Bài viết dưới đây được dịch từ bài viết của Sin Chew Daily – thành viên của kênh thông tin The Straits Times, Asia News Network, liên minh của 23 phương tiện thông tin đại chúng. Mục đích của tác giả là để kêu gọi tất cả mọi người thúc đẩy sự hiểu biết và sự hài hòa tôn giáo để đón năm mới Mậu Tuất. Mời các bạn cùng tham khảo.
“KULAR LUMPUR: Tết Nguyên đán sắp tới là năm Tuất, và như thường lệ, lễ hội và các phụ kiện lễ hội sẽ luôn luôn được làm theo chủ đề về những chú chó. Nhưng năm nay, việc trang trí theo chủ đề này đã trở thành một điều cấm kị ở Malaysia.
Một đại siêu thị lần đầu tiên đưa ra một thiết kế áo sơ mi với dấu hiệu của mười hai con vật hoàng đạo Trung Quốc, nhưng hình ảnh của con chó và lợn được thay thế bằng các nhân vật tương ứng bằng tiếng Trung Quốc. Thiết kế đó đã gây ra những tranh cãi to lớn trong xã hội.
Một số doanh nghiệp địa phương cũng tuyên bố rằng họ sẽ không trang trí các món đồ trang trí năm mới của người Trung Quốc để ngăn ngừa sự nhạy cảm tôn giáo và không làm tổn thương tình cảm của người Hồi giáo ở nước này.
Mặc dù chúng ta có thể hiểu lý do đằng sau động thái này là vì thực tế chúng ta đang sống trong một quốc gia đa văn và chúng ta nên học cách hòa hợp với các chủng tộc và tôn giáo khác.
Tuy nhiên, việc tự kiểm duyệt quá mức của chủ doanh nghiệp có thể gây cho công chúng một nhận định sai lầm rằng họ đang thỏa hiệp về lòng tự trọng và quyền thực hành tôn giáo, tập quán của mình.
Các dấu hiệu hoàng đạo là biểu tượng của văn hóa và phong tục Trung Hoa. Nuôi chó hay vật nuôi khác được cho phép ở nước này trong khi thịt lợn và các sản phẩm liên quan đến thịt lợn có thể được bán tự do trên thị trường.
Mặc dù có những điều cấm kị liên quan đến tôn giáo, người Hồi giáo ở Malaysia biết rõ về chức năng của một xã hội dân chủ và cách họ nên giải quyết bất cứ sự tiếp xúc không chủ ý nào với động vật bị cấm kị.
Tương tự như vậy, những người không thuộc Hồi giáo cũng phải để ý đến những cảm giác của người không theo đạo Hồi trong việc xử lý vật nuôi và các sản phẩm liên quan đến chó và lợn để tránh bất kỳ sự hiểu lầm hoặc sự cố khó chịu nào. Chẳng hạn, chúng ta không nên đưa con vật cưng của mình vào giỏ hàng mua sắm của siêu thị hoặc đùa cợt với việc vệ sinh của các trang trại nuôi lợn.
Tuy nhiên, không nhất thiết phải thu hồi hình ảnh của những chú chó và lợn từ công chúng. Chúng ta có thể đã phản ứng quá mức vì người Hồi giáo có thể không thực sự cảm thấy bị xáo trộn hoặc xúc phạm khi nhìn vào những hình ảnh đó. Trên thực tế, người Hồi giáo ở đất nước này thường tôn trọng văn hóa của đồng bào Trung Hoa.
Pos Malaysia gần đây đã đưa ra một loạt tem kỷ niệm với hình ảnh những chú chó, trong khi chợ trung tâm KL đã trang trí đèn lồng trang trí với hình ảnh của tất cả các con vật đại diện cho mười hai con vật hoàng đạo Trung Quốc.
Nhiều người Hồi giáo và khách du lịch có thể cảm nhận được sự vui vẻ trong lễ mừng năm mới của người dân tộc Hoa, một hình ảnh hài hòa mà chúng ta đã thấy trong xã hội đa văn hóa của chúng ta.
Những người sống trong một quốc gia đa văn hóa phải học cách tôn trọng nền văn hóa của nhau và không được làm bất cứ điều gì có thể làm tổn thương đến cảm xúc của người khác, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phải xóa bỏ những hình tượng văn hóa của mình chỉ để làm hài lòng mọi người.
Đừng quên, hiến pháp của đất nước mình đã cho phép tất cả người dân Malaysia thực hành tôn giáo và văn hóa của mình bất kể chủng tộc nào đi chăng nữa. Những gì chúng ta cần quan tâm là những người vô trách nhiệm với dã tâm xấu có thể khai thác vấn đề này để đưa ra một câu hỏi nhạy cảm về chủng tộc.
Để tránh gây phiền hà, một số người có thể đã lựa chọn để giữ lại hoặc che lấp đi nét đặc sắc trong văn hóa của mình. Mặc dù hành động đó thực sự có thể giúp giảm thiểu các xung đột tiềm ẩn, nhưng thay vì việc thay đổi các yếu tố độc đáo của nền văn hóa của chúng ta thì giữ gìn bản sắc, niềm tin tôn giáo là hoàn toàn hợp pháp.”