Cổ phiếu BYD, nhà sản xuất xe điện (EV) lớn nhất thế giới theo doanh thu, giảm 11% tại Hồng Kông và 7,8% tại Thâm Quyến vào tuần trước. Cổ phiếu SAIC, nhà sản xuất ô tô lớn nhất Trung Quốc, giảm 6,7% trong cùng khoảng thời gian tại Thượng Hải
Bộ 3 nhà sản xuất ô tô điện chính của Trung Quốc là Li Auto, Nio và Xpeng đồng loạt giảm từ 2,6% đến 15% tại thị trường Hồng Kông.
Cuộc chiến giá cả trở nên căng thẳng hơn vào tuần trước khi các doanh nghiệp sản xuất ô tô cao cấp như BMW và Mercedes-Benz Group và những công ty địa phương như SAIC và Quảng Châu ô tô tham gia.
Nhà sản xuất ô tô Pháp Citroen đã có động thái cắt giảm giá lớn nhất, giảm tới 40% giá mẫu xe C6 xuống còn khoảng 130.000 nhân dân tệ (18.660 USD) ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc, các phương tiện truyền thông địa phương cho biết.
Chủ sở hữu Tesla ở Trung Quốc phản đối việc giảm giá khi người tiêu dùng thắt chặt ngân sách.
Tesla và BYD giảm từ 20 000 đến 46 000 nhân dân tệ đối với các chủng loại của doanh nghiệp. Wang Zheng, giám đốc đầu tư tại Jingxi Investment Management ở Thượng Hải cho biết: “Đó là một dấu hiệu cho thấy niềm tin của người tiêu dùng đang suy yếu. Người tiêu dùng sẽ không chi tiêu vì sự phục hồi kinh tế yếu hơn dự kiến.”
Giá cổ phiếu ô tô sụt giảm là một bước lùi đối với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đặt việc khôi phục tiêu dùng hộ gia đình trở thành ưu tiên hàng đầu trong năm 2023, như được nêu trong báo cáo hoạt động của chính phủ trước Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc ở Bắc Kinh.
Các nhà kinh tế từ UBS đến Goldman Sachs kỳ vọng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ tăng tốc trong năm 2023 sau khi mở lại hoàn toàn các đường biên giới quốc tế, nhưng những dữ liệu kinh tế quan trọng gần đây cho thấy sự phục hồi sẽ cần nhiều thời gian. Trong tháng 2 nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa đều giảm đồng thời giá thành sản phẩm tại nhà máy giảm phát sâu hơn.
Theo dữ liệu từ hiệp hội ngành giao thông, doanh số bán ô tô chở khách giảm 15% so với năm 2022 trong hai tháng đầu năm 2023.
Chen Siqi, nhà phân tích tại công ty đầu tư và môi giới CSC Financial ở Bắc Kinh cho biết : “Động thái giảm giá của các nhà sản xuất ô tô lớn, bao gồm cả Tesla khiến nhiều người mua tiềm năng phải gạt ý đồ sở hữu xe mới sang bên vì cho rằng sẽ có nhiều đợt giảm giá mạnh hơn đang diễn ra.
Một lý do khác khiến doanh số bán hàng thấp là một số khách hàng, đáng lẽ mua xe trong năm 2023 có thể đã quyết định mua xe sang cuối năm 2022 do lo ngại động thái giảm thuế và trợ cấp xe điện sẽ bị loại bỏ năm 2023.
Trung Quốc đã bán được 6,9 triệu xe điện năm 2022, gần gấp đôi doanh số vào năm 2021, theo dữ liệu của ngành giao thông.
Iris Pang, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc Đại lục tại ING, có trụ sở tại Hồng Kông cho biết, ô tô điện (EV), một trong số ít lĩnh vực tăng trưởng nhanh sẽ không còn là động lực tăng trưởng cho doanh số bán ô tô ở Trung Quốc trong năm 2023, do doanh thu tài chính bị thu hẹp khiến chính phủ Trung Quốc khó mở rộng trợ cấp mua xe mới.
“Xe điện mới sẽ không còn là động lực thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng trong năm 2023,” bà cho biết trong một ghi chú trên trang think.ign ngày 28/2. “Không có dấu hiệu nào cho thấy sẽ có sự gia hạn trợ cấp tiền mặt cho xe điện. Gánh nặng tài chính tăng lên và chính phủ sẽ không muốn chi tiêu cho những khoản trợ cấp để thúc đẩy tiêu dùng khi nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch.”
Theo nhà phân tích, việc cắt giảm các khoản trợ cấp như vậy dao động từ 10% đến 30% trong 3 năm đến năm 2022 và không có ngân sách nào được phân bổ cho đến nay trong năm 2023.
Bà Pang dự đoán tốc độ tăng trưởng doanh số bán xe ở Trung Quốc sẽ chậm lại khoảng 5% trong năm 2023 so với mức 10% vào năm 2021.
Lu Jiamin, nhà phân tích tại công ty môi giới chứng khoán Cinda Securities ở Bắc Kinh cho biết: “Sức mạnh phục hồi của thị trường ô tô chậm hơn và yếu hơn dự kiến. Đó là do liên quan đến yếu tố vĩ mô; sự phục hồi kinh tế vẫn đang ở giai đoạn sơ khai.”
Theo South China Morning Post
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu