Cisco vừa công bố kết quả nghiên cứu mới có tên gọi Chuyển đổi lực lượng lao động trong Cơn lốc số thức (Workforce Transformation in the Digital Vortex) của Trung tâm Digital Business Transformation (DBT) cùng sáng kiến IMD và Cisco.
Các chuyên gia củaCisco thảo luận về xu hướng cơn lốc số thức tại Singgapore ngày 27/5/2016. |
Kết quả này chỉ ra rằng các công ty đang mất đi khả năng xây dựng năng lực cần thiết để thành công trong kỷ nguyên đột phá số thức do lờ đi việc chuyển đổi lực lượng lao động số thức. Bản báo cáo mô tả các bước mà một tổ chức có thể thực hiện để số hóa các quy trình liên quan đến con người nhằm xây dựng một lực lượng lao động nhanh nhạy, cách tân và sở hữu những tố chất có thể thúc đẩy tổ chức tạo ra giá trị cho khách hàng, đối tác và chính người lao động.
Cisco đã lên kế hoạch vào năm 2020, 50 tỷ đối tượng sẽ được kết nối Internet và có khả năng tạo ra lượng dữ liệu truyền tải lớn. Trong hoàn cảnh đó, các tổ chức phải đảm bảo điều quan trọng nhất là con người được trao quyền từ những hình thức giao tiếp mới và tri thức mà họ tạo nên.
Theo báo cáo Cơn lốc số thức của Trung tâm DBT, 4 trong số 10 công ty hàng đầu của mỗi ngành sẽ bị thay thế bởi đột phá số thức trong vòng 5 năm tới (xét về khía cạnh thị phần). Để cạnh tranh với những doanh nghiệp đột phá số thức, nhiều công ty đã tập trung vào việc chuyển đổi nền tảng CNTT và quy trình kinh doanh. Tuy nhiên, họ lại quên đi một tài sản quan trọng nhất chính là con người.
Trung tâm DBT đã nghiên cứu mô hình kinh doanh của hơn 75 doanh nghiệp khởi nghiệp sở hữu lực lượng lao động đột phát và tiến hành những cuộc phỏng vấn sâu với nhiều nhà sáng lập hoặc CEO của những công ty đó để hiểu về tỉ lệ giá trị và lòng tin của họ về việc số hóa có thể thay đổi lực lượng lao động lớn tới mức nào. Những cuộc phỏng vấn này cũng được tiến hành với những người đào tạo nhân sự cấp cao và Giám đốc điều hành tại các doanh nghiệp toàn cầu lớn để tìm hiểu xem những tổ chức này đang tiếp cận với sự chuyển đổi lao động số thức như thế nào. Ngoài ra, Trung tâm DBT còn khảo sát 941 Giám đốc trên toàn cầu để đánh giá thực trạng của việc chuyển đổi số thức và lực lượng lao động của các công ty.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong lĩnh vực nhân sự, chưa tới 10% các công ty đạt được đến mức xuất sắc ở 3 năng lực chủ chốt quyết định độ nhanh nhạy của một doanh nghiệp số thức. Ba năng lực đó là khả năng nhận thức cao, khả năng quyết định và xử lý nhanh. Theo như mô tả trong nghiên cứu, đây là ba năng lực cơ bản một tổ chức phải xây dựng cho lực lượng lao động của mình để cạnh tranh thành công trong Cơn lốc số thức.
Ông Kevin Brandy, Giám đốc kỹ thuật số của Cisco cho biết: “Chúng tôi trò chuyện với các công ty mỗi ngày để hiểu xem công nghệ đóng vai trò như thế nào trong chiến lược kinh doanh. Rất nhiều trong số những câu hỏi ấn tượng nhất của các công ty này tập trung vào việc làm thế nào họ có thể trao quyền cho người lao động thông qua số hóa, giúp cải thiện quá trình đưa ra quyết định, đẩy nhanh tốc độ đổi mới và năng suất”.
Tuy nhiên, nghiên cứu của Trung tâm DBT cảnh báo rằng các giải pháp công nghệ không phải là câu trả lời duy nhất cho việc chuyển đổi lực lượng lao động. Những nỗ lực này phải đi kèm với sự thay đổi quy trình kinh doanh trên khắp tổ chức bằng cách tạo ra những mô hình kinh doanh mới để cạnh tranh hiệu quả hơn trong kỷ nguyên số thức. Ngoài ra, việc chuyển đổi lực lượng lao động còn yêu cầu sự hợp tác bền vững của các cấp lãnh đạo. Ông Bandy lý giải: “Việc chuyển đổi không chỉ là sự tổng hợp của các giải pháp kỹ thuật số. Chuyển dịch sang số hóa đang viết lại những nguyên tắc kinh doanh và sẽ yêu cầu lực lượng lao động phải được trang bị đầy đủ để có thể thích ứng với tốc độ, độ nhanh nhạy mà sự chuyển dịch này yêu cầu”.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các công ty tiến hành số hóa lực lượng lao động sẽ “thắng lớn” trong Cơn lốc số thức. Trong Cơn lốc số thức, mô hình kinh doanh, kết quả và chuỗi giá trị đều được số hóa ở mức tối đa có thể. Khi những nhân tố tố đột phá cách tân hướng vào đến tâm cơn lốc, họ sẽ định hình lại thị trường và các lĩnh vực.
Các chuyên gia cho rằng, đột phá số thức là tình huống khi công nghệ mới nổi lên và cạnh tranh lại cách thức làm kinh doanh truyền thống. Chẳng hạn, máy tính cá nhân nổi lên và phá huỷ kinh doanh máy tính lớn; công nghệ di động gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng nổi lên và cạnh tranh với kinh doanh máy tính cá nhân. Đột phá số thức hiện đang xảy ra với tính toán mây, dữ liệu lớn và Internet vạn vật.
Theo ICT News