Robot sát thủ trong ba lô lính chiến

Theo Mùa xuân Nga: Nhà sản xuất vũ khí Nga – Tập đoàn nghiên cứu và phát triển tích hợp hệ thống (KBIS) đã phát triển một robot chiến đấu mới với kích thước nhỏ gọn  có thể nhét vừa ba lô của binh sĩ.
Robot sát thủ trong ba lô lính chiến

Thiết bị chiến đấu  được đặt tên là RS1A3 "Mini Rex" là robot loại nhỏ, có tính cơ động cao, có thể sử dụng trong các hoạt động tìm kiếu cứu hộ, chiến đấu với các lực lượng khủng bố, giải quyết nhiệm vụ theo phương pháp “ tìm kiếm và vô hiệu hóa” trong các khu vực địa hình phức tạp như khu dân cư, chung cư cao tầng.

Robot hoạt động tương tự như các loại vũ khí trong phân đội tấn công chủ lực, có thể thực hiện cả nhiệm vụ tháo gỡ hoặc phá hủy các vũ khí nổ tự chế và nhiều công dụng khác.

Theo bản giới thiệu sản phẩm của KBIS, robot dễ dàng vượt các cầu thang, được trang bị cánh tay robot, có thể quan sát qua cửa số (nhà cửa hoặc xe ô tô đỗ), có thể xạ kích từ nhiều loại vũ khí và đạn khác nhau. Robot được thiết kể để có thể cơ động trong bụi bẩn, tuyết và mưa gió.

Khối lượng của robot khoảng 23 kg. Thiết bị được trang bị máy quét laser, sau mỗi lần nạp điện có thể hoạt động tích cực trong thời gian 4 giờ liên tiếp, hoặc tiến hành các hoạt động quan sát trong thời gian đến 15 giờ. Có thể lắp nhiều loại module vũ khí khác nhau.

Module tiêu chuẩn là súng tiểu liên sử dụng đạn 7.62×39 mm, chiều dài nòng súng có thể là 200 mm trong phương án súng tiểu liên tấn công và 400 mm phương án đa nhiệm. Robot có thể sử dụng loại đạn sát thương và phi sát thương, bắn ở chế độ bán tự động và tự động (liên thanh và phát một).

Sự phát triển của loại vũ khí này đã gây lên một làn sóng trên truyền thông quốc tế. Các báo phương Tây gọi phát triển robot của Nga “gây tranh cãi”. Báo Spiegel Online tháng 7.2014 công bố một bức thư có hơn nghìn chữ ký, cảnh báo việc sự dụng các hệ thống vũ khí có trí tuệ nhân tạo, có thể tự xác định khi nào cần khai hỏa. Trong số những người ký tên có cả nhà bác học nổi tiếng Stephen Hawking.

“ Robot, được phát triển bởi các nhà sản xuất Nga, được điều khiển từ xa, nhưng chuyển sang chế độ tự động hóa trí tuệ nhân tạo loại vũ khí này thường không được công khai rõ ràng”. Bài báo viết.

Nói chung không phải tất cả các chuyên gia đều đồng tình với tư duy cho rằng, các robot trí tuệ nhân tạo có thể gây ra vấn đề trong các hoạt động tác chiến. Các chuyên gia quân sự cho rằng, robot trong một số trường hợp có thể hoạt động hiệu quả hơn con người, do binh sĩ có thể bị điều khiển bởi lòng căm ghét, sự trả thù hoặc sợ hãi. Robot không có những cảm tính này.

Cận cảnh robot chiến đấu Lobaev Tactical Minirex RS1A3
QPAN