Loại mã độc được sử dụng ở hai quốc gia lần này khác với các thủ thuật APT10 đã từng dùng, nhưng mục đích vẫn là đánh cắp thông tin riêng tư từ các máy bị nhiễm.
Suguru Ishimaru, Nhà nghiên cứu bảo mật tại Kaspersky cho biết: “Chúng tôi đã theo dõi hoạt động của APT10, đặc biệt là tại Nhật Bản nơi chúng gây rò rỉ thông tin và thiệt hại nghiêm trọng về uy tín doanh nghiệp. Chúng được biết đến với các chiến dịch tấn công mạng lén lút và quy mô lớn, bị hấp dẫn bởi thông tin mật và thậm chí là bí mật thương mại. Hiện tại APT10 đang mở rộng tấn công vào Đông Nam Á, có khả năng để mắt đến một số tổ chức y tế và hiệp hội ở Malaysia và Việt Nam.”
APT10 - còn được gọi là MenuPass, StonePanda, ChessMaster, Cloud Hopper và Red Apollo - được biết đến với một số cuộc tấn công chống lại các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm thông tin và công nghệ, Chính phủ và quốc phòng, viễn thông, học thuật, y tế và dược phẩm kể từ năm 2009.
Báo cáo từ PwC vào tháng 12/2018 cho biết nhóm hacker bị cáo buộc được quốc gia hậu thuẫn đã lây nhiễm thành công vào các công ty MSP (nhà cung cấp dịch vụ quản lý) như Hewlett Packard Enterprise Co và IBM. Thông qua tấn công, tội phạm mạng đã đánh cắp dữ liệu cá nhân khách hàng của công ty là khách hàng của các đơn vị này. Các tập đoàn Úc nằm trong số những mục tiêu này.
Báo cáo mới nhất cũng cho thấy tấn công APT10 xuất hiện ở Philippines, cũng như chống lại các công ty viễn thông ở Châu Âu, Châu Phi, Trung Đông và Châu Á.
Nhóm hacker được biết đến là nhóm tội phạm mạng mang quốc tịch Trung Quốc. Mặc dù những lĩnh vực mục tiêu của chúng đã thay đổi kể từ cuộc tấn công đầu tiên, mục tiêu của APT10 vẫn là đánh cắp thông tin quan trọng bao gồm dữ liệu bí mật, thông tin quốc phòng và bí mật của công ty.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu