Trong chuyên đề này, Tiến sĩ Astrid S. Tuminez, Giám đốc khối Pháp Chế, Microsoft Đông Nam Á tiếp tục chia sẻ việc tận dụng sức mạnh Công nghệ trong chuyển đổi kỹ thuật số cùng bạn đọc.
“... Đó là cách tôi đọc tin nhắn của mẹ tôi. Đó có thể không phải là phương thức thông thường để sử dụng công nghệ, nhưng tôi vẫn cảm giác mẹ tôi đã tận hưởng công nghệ”, bà Tuminez chia sẻ.
Trẻ hay già, rất nhiều người, thậm chí các doanh nghiệp, sợ rằng sự xâm nhập của số hóa sẽ thay đổi cách họ sống và làm việc. Nỗi sợ hãi này sẽ bị tiêu trừ nếu công nghệ mới được sử dụng đúng đắn, bà Tuminez chia sẻ, và bổ sung rằng việc truy cập công nghệ rộng rãi là điều cần thiết.
“Trung tâm của công nghệ tiên tiến hiện nay là điện toán đám mây, hạt nhân của cách mạng công nghệ 4.0. Chìa khóa thành công của nền kinh tế là những công nghệ này phải phục vụ mọi cộng đồng, bao gồm cả người nghèo và khuyết tật. Công nghệ không thể chỉ phục vụ một vài nhóm công dân giàu có hoặc các quốc gia phát triển”, bà nhấn mạnh.
“Ngay từ khi bắt đầu, các chính phủ cần có một khung chính sách đám mây chuyên nghiệp logic và hợp lý, tập chung vào 4 thành phần là hạ tầng, phát triển kỹ năng cho thế hệ kế tiếp, điện toán tin cậy và lãnh đạo. Điều này giúp đảm bảo mọi thành phần xã hội, đặc biệt là các tầng lớp ít được tiếp cận, có thể truy cập vào đám mây và sử dụng những lợi thế đó. Một trong những ví dụ là Myanmar, nơi công nghệ đang được chuyển đổi hàng ngày bằng cách cho các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ có thể tiếp cận dịch vụ ngân hàng từ mọi địa điểm”, bà Tuminez chia sẻ. Nhiều làng mạc xa xôi tại đây không có cây ATM và các chi nhánh ngân hàng do điều kiện hạ tầng không cho phép. Điều này làm 70% người trưởng thành trong quốc gia 50 triệu dân không có điều kiện sử dụng dịch vụ tín dụng hoặc các dịch vụ tài chính khác.
Dù vậy, thông qua các dịch vụ điện toán đám mây bảo mật, các nhân viên ngân hàng đã có thể đến tận những điểm hẻo lánh trên đất nước để phục vụ tín dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, mở ra cơ hội việc làm cho dân làng.
Bà Tuminez chia sẻ về ứng dụng Seeing AI app, được thiết kế cho người mù và giảm thị lực. Ứng dụng sử dụng trí tuệ nhân tạo và camera của điện thoại để biểu đạt một số các chức năng hữu dụng bao gồm việc đọc tài liệu, định danh các sản phẩm ở siêu thị, và nhận dạng con người từ gương mặt. “Công nghệ này giúp mang lại niềm tin cho người khiếm thị, giúp họ có thể làm việc chuyên nghiệp hoặc hỗ trợ họ trong sinh hoạt hàng ngày”, bà vui mừng bổ sung.
Nền tảng M-Powered platform, đang hoạt động tại Thái lan, Malaysia, Indonesia và Việt nam, là một ví dụ công nghệ khác về việc trao quyền cho các nhóm khuyết tật và thiệt thòi. Thông qua quan hệ đối tác giữa công và tư, cổng điện tử M-Powered giúp người dùng tìm kiếm các kỹ năng phù hợp để tiếp cận kinh tế số, thậm chí tìm kiếm các kỹ năng phù hợp với công việc. Ngoài các khóa học trực tuyến, người dùng có thể truy cập đến các chuyên gia tư vấn trực tuyến hoặc ngoài đời, tìm kiếm các công việc đang tuyển dụng. Tại Malaysia, nơi chính phủ tuyên bố chính sách phải có tối thiểu 1% công việc dành cho người khuyết tật (PWD), cổng M-Powered còn giúp chuẩn bị lực lượng lao động sẵn sàng phục vụ nhu cầu của chính phủ.
