Tất nhiên, xe bay chưa sẵn sàng để sử dụng rộng rãi trong thời điểm này. Vì quá đặc biệt nên chúng cần cơ sở hạ tầng phụ trợ, cũng như luật lệ riêng quản lý phương tiện bay cá nhân. Những phiên bản xe bay thương mại đầu tiên có thể sẽ được cung cấp dưới dạng dịch vụ taxi để rút ngắn thời gian di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác.
1. Uber Elevate – Hệ thống taxi VTOL của Uber
Từ năm 2016, Uber đã bắt tay nghiên cứu xe taxi VTOL. Với tham vọng thống lĩnh thị trường tiềm năng này, công ty đang gấp rút lên kế hoạch triển khai chương trình thí điểm hệ thống “Uber Elevate” ở 2 thành phố của Mỹ là Dallas và Los Angeles.
Mặc dù quá trình phát triển vẫn đang được giữ bí mật, nhưng sản phẩm của Uber cùng 5 đối tác lớn khác bao gồm hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing được giới công nghệ đặt rất nhiều kỳ vọng. Công ty còn cho biết chiếc xe còn có thể ghi lại hành trình di chuyển theo cả chiều ngang và chiều dọc.
Ảnh: Uber
|
Dự án “Uber Elevate” đặt nền móng quan trọng cho sự phát triển của phương tiện bay các nhân. Ngoài những ý tưởng độc đáo, nó tiết lộ những thách thức liên quan tới quá trình vận hành xe ô tô bay trên khắp thế giới. Ví dụ, VTOL cá nhân không thể hoạt động một cách đáng tin cậy tại khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Bởi vậy, Uber hạn chế thử nghiệm tại các thành phố thường xuyên có sương mù và mưa phùn để đảm bảo an toàn. Mẫu xe VTOL cũng chạy bằng động cơ điện nên cần mạng lưới tái nạp năng lượng hiệu quả để duy trì hoạt động liên tục.
2. Mẫu xe bay đầy tham vọng của AeroMobil
AeroMobil, có trụ sở tại Slovakia được biết đến với những thành tích trong lĩnh vực phát triển xe ô tô bay. Cả 4 nguyên mẫu ra mắt đều được đặt theo tên của công ty. AeroMobil dự kiến sẽ ra mắt phiên bản hoàn thiện vào năm 2020 và đưa vào sử dụng vào năm 2025.
Qua rất nhiều bản thiết kế rò rỉ cho tới nay, mẫu xe “AeroMobil” sẽ có hình dạng lai giữa máy bay và ô tô. Khác với nguyên lý thiết kế VOTL cá nhân, với xu hướng bỏ qua đường băng cất cánh, nguyên mẫu “AeroMobil” được chế tạo với dải cánh dài ở phần đuôi.
Ảnh: AeroMobil
|
Khi rời khỏi đường băng, cánh và bánh xe sẽ tự động thu lại. Đại diện AeroMobil công bố đang hợp tác cùng công ty hàng không vũ trụ Starburst (thuộc tập đoàn Airbus) để phát triển “máy gia tốc” cỡ nhỏ, nhằm cung cấp đủ năng lượng cần thiết để công ty sớm hiện thực hóa mẫu xe ô tô bay này.
3. Airbus Vahana – Mẫu xe VTOL tự hành của Airbus
Ảnh: Airbus
|
Tập đoàn Airbus đã đổ tiền vào dự án có tên “Vahana” từ năm 2016. Phiên bản cỡ nhỏ của Airbus Vahana ra mắt sau đó 1 năm. Cuối tháng 1/2018, Airbus đã thử nghiệm thành công nguyên mẫu hoàn chỉnh, chạy bằng động cơ điện tại thành phố Pendleton bang Oregon. Nó có thể đạt tới độ cao 5 mét so với mặt đất trong vòng 53 giây.
Airbus Vahana sở hữu nhiền đặc điểm lý tưởng cho một mẫu xe VTOL. Vì đây là phương tiện tự lái hoàn toàn nên công ty sẽ giảm thiểu tối đa rủi ro trong quá trình thử nghiệm, đồng thời tiết kiệm khoản chi phí lớn cho huấn luyện và thuê phi công.
Ngoài ra, các lập trình viên dày dạn kinh nghiệm của Airbus sẽ có cơ hội ứng dụng hệ thống lái tự động, phát triển cho máy bay cỡ lớn, cho mẫu xe bay này. Mẫu xe VTOL tự hành của Airbus cũng phù hợp hơn để kinh doanh dich vụ taxi bay vì nó có thể tự trở lại trung tâm bảo trì hay tính toán tuyến đường hợp lý dựa trên yêu cầu của khách hàng.
4. Nguyên mẫu máy bay của Kitty Hawk
Ảnh: DigitalTrends
|
Kitty Hawk là start-up thành lập bởi ông Sebastian Thrun và đồng sáng lập Google, Larry Page với mục tiêu tạo ra phương tiện bay dùng cho mục đích cá nhân. CEO của Kitty Hawk, Sebastian Thrun tuyên bố nguyên mẫu mới nhất “dễ sử dụng như chơi trò Minecraft”.
Nguyên mẫu mang tên “Flyer” do start-up máy bay điện của Mỹ thiết kế bằng vật liệu siêu nhẹ, có trọng lượng chỉ khoảng 113 kg, Với hình dáng tương tự một chiếc drone, “Flyer” hứa hẹn đáp ứng nhu cầu “phượt” không khói bụi, đưa bạn di chuyển theo chặng ngắn và trung bình.
