Ông Tập Cận Bình tái đắc cử với số phiếu tuyệt đối, ‘cánh tay phải’ làm phó chủ tịch nước
VietTimes -- Nếu như năm 2013, trong cuộc bầu cử chủ tịch Trung Quốc, ông Tập Cận Bình nhận được 2.952 phiếu thuận với 1 phiếu chống và 3 phiếu trắng thì trong cuộc bầu cử ngày hôm nay 17.3.2018 ông đã tái đắc cử với số phiếu tuyệt đối là 2.790 phiếu.
Trước đó, quốc hội Trung Quốc đã bỏ phiếu phê chuẩn việc sửa đổi Hiến pháp nhằm xóa quy định giới hạn thời gian tối đa tại nhiệm của chủ tịch và phó chủ tịch nước là 2 nhiệm kỳ. Điều này mở đường cho khả năng ông Tập Cận Bình sẽ tại nhiệm cho tới cuối đời.
Cũng trong ngày hôm nay 17.3, những nhà lập pháp Trung Quốc cũng nhất trí cao khi bỏ phiếu cho ông Vương Kỳ Sơn làm phó chủ tịch nước. Ông là người tiên phong trong chiến dịch chống tham nhũng "đả hổ, diệt ruồi" của ông Tập Cận Bình. Ông Vương Kỳ Sơn đạt được tổng cộng 2.969 phiếu thuận và chỉ có 1 phiếu chống. Trước đó Quốc hội Trung Quốc cũng đã bỏ phiếu phê chuẩn nội dung sửa đổi hiến pháp, quyết định xóa bỏ quy định giới hạn hai nhiệm kỳ tối đa với các vị trí chủ tịch, phó chủ tịch nước. Theo đó cũng có nghĩa mở đường cho khả năng ông Tập Cận Bình có thể tại nhiệm suốt đời.
Ông Tập Cận Bình và ông Vương Kỳ Sơn.
Ông Lật Chiến Thư - chủ nhiệm Văn phòng trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng nhận được sự nhất trí cao của quốc hội để trở thành người đứng đầu cơ quan lập pháp Trung Quốc.
Nguồn tin từ South China Morning Post cho biết ông Vương Kỳ Sơn được hy vọng sẽ giúp xây dựng những tham vọng của Trung Quốc bao gồm cả việc tháo gỡ những quan hệ khó khăn và cứng nhắc với Mỹ. Với cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay, ông Vương sẽ cần dùng những kinh nghiệm của mình để giải quyết các vấn đề trên cương vị mới. Vai trò của ông trong mối quan hệ với chủ tịch Tập Cận Bình và những thành viên cấp cao tham gia việc lập các chính sách ngoại giao sẽ rất đáng chú ý.
Trung Quốc cũng đang đặt niềm tin vào ông Tập Cận Bình, vị lãnh đạo quyền lực nhất kể từ thời chủ tịch Mao Trạch Đông, sẽ chỉ huy việc lập nên những chính sách ngoại giao thành công với thế giới.
Các nhà phân tích đang chia làm 2 phe khi nghi ngờ việc ông Vương Kỳ Sơn người không có vị thế cao trong Đảng cộng sản Trung Quốc có thể có vai trò chủ chốt trong nhóm lãnh đạo. Nhưng chắc chắn ông sẽ tham gia nhóm lãnh đạo chính trong đảng phụ trách những chính sách ngoại giao bao gồm các thành viên như ông Uông Dương (chủ tịch Hội nghị hiệp thương Trung Quốc) hay ông Vương Hỗ Ninh (được quốc tế coi là túi khôn của Trung Nam Hải) và ông Dương Khiết Trì.