Microsoft hợp tác với Genashtim, một tổ chức công nghệ trực tuyến và tập đoàn Certified B Corporation, để thiết kế, xây dựng và ra mắt hầu hết các cổng điện tử M-Powered. Thú vị là 90% nhân viên Genashtim là người khuyết tật, bao gồm cả người khiếm thị, khiếm thính hoặc phải đi xe lăn. Họ là một phần của lực lượng lao động khuyết tật đang phát triển ngày nay. Một sản phẩm trí tuệ của Thomas Ng, thuộc Genashtim đã chứng minh rằng PWD, thông qua sức mạnh cá nhân, tài năng và sự kiên trì, có thể thành công và đóng góp tốt cho gia đình cũng như quốc gia của họ. Bệnh viện LV Prasad Eye Institute tại Ấn độ là một ví dụ khác về công nghệ, đặc biệt là đám mây có thể được sử dụng cho các sản phẩm công cộng. Bệnh viện đã điều trị cho 20 triệu bệnh nhân đục thủy tinh thể, nguyên nhân hàng đầu gây mù. Bệnh viện đã sử dụng nền tảng đám mây Microsoft Azure cho việc lưu trữ và phân tích dữ liệu để chẩn đoán và phòng bệnh. Thông qua các hồ sơ bệnh nhân số hóa, thông tin như các dữ liệu kinh tế xã hội có thể được sử dụng để đưa ra các lộ trình phù hợp và hiệu quả hơn với bệnh nhân.
Cách mạng công nghiệp lần thứ Tư cũng có tác động tiêu biểu trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tính. Theo nghiên cứu bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới, nền kinh tế số hóa có thể gây ra bất bình đẳng với nữ giới. Nhận biết điều này, tiến sĩ Tuminez đã hết mình nhằm đảm bảo phụ nữ có quyền tiếp cận bình đẳng với các cơ hội. “Thường sẽ có những nhận định sai lầm rằng công nghệ và nghề nghiệp liên quan tới khoa học, công nghệ và toán học (STEM) là chỉ dành cho nam giới và thường là liên quan tới công việc kỹ thuật. Nhưng điều này không đúng”, tiến sĩ Tuminez giải thích
Một trong những bước đầu tiên là giúp các nữ sinh và các lao động nữ tiếp cận lập trình, cổ vũ họ theo học STEM để có thể phát triển sự tự tin và hứng thú học các môn học này. Họ sẽ tiếp tục đam mê hoặc cân nhắc, lựa chọn tham dự khoa học và công nghệ, tiến sĩ Tuminez tin tưởng nói. Tại Myanmar là một ví dụ, Microsoft đã làm việc với Quỹ Myanmar Book Aid and Library Preservation Foundation để đào tạo các phụ nữ trẻ, tuổi từ 16-20 và liên kết với các thư viện trên khắp đất nước, để xóa mù công nghệ và đào tạo công nghệ. Tại Campuchia, Microsoft hỗ trợ Passerelles Numeriques, để đào tạo lao động nữ và nam 2 năm về công nghệ, tiếng Anh và các kỹ năng khác. Khi họ tốt nghiệp, 100% tìm được việc làm.
Công nghệ không chỉ có sức mạnh giúp chuyển đổi cuộc sống mà còn mang lại hy vọng và thậm chí bảo vệ các tầng lớp dân cư dễ bị tổn thương.
Tại Trung Quốc, công nghệ còn hỗ trợ cha mẹ tìm kiếm trẻ lạc, nơi con số này lên đến hàng chục ngàn trường hợp. “Chúng tôi có một trường hợp tiêu biểu, người cha đã mất 4 năm tìm con trai 14 tuổi bị bệnh đao và không biết nói. Họ đã ở trong một khách sạn, người cha đi vệ sinh và khi quay lại thì con biến mất”, tiến sĩ Tuminez chia sẻ.
Đã có các phối hợp tìm kiếm cho người cha, qua hệ thống Baby Come Home, một tổ chức phi lợi nhuận đã tận tâm tìm kiếm trẻ lạc. Tổ chức này phối hợp với Microsoft, phát triển một ứng dụng mang tên Photo Missing Children, hoặc PhotoMC – sử dụng nhận dạng gương mặt.
Baby Come Home sử dụng ảnh mà người cha cung cấp để quét nhận dạng trên 13 ngàn ảnh thuộc cơ sở dữ liệu chính phủ từ các trại trẻ khắp đất nước. Chỉ trong vài giây, danh sách khoảng 20 trẻ em tiềm năng đã được đưa ra và giúp cha con họ đoàn tụ nhanh chóng.
Bà Tuminez tin tưởng rằng sẽ luôn có vai trò cho mọi người chiếm lĩnh công nghệ để toàn bộ cộng đồng có thể tận hưởng những lợi ích và cơ hội từ đó
“Các chính phủ, doanh nghiệp, và tổ chức phi lợi nhuận cần phối hợp chia sẻ chung tầm nhìn, có chung nhiệt huyết và tư tưởng để có thể cải thiện điều kiện nhân sinh. Chỉ có vậy mới có thể đẩy mạnh tăng trưởng thật sự ở Châu Á”, bà Tuminez nhấn mạnh.