thế nào, tốt hay xấu đều là do ở chính bản thân của bạn. Vì vậy, tiếp tục khám phá những ý tưởng mới, trau dồi thêm kiến thức để bạn trở thành một sinh viên ưu tú với những ý tưởng tuyệt vời và kỹ năng vượt trội sẽ giúp bạn nắm chắc tương lai và thực hiện được nhiều ước mơ sau này trong suốt cuộc đời của bạn.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu