Tập đoàn Lockheed Martin công bố một ý tưởng mới về biến thể tên lửa siêu thanh phóng từ trên không, được gọi là Hypersonic Weapon - Breath-Air Weapon Concept (HAWC). Vũ khí này sẽ được biên chế cho F-35C Joint Strike Fighter của Hải quân Mỹ và có khả năng được trang bị cho một máy bay khác, phục vụ cho nhiệm vụ tấn công trên biển.
Đến thời điểm này, vũ khí siêu thanh HAWC được Lockheed Martin phát triển như một vũ khí tấn công từ mặt đất, theo kế hoạch sẽ được phóng thử nghiệm lần đầu tiên trước khi hết năm 2019.
Ý tưởng được thể hiện bằng hình ảnh đồ họa, xuất hiện lần đầu tại Hội nghị hàng năm về Hải quân, Không quân, Vũ trụ do Hải quân Mỹ tổ chức ngoại ô Washington. DC ngày 06.05.2019. Trong đó có hình ảnh chiếc F-35C phóng tên lửa siêu thanh HAWC, máy bay tàng hình mang theo hai vũ khí bên ngoài, một bên một tên lửa dưới cánh. Tháng 04.2018, Không quân Mỹ phối hợp với Cơ quan quản lý các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Tiên tiến (DARPA), giao cho Lockheed Martin hợp đồng trị giá 928 triệu USD để phát triển HAWC.
Theo như tên gọi, tên lửa HAWC là vũ khí phóng trong không khí, bay với tốc độ siêu âm, có tốc độ trên Mach 5. Không quân và DARPA cho biết, đạn sẽ sử dụng một động cơ tên lửa đẩy để đạt đến tốc độ đó, sau đó động cơ scramjet tốc độ cao sẽ khởi động, duy trì tốc độ trong khoảng từ Mach 5 đến 10.
HAWC, cũng như các loại đạn siêu âm khác, là vũ khí có khả năng thay đổi luật chơi, tiến hành các cuộc tấn công chớp nhoáng, không bị phát hiện khi thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt các mục tiêu quan trọng, và cũng có thể tấn công các mục tiêu tầm xa. Trang War Zone đã phân tích kỹ lưỡng những tính năng kỹ chiến thuật của loại tên lửa này. Tên lửa siêu thanh bay trong bầu khí quyển theo một quỹ đạo đường đạn khó đoán hơn so với các vũ khí tầm xa truyền thống khác, như tên lửa đạn đạo khiến đối phương rất khó đánh chặn. Những khả năng này cho phép có thể sử dụng tên lửa để tấn công tất cả các mục tiêu trên biến hay trên đất liền.
Theo phân tích trong yêu cầu ngân sách gần đây nhất của DARPA cho Năm tài khóa 2020, Cơ quan DARPA và Không quân Mỹ nhận định HAWC là một bước đệm cho sự phát triển vũ khí siêu âm phóng từ trên không trong tương lai.
Chương trình "sẽ phát triển và đưa vào sử dụng những công nghệ chế tạo một tên lửa hành trình siêu âm phóng từ trên không có hiệu quả chiến đấu cao và giá thành thấp".
Những công nghệ này bao gồm thiết kế cấu hình phương tiện bay tiên tiến có khả năng đạt được tốc độ siêu âm, động cơ đẩy hydrocarbon scramjet cho phép tên lửa bay hành trình siêu âm bền vững, thiết kế phương pháp kiểm soát nhiệt cho hành trình trong môi trường nhiệt độ cao, phương pháp thiết kế và chế tạo hệ thống với giá thành hạ. "
Với những tính năng kỹ chiến thuật này, Hải quân Mỹ thực sự quan tâm đến HAWC trong vai trò là tên lửa chống tàu tiềm năng trong tương lai. Tốc độ và khả năng cơ động sẵn có của vũ khí chắc chắn sẽ đạt được một phiên bản tên lửa không – biển mạnh, thực hiện các cuộc tấn công vào những mục tiêu hàng hải đang cơ động.
Bản đồ họa của Lockheed Martin mô tả một F-35C mang vũ khí ngoài cánh, điều này khiến máy bay mất đi ưu thế tàng hình. Nhưng tốc độ và tầm bắn của vũ khí siêu âm mang lại cho máy bay độ an toàn cao hơn, không gây nhiều bức xúc cho các nhà bình luận quân sự.
Đồng thời, những đặc điểm kỹ chiến thuật của vũ khí siêu âm phù hợp lý tưởng với các phương tiện mang đường không tàng hình. HAWC hoặc một tên lửa siêu âm tấn công trên biển cũng có thể trở thành một loại vũ khí khác cho các máy bay chiến đấu Hải quân như F / A-18E / F Super Hornet. Thực tế hiện nay cho thấy, các máy bay chiến đấu càng ngày càng được trang bị vũ khí tấn công tầm xa có đầu đạn tự dẫn thông minh.
Những máy bay lớn hơn và có tốc độ chậm, như chiếc tuần biển P-8A Poseidon cũng có thể được trang bị các phiên bản tên lửa chống tàu HAWC. Các tên lửa chống hạm của Không quân có thể được trang bị cho máy bay ném bom B-1 hoặc B-52 , trước đây các máy bay này theo biên chế trang bị tên lửa chống hạm tầm xa AGM-158C của Lockheed Martin (LRASM), nhưng tên lửa siêu âm sẽ thay đổi đáng kể năng lực tác chiến của các máy bay ném chiến lược.
Hiện tại, tên lửa HAWC đang trong "cuộc đua" với một chương trình phát triển vũ khí siêu âm khác của quân đội Mỹ, có tên gọi là Tactical Boost Glide (TBG) để giành vị trí thử nghiệm đầu tiên. DARPA phát triển hệ thống tên lửa TBG, một tên lửa siêu âm tăng tốc không sử dụng động cơ đẩy, phối hợp với Không quân và Hải quân Mỹ để có thể phóng tên lửa từ trên không và trên chiến hạm.
Tiến sĩ Steven Walker, chủ tịch cơ quan DARPA, trong cuộc phỏng vấn ngày 01.05. 2019 cho biết : "Chúng tôi đang đi đúng hướng để cả hai tên lửa đều có được khả năng thử nghiệm bay. Mặc dù vậy, khi thực sự tham gia vào việc xây dựng vũ khí công nghệ này và đủ điều kiện cho phần cứng, thì mọi thiết kế công nghệ đều có xu hướng sai lầm", ông cảnh báo.
Theo bản giải trình Yêu cầu ngân sách mới nhất của DARPA, kế hoạch hiện nay là chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của HAWC sẽ được thực hiện trong năm tài khóa 2020, bắt đầu từ ngày 01.10.2019. Có nhiều chuyến bay thử nghiệm được lên kế hoạch trong năm tài chính này, sẽ kết thúc vào ngày 30.09.2020.
Nếu ý đồ của Lockheed Martin trở thành hiện thực, không chỉ Không quân mà các lực lượng khác cũng quan tâm đến tên lửa HAWC, sẽ có nhiều biến thể hoặc tên lửa siêu âm tiếp theo được phát triển theo nhu cầu của quân đội Mỹ.
Tên lửa chống tàu siêu âm lớp HAWC của hãng Lockheed Martin. Ảnh: The Drive.
|
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu