Nghệ sĩ, KOLs quảng cáo sai sự thật cần phải đăng đính chính công khai

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Quảng cáo sai sự thật cũng là tung tin giả nên các nghệ sĩ, KOLs tham gia quảng cáo sai sự thật cần phải đính chính công khai để những người đã lỡ đọc, đã lỡ tin, biết để phòng tránh chứ không chỉ lẳng lặng gỡ bài
Người dùng cần nâng cao khả năng nhận biết tin giả, để không chia sẻ, không phát tán cũng như không vô tình vi phạm pháp luật.
Người dùng cần nâng cao khả năng nhận biết tin giả, để không chia sẻ, không phát tán cũng như không vô tình vi phạm pháp luật.

Đây là nội dung được hướng dẫn trong "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" – vừa ra mắt chiều nay 27/12.

Nhắc tới những thông tin gây xôn xao dư luận, từ những bài thuốc dân gian chưa có kiểm chứng, thậm chí phương thức kinh dị để phòng COVID-19, đến quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng sai sự thật của nhiều người nổi tiếng, ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử - nhấn mạnh rằng quảng cáo sai sự thật, quảng cáo hàng giả, đưa tin gây hoang mang, thông tin xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bôi nhọ người khác đều là tung tin giả.

Nếu đã lỡ đăng tải tin giả, tin sai sự thật, người tung tin có 3 việc cần làm. Việc trước tiên là gỡ bỏ thông tin sai sự thật. Thứ hai, đưa ra lời đính chính, xin lỗi. Và thứ ba, cần hợp tác với các cơ quan chức năng nếu có yêu cầu.

Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết Facebook là nền tảng xếp hàng đầu về phát tán tin giả.

Ông Lê Quang Tự Do - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết Facebook là nền tảng xếp hàng đầu về phát tán tin giả.

“Việc đính chính, xin lỗi là việc cần làm ngay sau khi gỡ bỏ thông tin, để những người đã lỡ đọc, đã lỡ tin biết có thông tin để phòng tránh” - Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử cho biết.

Nâng cao sức đề kháng, trách nhiệm trên không gian mạng

Trao đổi thêm về Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm khẳng định Cẩm nang là công cụ hết sức quan trọng, trao quyền cho cộng đồng, cho người sử dụng internet, người tham gia không gian số hàng ngày những công cụ để nhận biết và ứng xử phù hợp để phòng chống tin giả. Đây cũng là việc nhằm trang bị công cụ để nâng cao sức đề kháng cho cộng đồng, nâng cao khả năng nhận biết tin giả, để người dùng không chia sẻ, không phát tán cũng như không vô tình vi phạm pháp luật.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, Cẩm nang phòng chống tin giả, sai sự thật trên không gian mạng sẽ trao cho người dùng internet công cụ nhận biết, ứng xử phù hợp, chung tay loại trừ những thông tin giả, tin sai sự thật

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, Cẩm nang phòng chống tin giả, sai sự thật trên không gian mạng sẽ trao cho người dùng internet công cụ nhận biết, ứng xử phù hợp, chung tay loại trừ những thông tin giả, tin sai sự thật

Để tải “Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng” (sách điện tử), click TẠI ĐÂY

Hướng dẫn sử dụng:

1. Tải file đính kèm tại đường dẫn

2. Mở file Index để xem sách "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng"

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cũng chỉ ra 2 nhóm người dễ phơi nhiễm tin giả là Trẻ em - do chưa có nhận thức đầy đủ; và Người già - do không tham gia đời sống xã hội nhiều, không tiếp cận thông tin chính thống nhiều nhưng lại tiếp cận thông tin giả trên mạng quá dễ dàng.

Mục tiêu mà Bộ Thông tin và Truyền thông hướng tới khi xây dựng "Cẩm nang phòng chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng" là nâng cao nhận thức về trách nhiệm trên không gian mạng cho người dùng Internet ở Việt Nam. Cùng với đó, Cẩm nang cung cấp các thông tin, kỹ năng cơ bản nhất để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia quản lý không gian mạng có kiến thức tổng quan, cần thiết để nhận biết, ứng phó và xử lý có hiệu quả với tình trạng tin giả, tin sai sự thật có xu hướng tăng trên không gian mạng hiện nay.

Ông Nguyễn Thanh Lâm cũng cho biết, Cẩm nang được phát hành theo hình thức sách in, sách điện tử (do Nhà Xuất bản Thông tin và Truyền thông xuất bản), đồng thời được phổ biến trên các mạng xã hội lớn thông qua hình thức các video clip ngắn, dễ hiểu.

Ngoài ra, Cẩm nang sẽ được cập nhật, chỉnh sửa, bổ sung các nội dung mới để ứng phó với tình huống mới phát sinh trong thực tế.

Video: Nhận biết tin giả - 8 điều cần nhớ (nguồn: Cục PTTH-TTĐT).

Theo đánh giá của Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng có nội dung liên quan đến nhiều lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, xã hội,.... gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, danh dự của các tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, gây thiệt hại về kinh tế,... Nhiều thông tin thiếu kiểm chứng, bịa đặt, phản cảm được người dùng mạng xã hội chia sẻ rộng rãi gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai nhiều biện pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, ngăn chặn xử lý tin giả, thông tin sai sự thật trên không gian mạng, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng dần được hoàn thiện, nhưng tin giả trên không gian mạng vẫn liên tục được sản sinh, khó có thể ngăn chặn hoàn toàn. Vì vậy, bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt từ phía các cơ quan quản lý, người dân cũng cần tự trang bị các kiến thức cơ bản, biết sàng lọc và nhận biết tin giả cũng như những hành vi vi phạm pháp luật khi hoạt động trên không gian mạng để có ứng xử phù hợp nhằm hạn chế sự phát tán và ảnh hưởng của tin giả.