Ngày 20/3, trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, đã xuất hiện một video có nội dung tương tự phim “Paris bị ném bom” do Bộ Quốc phòng Ukraine dàn dựng và nhắn gửi NATO trước đó một tuần. Qua vị trí địa chỉ IP và các dữ liệu cho thấy người làm và gửi nó từ bên trong Ukraine.
Mở đầu video là hình ảnh một nữ du khách đang chụp ảnh với một tòa nhà trông giống như một cổng vòm phía sau. Đột nhiên, một chiếc máy bay chiến đấu bay vụt qua, sau đó là một tiếng nổ lớn gần cổng vòm phía sau, khói lửa bốc lên mù mịt. Rồi khuôn hình thay đổi với nhiều tòa nhà bị đánh bom, và thành phố đầy khói lửa bốc lên.
/ Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
|
Video dàn dựng "Berlin bị oanh kích" xuất hiện trên mạng xã hội Twitter ngày 20/3 (Nguồn: Huanqiu). |
Cuối video là một loạt dòng chữ khác nhau lần lượt xuất hiện: "Chiến tranh ngày càng đến gần", "Ukraine đang chiến đấu cho các giá trị của chúng ta", "Hãy ngăn chặn cuộc xâm lược của Nga".
Dòng chữ cuối cùng là phông chữ màu xanh và màu vàng của quốc kì Ukraine: "Hãy sát cánh cùng Ukraine".
Địa chỉ hiển thị cho thấy video được một người dùng Twitter Ukraine đăng tải, cùng với các hashtag # ifwefallyoufall (Nếu chúng tôi ngã gục, bạn cũng sẽ gục) và # closethesky (Thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine).
Hình ảnh cổng Brandenburg phía sau cho thấy đây là thủ đô Berlin của Đức (Ảnh trích video). |
Các cảnh tượng tương tự, với cùng các hashtag bắt đầu bằng dấu #, gợi nhớ đến một đoạn video dàn dựng đã được Bộ Quốc phòng Ukraine đăng tải trên tài khoản Twitter hôm 12/3 vào tuần trước. Vào thời điểm đó, các cơ quan truyền thông nước ngoài, bao gồm cả truyền thông Ukraine và Anh, đều đề cập rằng đoạn video được cắt ghép dàn dựng cho thấy kiến trúc bị đánh bom chính là tháp Eiffel ở Paris bị đánh bom. Bộ Quốc phòng Ukraine khi đó còn ghi “@NATO" kèm theo lời nhắn “Hãy lập vùng cấm bay ở Ukraine!"
Đoạn video mới xuất hiện hôm 20/3 không cho thấy rõ vị trí xảy ra "vụ oanh kích" trong phim, nhưng các cư dân mạng đã nhận ra đây là địa điểm "bị đánh bom" ở Berlin, Đức với cảnh Cổng Bandenburg, Tháp Truyền hình Berlin…và video này được thực hiện bằng cách cắt ghép.
Hình ảnh bom nổ cạnh Tháp truyền hình Berlin (Ảnh trích video). |
Có cư dân mạng bình luận: "1. Đây là Berlin ... 2. Đây là hình ảnh hoạt hình..."
Một số cư dân mạng cũng chỉ trích việc sản xuất loại video này là “thật tồi tệ”. "Thật kỳ quặc đến không thể tin nổi vì nó không phải (video) chân thực. Chúng ta đừng bị ám ảnh một cách mù quáng bởi thảm kịch có thật. Nó trông thật tồi tệ”.
Cũng có người cảnh báo: "Chúng ta giúp đỡ Ukraine, nhưng chúng ta sẽ không bắt đầu một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba vì họ."
Cảnh trong phim "Paris bị đánh bom" do Bộ Quốc phòng Ukraine tung lên mạng và gửi NATO hôm 12/3. |
Nhiều bên ở Ukraine trong đó có Tổng thống Zelensky, đã nhiều lần kêu gọi thiết lập "vùng cấm bay" trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng các nước NATO cho rằng việc thiết lập "vùng cấm bay" ở Ukraine sẽ kích động xung đột trực tiếp với Nga. Vào ngày 16/3 theo giờ địa phương, tại cuộc họp báo của Nhà Trắng, khi được các phóng viên hỏi lại rằng liệu Mỹ hay NATO có thiết lập vùng cấm bay ở Ukraine hay không? Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki một lần nữa phủ nhận. Bà Psaki nói: “Như chúng tôi đã nói trước đây, khu vực cấm bay cần phải có biện pháp thực hiện (tương ứng)”. Bà nói: “Điều này yêu cầu chúng ta có thể phải bắn hạ máy bay của Nga, NATO phải bắn hạ máy bay của Nga”, “chúng ta không có cảm hứng với việc bị cuốn vào cuộc Chiến tranh thế giới thứ ba”.
Ngày 17/3, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã tiếp Tổng thư ký Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg. Tại cuộc họp báo chung trước cuộc hội đàm, hai ông Olaf Scholz và Jens Stoltenberg đã nhắc lại rằng NATO sẽ không can thiệp quân sự vào cuộc xung đột Ukraine.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu