Không thể kiểm soát được bản thân
Xã hội phát triển khiến công nghệ thông tin dần trở nên phổ biến. Sự phát triển như vũ bão của công nghệ đã khiến một nhóm những người trẻ trở nên thực dụng và đam mê khám phá những điều khác lạ dẫn đến hiện tượng lạm dụng game, internet.
Theo TS. BSCK II. Nguyễn Văn Dũng - Phó viện trưởng Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai - thực tế, rất ít người nói đến tác hại của việc sử dụng máy tính trong thời gian dài, nghiện game online. Chỉ cần ra ngoài là có thể thấy 100% người già lẫn người trẻ tay đều cầm điện thoại thông minh. Do vậy, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và các nhà tâm thần học trên thế giới đã chia ra 4 mức độ cụ thể của những người chơi game online gồm: Chơi một chút cho vui; thường xuyên sử dụng điện thoại để chơi game; đam mê sở thích và lạm dụng game online và sử dụng internet quá nhiều.
Những trường hợp sử dụng internet quá nhiều đều bị rối loạn cảm xúc (thường xuyên có các biểu hiện bồn chồn, kích thích, vật vã, la hét). Hầu hết mọi người đều nghĩ sau 1 vài ngày những dấu hiệu rối loạn cảm xúc sẽ hết nhưng đó chính là nguy cơ dẫn đến bệnh tâm thần.
BS. Dũng chia sẻ: Hơn 30 năm làm việc trong ngành tâm thần, ông đã gặp rất nhiều câu chuyện ly kỳ về những bệnh nhân thường xuyên sử dụng internet. Điển hình là trường hợp gia đình thương gia nổi tiếng buôn bán bất động sản ở Hà Nội. Do mải mê kinh doanh, buôn bán, gia đình đã không chăm sóc tốt được cho 2 con (người chị 14 tuổi, người em 11 tuổi).
Theo WHO, Việt Nam là một trong những nước phát triển internet vượt bậc ở Đông Nam Á với hơn 96 triệu dân, người dân sử dụng internet rất nhiều. Dân số đang phát triển nên tốc độ phát triển kinh tế nhanh kéo theo nhiều hệ lụy, nhất là việc sử dụng internet quá nhiều. Một nghiên cứu của Trung Quốc cho thấy có tới 0,7-1,2 quần thể dân cư sử dụng internet quá nhiều dẫn tới bị biến đổi về cảm xúc. Ở Nhật có tới 0,5-0,8%, ở Úc là 0,7% người có những biến đổi về tâm lý, cảm xúc sau khi sử dụng internet quá nhiều. |
Mặc dù 2 bé có biểu hiện như vậy nhưng gia đình chỉ xin tư vấn thực hiện các liệu pháp hành vi mà không ức chế những cảm xúc của 2 cháu.
Để điều trị cho trường hợp của 2 cháu, các bác sĩ đã tiến hành điều chỉnh tâm lý, hành vi và cảm xúc. Sau hơn 1 năm điều trị, 2 bệnh nhân đã dần ổn định, trở về trạng thái bình thường.
BS. Dũng cho hay, sau khi phát hiện 2 con bị rối loạn cảm xúc nặng nề vì sử dụng internet, bố mẹ 2 cháu đã phải nghỉ việc, công ty cũng bị phá sản.
Theo BS. Nguyễn Văn Dũng, những trường hợp sử dụng internet quá nhiều đều bị rối loạn cảm xúc. (Ảnh: BS. Nguyễn Văn Dũng)
|
Ngoài trường hợp trên, BS. Dũng cũng đã điều trị cho một thiếu niên học lớp 10 sống ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. Thiếu niên này thường xuyên đóng cửa phòng ở một mình sử dụng internet, lên mạng để thủ dâm bằng các đồ vật, quần áo của chính chị ruột mình và của các bạn nữ trong lớp.
Sau khi người chị phát hiện đã báo cho gia đình, bố mẹ đã đưa cậu đến Bệnh viện để khám bệnh, các bác sĩ đã mất rất nhiều thời gian để điều trị.
Một trường hợp khác mà BS. Dũng từng điều trị là một sinh viên đại học 22 tuổi bị nghiện internet nặng, suốt ngày chỉ ở trong phòng, thường xuyên cáu kỉnh, đập phá, không giao tiếp với bất cứ ai, bị biến đổi nhân cách.
Sau thời gian sử dụng internet quá nhiều, nam thanh niên này đã bị biến đổi tính cách, mất ngủ thường xuyên và hiện vẫn đang tiếp tục được điều trị và chưa tốt nghiệp đại học. Đáng chú ý, bệnh nhân thường xuyên cho rằng bản thân rất khỏe nhưng thường xuyên tránh né giao tiếp với mọi người, phủ nhận mọi lời khuyên của bác sĩ và gia đình.
Phát hiện sớm, trị bệnh kịp thời
Mỗi đối tượng tới bệnh viện để điều trị đều có một đặc điểm khác nhau nên các bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị riêng. Biểu hiện chung của những trường hợp gặp ảnh hưởng do sử dụng internet nhiều là xa lánh mọi người, không ăn, không ngủ, tính tình thay đổi, cáu giận vô cớ, biến đổi hành vi, cảm xúc,…
Bác sĩ chăm sóc bệnh nhân tại Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai. (Ảnh: Viện sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai)
|
Với những bệnh nhân trẻ tuổi có thể sử dụng biện pháp điều trị tách biệt với mọi người để làm liệu pháp tâm lý. Tuy nhiên, với những bệnh nhân lớn tuổi đã biệt hóa não, biến đổi nhân cách, mất đi lý trí thì việc điều trị sẽ vô cùng khó khăn, tốn nhiều thời gian để trị bệnh. BS. Dũng nhấn mạnh: “Tất cả những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần đều không bao giờ khