Theo dự thảo sửa đổi, những công ty công nghệ cao sẽ đủ điều kiện nhận khoản tín dụng thuế 25% cho chi phí R&D so với mức 15% hiện tại, khuyến khích các công ty công nghệ địa phương tham gia các dự án đổi mới, hướng tới tương lai, các quan chức của Cơ quan Kinh tế (MOEA) cho biết.
MOEA cho biết, chính quyền Đài Bắc sẽ tiếp tục cung cấp khoản tín dụng thuế 5% đối với các giao dịch mua thiết bị mới tổng thể nhưng không đặt mức trần cho số tiền,.
MOEA tuyên bố sẽ gửi dự thảo sửa đổi cho cơ quan lập pháp và nếu quy định mới có thể sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 1/2023.
Tien Wu, Giám đốc điều hành (COO) của công ty ASE Technology Holding cho biết dự thảo sửa đổi được đưa ra khi cạnh tranh toàn cầu ngày càng trở nên gay gắt và những ưu đãi gia tăng sẽ hỗ trợ duy trì động lực R&D và khả năng cạnh tranh lâu dài của ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan.
Ông Wu nhấn mạnh, ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn nữa trong 10 năm tới, sự cạnh tranh của ngành sẽ trở nên căng thẳng hơn do các chính phủ các cường quốc công nghệ trên toàn cầu cung cấp những khoản trợ cấp cao và có nhiều hạn chế thương mại.
Các nguồn tại công ty bán dẫn MediaTek cho biết, doanh nghiệp đang xem xét những sửa đổi liên quan, hy vọng những thông tin chi tiết sau đó sẽ phục vụ cụ thể cho nhu cầu định hướng thiết kế và sản xuất vi mạch.
Nhìn chung, các nguồn tin cho rằng, tín dụng thuế tăng sẽ là công cụ thúc đẩy các công ty bán dẫn phấn đấu phát triển R&D, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành và tạo ra nhiều giá trị hơn.
Terry Tsao, Giám đốc Tiếp thị Toàn cầu tại SEMI và là Chủ tịch của SEMI Đài Loan cho biết, dự thảo sửa đổi là một phản ứng thích hợp đối với những thay đổi địa chính trị, nhiều quốc gia đã đưa ra luật chip tương ứng nhằm khuyến khích thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn địa phương, bao gồm cả các quốc gia Bắc Mỹ và châu Âu.
Ông Tsao nói thêm, tín dụng đầu tư và thuế được cung cấp từ những quy định sửa đổi sẽ trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn Đài Loan và nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh.
Theo Bloomberg, Đài Loan mở rộng giảm thuế cho các công ty đầu tư vào R&D công nghệ nhằm củng cố ngành công nghiệp bán dẫn của đảo và duy trì vị trí hàng đầu trong chuỗi cung ứng chip toàn cầu.
Trong năm qua, nhiều quốc gia đã tăng cường hỗ trợ cho ngành công nghiệp chip bản địa, hứa hẹn trợ cấp hàng chục tỉ USD cho các công ty tăng sản xuất tại thị trường nội địa và đa dạng hóa khỏi Trung Quốc và Đài Loan. Những hứa hẹn đó dẫn đến một loạt các nhà máy mới được xây dựng hoặc lên kế hoạch xây dựng ở Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, khiến Đài Bắc lo lắng vị thế ưu việt của Đài Loan trong ngành công nghiệp bán dẫn có nguy cơ bị đe dọa.
Đài Loan hiện là một thành phần quan trọng nhưng dễ bị tổn thương trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Dẫn đầu bởi TSMC, hòn đảo này hiện đang sản xuất hơn 90% chip tiên tiến nhất thế giới, sử dụng cho các dịch vụ máy tính quân sự và doanh nghiệp. Apple, MediaTek Inc. và Qualcomm Inc., kiểm soát hơn 85% thị trường chip điện thoại toàn cầu, phụ thuộc vào nguồn cung từ TSMC.
Theo Digitimes