Theo TS.Võ Trí Thành, Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương: muốn phát triển bền vững, BĐS miền Trung phải xanh, phải bền vững và tồn tại với thời gian. Phải gắn với các lớp tích tụ văn hóa, lịch sử địa phương. |
Đầu tư BĐS đang dịch chuyển
Ông Nguyễn Trần Nam - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng - đã phát biểu như vậy tại hội thảo chuyên đề “Bất động sản miền Trung - Thực trạng và hướng phát triển bền vững” tổ chức ngày 28/6. Với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia tài chính, ngân hàng, chuyên gia BĐS và đại diện cho các doanh nghiệp môi giới, nhà đầu tư BĐS.
Theo ông Nguyễn Trần Nam, tăng trưởng giá cả BĐS trong thời gian qua "rất phi lý, trong khi chúng ta đang phát triển bình ổn, bền vững sau khủng hoảng năm 2011, năm 2017 đang phát triển, giao dịch theo đúng kỳ vọng. Đến năm 2018 lại biến động do dẫn dắt từ trào lưu, phong trào, nhất là từ các thông tin về các đặc khu, khiến giá cả tăng rất phi lý, gây khó khăn cho các nhà đầu tư trong giải phóng mặt bằng".
Theo ông Nguyễn Trần Nam, khó đánh giá chính xác thì tình thị trường BĐS vì thiếu thông tin và dữ liệu
|
Cũng theo ông Nguyễn Trần Nam, tình hình thị trường hiện nay đang có nhiều biến đổi, do tác động kinh tế năm 2018 tăng trưởng giảm dần từ quý 1 sang quý 2. Dù chưa có số liệu chính thức, nhưng quý 2 chỉ đạt 7%, thấp hơn quý 1, kinh tế có xu hướng tăng trưởng ngược. Thị trường chứng khoán bị rút vốn, đèn đỏ liên tục, kéo theo giá trị tài sản của các đại gia BĐS bị giảm dần.
“Theo tôi được biết, các đại gia BĐS đang dịch chuyển đầu tư theo hướng khác. Một số chuyển hướng nhằm gia tăng giá trị cho BĐS. Nhưng nhìn chung, dòng tiền dành cho BĐS đang bị san sẻ cho các ngành khác. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2017, Chính phủ thực hiện chủ trương giảm tín dụng cho BĐS. Từ năm 2016 trở về trước, tăng trưởng tín dụng dành cho BĐS luôn tăng gấp rưỡi so với tín dụng thông thường. Nhưng đến năm 2017 đã giảm, sang năm 2018 lại giảm nữa.
Về tích cực, giảm tín dụng cho BĐS làm hạ nhiệt đối với thị trường BĐS đang tăng bất hợp lý, còn về tiêu cực thì gây tín hiệu không tốt lắm cho thị trường. "Tuy nhiên theo tôi, chúng ta vẫn tiếp tục lạc quan về thị trường vì trong 2-3 năm qua thị trường đang chuyển hướng sang BĐS du lịch. Và thực tế 3 năm liền tăng 30%, đặc biệt là miền Trung đang có lợi thế biển rất đẹp, du lịch tăng trưởng tốt và BĐS tăng trưởng rất mạnh" - ông Nam nói.
Tuy nhiên, để đánh giá về thị trường BĐS thì rất khó, để nói nó nóng hay lạnh, hay xu hướng dự báo như thế nào là rất khó, nhất là trong bối cảnh hệ thống thông tin, thu thập số liệu còn hạn chế. Nên rất cần nhiều con người, nhiều tổ chức cùng vào cuộc để đánh giá và đi đến kết luận với mục tiêu chung là làm cho thị trường BĐS cả nước nói chung và miền Trung nói riêng phát triển bền vững, ổn định” - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam nói.
BĐS miền Trung phải gắn với trầm tích văn hóa
Theo TS.Võ Trí Thành - Nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - đặc điểm thị trường BĐS Đà Nẵng và miền Trung là đối tượng nhu cầu khách hàng đa dạng, tầng lớp thu nhập khác nhau nên khó nhất của BĐS là phục vụ đa dạng đối tượng khách hàng, nhưng đảm bảo chuẩn dịch vụ toàn cầu, vượt trội.
“Muốn phát triển bền vững, BĐS miền Trung phải xanh, phải bền vững và tồn tại với thời gian. Phải gắn với các lớp tích văn hóa, lịch sử địa phương. Nhất là công năng thân thiện, gắn với dịch vụ. Đặc biệt là cần chú ý đáp ứng dịch vụ đối với tầng lớp trung lưu, giàu có.
Bên cạnh đó, phát triển tiên phong thì Đà Nẵng cần có công trình mang dấu ấn tiêu biểu, xanh tiêu biểu. Định hướng vượt lên trở thành thành phố đáng sống, nơi sống của các chuyên gia, tri thức toàn cầu thì giá trị BĐS mới gia tăng. Chúng ta cần có tầm nhìn trong quy hoạch. Đà Nẵng đang gặp khó khăn, sau thời gian tăng trưởng nhanh thì hiện chững lại. Vậy làm thế nào để Đà Nẵng bứt lên, đó là bài toán cho Đà Nẵng và miền Trung" - ” - Tiến sĩ Thành nói.
Nếu chỉ nhìn miền Trung làm BĐS du lịch thì không đầy đủ, mà cần là kết nối theo chuỗi giá trị nội ngành. Đó là giá trị dữ liệu, kết nối tất cả các dịch vụ logicstis, giá trị thương hiệu. Và để kết nối được, Đà Nẵng cần có những tiêu chí vượt lên tất cả các tiêu chí hiện có. Tiêu chí của Đà Nẵng phải là khu vực, là toàn cầu. Đà Nẵng phải chọn ra các lĩnh vực gắn với 2 lợi thế là lan tỏa ra khu vực và thành phố đáng sống. Nơi người giàu, người tài đến sinh sống đến ở, chứ không phải đến vài ngày cho biết” - Tiến sĩ Võ Trí Thành chia sẻ thêm.
Hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, các nhà quản lý và doanh nghiệp tham dự Hội thảo chuyên đề về Thị trường BĐS miền Trung
|