Ron Rockwell Hansen, một cư dân 60 tuổi ở thành phố Syracuse, bang Utah, hồi tháng 3 năm nay đã nhận tội, cố gắng chuyển các thông tin cơ mật của Mỹ cho Trung Quốc. Ông ta cũng thừa nhận đã nhận số tiền hàng trăm ngàn đô la để đảm nhận vai trò điệp viên của chính phủ Bắc Kinh.
Tiết lộ bí mật của DIA cho Trung Quốc
Bộ Tư pháp Mỹ cho biết, các đặc vụ của FBI đã đã bắt giữ Hansen vào tháng 6 năm 2018, khi ông ta đang đi đến Sân bay Quốc tế Tacoma ở Seattle để lên chuyến bay đi Trung Quốc.
Ngày 4 tháng 6 năm 2018 Bộ Tư pháp Mỹ thông báo, Hansen bị các buộc phạm tội tìm cách tiết lộ thông tin quốc phòng của Mỹ cho Trung Quốc và đã nhận của họ “hàng trăm ngàn đô la”. Đồng thời, anh ta cũng hoạt động bất hợp pháp với tư cách là một điệp viên của chính phủ Trung Quốc.
Ron Hansen sau khi bị bắt
|
Là một phần của lời nhận tội, Hansen thừa nhận đã thu thập thông tin an ninh quốc gia có giá trị của Mỹ từ các quan chức của Cục Tình báo quốc phòng (DIA) và đồng ý bán thông tin cho phía Trung Quốc.
Việc Ron Hansen sa lưới bắt đầu từ việc ông ta lôi kéo một nhân viên DIA khác cung cấp cho ông ta những tài liệu cơ mật để bán cho Trung Quốc. Ron Hansen cho Trung Quốc biết ông ta có thể trở thành nhịp cầu để nhân viên kia cung cấp tin tình báo cho Trung Quốc. Ông ta đã hướng dẫn nhân viên DIA ấy cách bí mật ghi âm và chuyển tin tình báo, cách che giấu và rửa tiền sau khi nhận được thù lao. Nhân viên này đã báo cáo lại với DIA, sau đó ông ta tiếp tục tiếp xúc với Ron Hansen nhưng với tư cách người của FBI nằm vùng. Bộ Tư pháp cho biết, những thông tin mà Ron Hansen cần liên quan đến tình trạng chuẩn bị chiến đấu của quân đội Mỹ ở khu vực X, thuộc loại tuyệt mật.
Sau khi nhận được những văn kiện bí mật từ người tay trong của FBI đó, Ron Hansen đã đọc rồi cho người này biết ông ta đã nạp một phần vào bộ nhớ của máy tính, còn một phận sau khi mã hóa được cất giấu vào các hồ sơ điện tử.
Ron Hansen bị bắt tại sân bay khi đang tìm cách tới Trung Quốc
|
Văn bản của Bộ Tư pháp Mỹ nói, Ron Hansen thừa nhận dự định bán những thông tin cơ mật này cho cơ quan tình báo Trung Quốc, dù biết rằng những thông tin này được dùng để gây hại cho lợi ích quốc gia của Mỹ.
DIA là tổ chức tình báo quân sự nước ngoài chính của Bộ Quốc phòng Mỹ, là một trong những cơ quan của hệ thống tình báo Mỹ, cũng là bộ phận bí ẩn nhất trong số các cơ quan tình báo Mỹ. Nhân sự và ngân sách cụ thể của nó không được bên ngoài biết đến.
Nhận khoản thù lao 800.000 đô la
Theo hồ sơ của tòa án, Hansen thông thạo tiếng Trung và tiếng Nga. Ron Hansen năm nay 58 tuổi đã đi lính quân dịch trước khi trở thành nhân viên DIA từ năm 2006, khi xuất ngũ ông ta mang hàm Chuẩn úy. Gia nhập DIA, Ron Hansen chuyên làm công tác tình báo tín hiệu và nhân sự, nhiều năm được có thẩm quyền xem xét tài liệu mức “Tuyệt mật”.
Ron Hansen thừa nhận, cơ quan tình báo Trung Quốc tuyển dụng ông ta vào đầu năm 2014, sau đó định kỳ gặp mặt tại Trung Quốc, họ cho ông ta biết những thông tin tình báo mà phía Trung Quốc quan tâm. Văn bản của Tòa án liên bang Utah cho biết, Ron Hansen đã nhận được từ cơ quan tình báo Trung Quốc ít nhất 800 ngàn USD, trong đó bao gồm ít nhất 300 ngàn USD “tư vấn phí”.
Ron Hansen khi chưa bị lộ
|
Tòa án cho rằng, rất có thể Ron Hansen đã bán thông tin tình báo vì tiền. Văn bản của tòa cho biết, năm 2012, ông ta mắc một khoản nợ cá nhân khoảng 200 ngàn USD; trong bản kê khai thuế năm 2014 cho thấy công ty kế toán của Ron Hansen bị thua lỗ hơn 1 triệu USD, sau đó 2 năm công ty này không khai báo thuế với chính phủ nữa.
Một thẩm phán Tòa án liên bang tại Thành phố Salt Lake đã kết án Hansen. Ông ta là một trong ba cựu quan chức tình báo Mỹ bị kết án trong mấy tháng gần đây vì bị kết tội làm gián điệp cho Trung Quốc.
Một quan chức tình báo Mỹ khác là cựu điệp viên Kevin Patrick Mallory của Cục Tình báo Trung ương (CIA), đã bị kết án 20 năm tù hồi tháng 5/2019 vì âm mưu tiết lộ bí mật quốc phòng của Hoa Kỳ cho Trung Quốc. Một cựu quan chức CIA khác là Lý Chấn Thành (Jerry Chun Shing Lee), một người gốc Trung Quốc đã nhận tội hoạt động gián điệp cho Trung Quốc và đang chờ phán quyết.
Trợ lý Tổng chưởng lý John Demurs nói trong một tuyên bố: “Những vụ án này cho thấy sự rộng lớn của hoạt động gián điệp của chính phủ Trung Quốc và mối đe dọa của chúng đối với an ninh quốc gia của Mỹ”.
(Theo Epoch Times)