Thông tin trên được Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết tại buổi họp Chính phủ thường kỳ ngày 3/7 tại Văn phòng Quốc hội với sự tham dự của lãnh đạo tất cả các địa phương trên cả nước theo hình thức trực tuyến.
Cụ thể, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, với Vinatex, Bộ trưởng đánh giá cao những nỗ lực của đơn vị này để đạt mức doanh thu tăng hơn 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, xuất khẩu của Vinatex trong 6 tháng cũng lên tới 1,2 tỷ USD.
Tuy nhiên, vấn đề người phát ngôn của Chính phủ nêu lên là Vinatex chưa tạo ra được chuỗi giá trị và đặc biệt là khâu cổ phần hóa, thoái vốn còn chậm. Tới nay, tại Vinatex vẫn còn hơn 53% vốn Nhà nước. Từ đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng yêu cầu đơn vị này chấn chỉnh những bấp cập trên.
Tương tự, với EVN, tiến độ thoái vốn cũng là là vấn đề được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc tới. Bộ trưởng nhấn mạnh việc chậm thoái vốn của EVN tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.
Công ty Tài chính cổ phần Điện lực là một trong những đơn vị EVN phải thực hiện thoái vốn theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua mới đây. Ngoài công ty trên, phía EVN còn phải thực hiện thoái toàn bộ vốn tại một loạt đơn vị khác như: Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4.
Riêng với TKV, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thống kê, doanh thu của toàn tập đoàn sau 6 tháng đạt hơn 53.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng. TKV cam kết trong năm sẽ đạt số thu 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ở hướng khác, Bộ trưởng đánh giá, vấn đề ở TKV là tồn kho cao, lên tới 9,3 triệu tấn than. Đáng chú ý, một số dự án của TKV có tình trạng chậm tiến độ, thua lỗ và phải dừng dự án. Ví dụ được Bộ trưởng nêu lên như: Dự án Khu liên hợp Gang thép Lào Cai, dự án Nhiệt điện Lý Sơn (Quảng Ngãi), cảng Kê Gà.
Tương tự, với EVN, tiến độ thoái vốn cũng là là vấn đề được Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhắc tới. Bộ trưởng nhấn mạnh việc chậm thoái vốn của EVN tại Công ty Tài chính cổ phần Điện lực.
Công ty Tài chính cổ phần Điện lực là một trong những đơn vị EVN phải thực hiện thoái vốn theo đề án đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua mới đây. Ngoài công ty trên, phía EVN còn phải thực hiện thoái toàn bộ vốn tại một loạt đơn vị khác như: Công ty cổ phần Cơ điện Thủ Đức; Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Phong điện Thuận Bình; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 3; Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng điện 4.
Riêng với TKV, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thống kê, doanh thu của toàn tập đoàn sau 6 tháng đạt hơn 53.000 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận khoảng 1.000 tỷ đồng. TKV cam kết trong năm sẽ đạt số thu 110.000 tỷ đồng, lợi nhuận 2.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ở hướng khác, Bộ trưởng đánh giá, vấn đề ở TKV là tồn kho cao, lên tới 9,3 triệu tấn than. Đáng chú ý, một số dự án của TKV có tình trạng chậm tiến độ, thua lỗ và phải dừng dự án. Ví dụ được Bộ trưởng nêu lên như: Dự án Khu liên hợp Gang thép Lào Cai, dự án Nhiệt điện Lý Sơn (Quảng Ngãi), cảng Kê Gà.
Nhấn mạnh đến tiến độ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, Thủ tướng cho rằng vẫn chưa có nhiều đột phá khi đến thời điểm hiện tại mới hoàn thành cổ phần hóa được 20 doanh nghiệp, xác định phương ấn cổ phần hóa được 21 doanh nghiệp, với mức thoái vốn khoảng 11.600 tỷ đồng, thấp hơn so với kế hoạch đề ra là 60.000 tỷ đồng.
Đáng chú ý, số doanh nghiệp rời thị trường tăng gần 17% so với cùng kỳ năm ngoái, chưa kể chi phí sản xuất còn cao, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn cả về chi phí vận tải, logistic... Do vậy, để đạt được mức tăng trưởng cả năm ở mức 6,7%, thì 6 tháng cuối năm phải đạt được tăng trưởng 7,42%.