Thỏa thuận sơ bộ về việc xây dựng nhà máy sản xuất đầu tiên ở Đông Nam Á đã được ký kết hồi cuối tháng 11 vừa qua tại Hàn Quốc trước sự chứng kiến của Phó Chủ tịch điều hành Hyundai Euisun Chung và Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Thỏa thuận này xuất phát từ việc sụt giảm doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc. Hyundai đã phải tạm dừng hoạt động hai nhà máy trong năm nay sau động thái Trung Quốc ngừng bảo trợ các sản phẩm Hàn Quốc nhằm đáp trả việc Mỹ cung cấp các tên lửa tầm trung tiên tiến AIM-120C-7/C-8 cho Hàn Quốc.
Chỉ tính riêng năm 2018, doanh số bán hàng tại thị trường Trung Quốc của Hyundai đã giảm xuống còn 790.000 chiếc xe, so với 1,1 triệu chiếc bán ra năm 2016 và điều này dẫn đến việc Hyundai phải đối mặt về doanh số và tình trạng dư thừa công suất ở thị trường đông dân nhất thế giới mà.
Tại một nhà máy của Hyundai
|
Kế hoạch đầu tư vào nhà máy sản xuất tại Indonesia sẽ được Hyundai triển khai từ nay tới năm 2030, bao gồm cả chi phí sản xuất, chi phí vận hành và phát triển sản phẩm, cho phép hãng đảm bảo việc phát triển tương lai và kéo lại nhu cầu sử dụng xe đang chậm lại trên toàn cầu.
Theo kế hoạch, nhà máy rộng 777.000 mét vuông của Hyundai được đặt tại thành phố Bekasi, tỉnh Tây Java, phía tây thủ đô Jakarta và sẽ đi vào sản xuất từ cuối năm 2021. Công suất mỗi năm của nhà máy là 150.000 xe và dự kiến tăng lên thành 250.000 xe. Việc xây dựng nhà máy tại chỗ sẽ giúp Hyundai tránh mức thuế nhập khẩu từ 5% đến 80% trong khu vực ASEAN.
Bên cạnh kế hoạch sản xuất các mẫu xe SUV mới và nhỏ hơn, các mẫu xe đa dụng cỡ nhỏ hơn, Hyundai cũng cân nhắc tham gia vào thị trường xe điện phục vụ nhu cầu của khu vực phát triển năng động này.
Hiện tại trong khu vực ASEAN, có hai nhà máy lắp ráp các mẫu xe Hyundai tại nhưng hoàn toàn không thuộc về hãng xe Hàn quốc, khi mà nhà máy tại Malaysia là của đối tác của Hyundai tại đây, trong khi nhà máy Hyundai Thành Công tại Ninh Bình (Việt Nam) hiện là liên doanh giữa Hyundai Motor và tập đoàn trong nước này.
Theo Dân Trí