Theo một báo cáo trên trang web quân sự Bulgarian Military, 4 máy bay chiến đấu F-16 đã được nhìn thấy trên bầu trời Odessa ở miền nam Ukraine.
Do lo ngại bị quân đội Nga bắn hạ, mảnh vỡ của máy bay chiến đấu F-16 sẽ bị quân đội Nga thu giữ nên Bộ tham mưu NATO yêu cầu tiêm kích F-16 thực hiện nhiệm vụ ở miền nam Ukraine, đặc biệt là bán đảo Crimea. Do Crimea ba mặt đều được biển bao quanh nên dù máy bay chiến đấu F-16 có gặp sự cố thì việc cứu hộ cũng sẽ thuận tiện hơn.
Các máy bay chiến đấu F-16 này được cho là đã cất cánh từ Romania và quay trở lại căn cứ không quân Romania sau khi hoàn thành nhiệm vụ. Truyền thông Nga suy đoán đây có thể là lô máy bay chiến đấu F-16 đầu tiên do phi công Ukraine lái để bay thử nghiệm. Trước đó, những chiếc F-16 này đã được cất giấu ở Ba Lan hoặc Romania.
Bộ Quốc phòng Romania nhanh chóng phủ nhận tin các máy bay F-16 xuất phát và quay trở về căn cứ ở nước này và cáo buộc phía Nga truyền bá thông tin sai lệch. Nhưng cho dù như vậy, động thái mới của máy bay chiến đấu F-16 chắc chắn sẽ gây thêm sự phức tạp mới cho cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Nga trước đó đã cảnh báo rằng nếu máy bay chiến đấu F-16 của Ukraine được triển khai ở nước thứ ba và tham gia các hoạt động quân sự ở Ukraine, Nga sẽ coi các sân bay của nước thứ ba đó là mục tiêu tấn công quân sự.
Điều này có nghĩa là Nga không loại trừ khả năng sử dụng tên lửa Iskander để tiến hành các cuộc tấn công chí mạng vào các căn cứ không quân ở Ba Lan hay Romania bất cứ lúc nào.
Theo các hãng truyền thông Nga, địa điểm F-16 xuất hiện là ở Odessa, nơi có vị trí chiến lược: Trước hết, nó chỉ cách bán đảo Crimea 180 km. Các nhà phân tích nhìn chung cho rằng sự xuất hiện của F-16 đồng nghĩa với việc Ukraine có thể có hành động chống lại các trận địa phòng không của Nga trên bán đảo, từ đó giành được vị thế đàm phán có lợi hơn cho mình.
Thứ hai, Odessa là thành phố cảng lớn nhất trên bờ Biển Đen. Kể từ thế kỷ 18, đây đã là cảng biển Nga mong muốn có được nhất. Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng nổ, khối lượng vận chuyển hàng hóa hàng năm của Biển Đen đã đạt con số đáng kinh ngạc là 1,7 triệu container. Ngoài ra, đây còn là tuyến đường năng lượng đẳng cấp thế giới, kết nối các tuyến vận chuyển dầu khí từ Trung Đông tới Nga.
Đối mặt với bối cảnh chiến lược như vậy, NATO từ lâu đã tập trung nhằm vào Biển Đen và Crimea, đồng thời tăng cường tiếng nói của mình bằng cách thu hút Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ và các quốc gia ven Biển Đen khác.
Năm nay, Romania đã công bố kế hoạch đầy tham vọng nhằm mở rộng căn cứ Không quân Mikhail Kogelniceanu để trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của NATO.
Xem xét thấy căn cứ Mikhail Kogelniceanu không chỉ gần Constanta, thành phố cảng lớn nhất trên Biển Đen, mà còn rất gần biên giới Ukraine và Odessa, ý đồ của NATO rõ ràng nhằm mục đích phong tỏa Nga ở trong Biển Đen.
Tất nhiên, cũng có khả năng NATO chuẩn bị ứng phó việc quân đội Nga tấn công F-16. Nếu xảy ra tình huống F-16 đụng độ với lực lượng phòng không Nga, nhiều khả năng nó sẽ rơi xuống Biển Đen, NATO sẽ có thể giải cứu kịp thời để đảm bảo những bí mật cốt lõi của máy bay chiến đấu này sẽ không bị rò rỉ.
Ngoài ra, cách đây một thời gian, quân đội Ukraine đã chính thức tuyên bố rằng các tàu chiến của NATO có thể có mặt vĩnh viễn ở Biển Đen. Nhiều người suy đoán rằng điều này cũng có thể là sự chuẩn bị cho việc triển khai F-16 tới đây.
Trong bối cảnh đó, Nga quyết định tiến hành hoạt động nhằm vào các khu vực ven biển quan trọng của Biển Đen như Odessa và Nikolayev, nhằm giải quyết cơ bản các mối đe dọa tiềm tàng.
Gần đây, Nga đã huy động nhiều loại vũ khí hạng nặng như bom FAB-3000 nặng 3 tấn với tốc độ cực cao oanh kích các tài sản quân sự quan trọng của Ukraine. Sau đó, máy bay không người lái cảm tử "Geranium-2” của Nga cũng lần lượt thực hiện các cuộc tấn công chính xác, đặc biệt là ở cảng Izmail, nơi đã xảy ra vụ nổ dữ dội.
Có thể thấy, một loạt hành động quân sự này của Nga không chỉ gây thiệt hại lớn về vật chất cho Ukraine mà còn tác động tâm lý sâu sắc đến Ukraine và các đồng minh.
Mặc dù NATO đã hứa cung cấp cho Ukraine máy bay chiến đấu F-16 để tăng cường khả năng phòng không nhưng việc thực hiện kế hoạch hỗ trợ này có rất nhiều biến số.
Tờ Washington Post cũng xác nhận thông tin máy bay chiến đấu F-16 đã tới Ukraine. Tuy nhiên, số lượng ít và mối đe dọa mạnh mẽ từ hệ thống phòng không Nga khiến các máy bay chiến đấu này khó có thể thay đổi cục diện chiến trường trong thời gian ngắn.
Sau khi tiếp nhận tiêm kích F-16, Không quân Ukraine chắc chắn sẽ đảm nhận sứ mệnh quan trọng là giành lại ưu thế trên không trên chiến trường. Tuy nhiên, trước sức mạnh của các máy bay chiến đấu tiên tiến và mạng lưới phòng không dày đặc của Không quân Nga, liệu Không quân Ukraine có thể xoay chuyển cục diện thành công hay không vẫn là một biến số.
Tổng thống Putin cảnh báo đáp trả tương xứng với tên lửa Mỹ triển khai ở Đức
Truyền thông Mỹ truy tìm nguồn gốc chip Mỹ có trong tên lửa Nga
Thủ tướng Hungary: Nga đã thích nghi với các lệnh trừng phạt của phương Tây
Theo NetEasy, Sohu