"Kính chiếu yêu" Mỹ nhìn rõ bóng chày trên độ cao hàng chục nghìn km

VietTimes -- Có rất nhiều cục đá, mảnh vỡ của các trang thiết bị vũ trụ, vệ tinh cũ, tên lửa đẩy, thậm chí cả vật dụng bay vào không gian trong sứ mệnh tàu con thoi năm 2006. Tất cả những mảnh rác vũ trụ bay xung quanh quỹ đạo, tạo ra mối nguy hiểm tiềm ẩn trong tương lai.
Kính viễn vọng thế hệ mới của DARPA
Kính viễn vọng thế hệ mới của DARPA

Trong nhiều năm qua, Lầu Năm Góc đặt sự quan về những va chạm có thể gây ra bởi một trong số khoảng 500.000 mảnh vỡ, gây hư hỏng cho vệ tinh có giá trị rất lớn và tạo ra thêm mảnh vỡ hơn. Ngày 18.102016, Bộ Quốc phòng Mỹ đã một bước tiến quan trọng nhằm mục đích giám sát tất cả các mảnh rác vũ trụ xung quanh trái đất trong không gian, bằng một kính viễn vọng khổng lồ mới, có khả năng phát hiện và xác định được những vật nhỏ từ rất xa.

Thiết bị độc đáo này được Cơ quan Nghiên cứu các dự án Quốc phòng tiên tiến phát triển và chính thức chuyển giao cho Lực lượng Không quân Mỹ trong một buổi lễ long trọng tại Căn cứ tên lửa White Sands ở bang New Mexico ngày 18.10.

Kính thiên văn siêu chính xác này được thiết kế để theo dõi các đối tượng nhỏ như một quả bóng chày (softballs) trên quỹ đạo Geosynchonous (GEO), quỹ đạo có những tài sản quý giá nhất của trái đất trong không gian, những vệ tinh truyền thông kỹ thuật số. Trên độ cao 22.000 dặm, quỹ đạo này trùng với tốc độ quay của Trái đất, do đó các vệ tinh đứng cố định tại một điểm so với địa cầu. Đặc trưng này phép truyền hình vệ tinh hoặc các hệ thống thông tin liên lạc phục vụ cho một khu vực cụ thể, Bắc Mỹ hay châu Á không bị gián đoạn.

Nhưng tiềm năng của kính viễn vọng không chỉ là nhìn thấy và theo dõi các vật thể trên quỹ đạo xa, vùng quan sát của kính viễn vòng vô cùng lớn. "Có trường nhìn bằng hàng chục nghìn đại dương hợp lại", Lindsay Millard, giám đốc chương trình của DARPA trong một podcast, đăng tải trên trang web chính thức của cơ quan này cho biết. Tính năng kỹ thuật của kính viễn vọng là nhìn thấy "một cái gì đó rất xa trên một diện tích rất rộng thực sự là một tính năng kỹ thuật tuyệt vời".

DARPA cho biết: thiết bị công nghệ tiên tiến có khối lượng rất lớn, khoảng 90 tấn. Chiếc kính viễn vọng siêu hiện đại này sẽ cho phép các quan chức chính phủ chuyển từ việc "nhìn thấy một vài đối tượng lớn tại một thời điểm” nếu so sánh với kính viễn vọng mới thì những gì nhìn thấy ở kính viễn vọng trước đây chỉ tương đương với việc nhìn thấy một tiết diện nhỏ như đầu một cái ống hút trên một tầm nhìn của kính chắn gió với 10.000 đối tượng một thời điểm". DARPA muốn đề cập đến các kính viễn vọng, đang được NASA sử dụng để theo dõi các tiểu hành tinh và các vật thể gần trái đất khác, có nguy cơ va chạm với trái đất.

Trong hai năm tới, kính thiên văn này sẽ được di chuyển và lắp đặt ở Úc, một điểm thuận lợi cho phép Mỹ có thể theo dõi một số khu vực trong không gian mà trước đây chưa từng được theo dõi, kiểm soát kỹ lưỡng.

Kính thiên văn là "một bước tiến rất lớn so với các kính thiên văn quang học truyền thông hiện nay, được lắp đặt trên mặt đất và được Không quân Mỹ khai thác sử dụng. Kính thiên văn có thể quan sát, truy tìm trong một không gian vô cùng rộng lớn của bầu trời và theo dõi các đối tượng rất mờ nhạt (rất nhỏ) trong và xung quanh quỹ đạo GEO". Brian Weeden, Cố vấn kỹ thuật của Quỹ An ninh Thế giới nhận xét. "Đó là một khả năng có ý nghĩa quan trọng đối với quân đội Mỹ. Do các lực lượng vũ trang Mỹ có rất nhiều vệ tinh quan trọng trên quỹ đạo GEO, các quan chức Lầu Năm Góc thực sự lo ngại về những mối đe dọa đối với các vệ tinh địa tĩnh này."

Kính viễn vọng thế hệ mới cũng sẽ được đưa vào chương trình phát triển công nghệ theo dõi các mảnh vỡ không gian mới, được gọi là Hàng rào không gian, do hãng Lockheed Martin phát triển tại trụ sở ở Bethesda. Hệ thống radar cảnh giới và theo dõi mảnh vỡ được đặt trên đảo Kwajalein thuộc quần đảo Marshall. Hệ thống này sẽ giúp lực lượng Không quân Mỹ theo dõi nhiều mảnh vỡ hơn so khả năng giám sát hiện nay.

Bằng kính thiên văn của DARPA và Hàng rào không gian của Lockheed Martin, có cảm giác như Lầu Năm Góc đang hưỡng tới việc xây dựng một hàng rào điện tử Mc Namara mới, được phục vụ cho việc đánh chặn tên lửa trên tầng khí quyển và đưa chiến tranh vào vũ trụ, trong đó có sứ mệnh bảo vệ các vệ tinh - cơ sở hạ tầng của sức mạnh quân sự Mỹ. Đây có thể là một lợi thế công nghệ quan trọng mà Mỹ sẽ sở hữu trong tương lai không xa.