5. Volocopter 2X
Volocopter 2X là phương tiện VTOL cá nhân với thiết kế đặc biệt thú vị. Nhìn qua, nó có hình dáng giống một chiêc máy bay trực thăng mini với 18 cánh quạt, chạy hoàn toàn bằng động cơ điện. Đặc biệt hơn là người lái có thể điều khiển Volocopter 2X bằng 1 phím duy nhất.
Mặc dù ý tưởng khá phi thực tế nhưng nguyên mẫu thử nghiệm của Volocopter 2X đã được Intel hỗ trợ kinh phí để trình diễn tại triển lãm công nghệ CES 2018. Nhà sản xuất Volocopter GmbH cho biết phiên bản dự kiến tung ra thị trường có khả năng di chuyển 27 km trong tối đa 30 phút trước khi quay lại trung tâm bảo trì.
Ảnh: Velocopter
|
Gã khổng lồ của ngành sản xuất thiết bị bán dẫn Intel đã tích hợp trên Volocopter 2X nhiều công nghệ phức tạp, bao gồn 4 cảm biến vị trí độc lập, 9 ắc quy và bộ nguồn dự trữ tích hợp sẵn. Volocopter hiện là lựa chọn mới cho hệ thống taxi bay của thành phố Dubai.
6. SureFly của hãng Workhouse
Đây là mẫu VTOL cỡ lớn được thiết kế cho mục đích thương mại và người dùng muốn tìm kiếm phương tiện bay cá nhân có tính ổn định cao. Giá bán chính thức của SureFly là 200.000 USD, tương đương với chiếc siêu xe thể thao Lamborrghini Huracan.
SureFly có khả năng đạt vận tốc tối đa 112 km/h và trần bay là 1,2 km. Với trọng lượng lên tới 500 kg, không có gì ngạc nhiên khi Workhouse buộc phải sử dụng động cơ xăng truyền thống thay vì động cơ điện như phần lớn VTOL hiện nay.
7. BlackFly của hãng Opener
Là sản phẩm của công ty đến từ Canada, Opener BackFly là mẫu VTOL đặc biệt kết hợp giữa hệ thống tự lái (như tự động hạ cánh, tự quay về nhà) và điều khiển thủ công. Mặc dù thiết kế theo nguyên lý quen thuộc của chiếc drone, 8 cánh quạt bố trí trên 2 cánh, nhưng BackFly vẫn cần quãng chạy đà ngắn trước khi cất cánh. Quãng đường tối đa mà mẫu VTOL đạt được là 650 km với vận tốc 129 km/h.
8. Drone chở hành khách (Passenger Drone)
Passenger Drone là mẫu VTOL điện (eVTOL) được thiết kế với 16 rotor cánh quạt chuyển động nhờ pin sạc siêu tốc. Mục tiêu của nhà sản xuất là phát triển phương tiện di chuyển hành khách chặng ngắn trong nội thành. Thay vì sử dụng hệ thống điều khiển với cần và nút bấm vật lý truyền thống, phi công chỉ cần bấm trên màn hình cảm ứng để thiết lập điểm đến cụ thể và Passenger Drone sẽ tự động vạch ra lộ trình ngắn nhất.
9. Mẫu Transition của hãng Terrafugia
Mẫu Transition của hãng Terrafugia (trực thuộc một tập đoàn Trung Quốc) là phương tiện lai có thể chuyển đổi linh hoạt trên bộ và trên không, với cánh và bánh xe có thể gập gọn. Nó mang trong mình sức mạnh của 2 loại động cơ khác nhau là điện và khí đốt, đồng thời tích hợp hệ thống riêng giúp tăng tốc độ tối đa khi bay. Công ty có trụ sở tại Massachusets, Mỹ dự kiến sẽ cung cấp Transition với mức giá giao động khoảng 280.000 USD.
10. Ehang 184
Xuất hiện lần đầu tại triển lãm CES vài năm trước, Ehang 184 được quảng cáo như một mẫu VTOL 4 cánh cá nhân, hoàn toàn tự động, an toàn, thoải mái và có giao diện điều khiển đơn giản. Đại diện Ehang thậm chí còn đưa ra tuyên bố khó tin rằng công ty đã thử nghiệm Ehang 184 hơn 1.000 lần trong tất cả các tình huống.
Công ty còn cho biết sẽ xây dựng một trung tâm chỉ huy mặt đất, điều khiển tất cả Ehang 184 hạ cánh khi gặp thời tiết xấu. Đáng tiếc lời hứa trên chưa thành hiện thực thì công ty đã suýt phá sản và phải đệ đơn xin chính phủ Mỹ bảo hộ vào tháng 5/2018.
11. Mẫu taxi bay Joby Aviation
Ảnh: Joby Aviation
|
Sau nhiều năm phát triển thiết bị bay cá nhân, công ty hàng không vũ trụ của Mỹ đã nhận được khoản tài trợ 100 triệu USD từ Toyota và Intel để sản xuất mẫu xe bay chạy bằng động cơ điện. Với khoang chứa lớn (tối đa 5 hành khách), VTOL có hình dáng giống một chiếc máy bay truyền thống hơn ô tô.
12. 10 thiết kế táo bạo tranh giải GoFly của Boeing (trị giá 2 triệu USD)
Theo Digital Trends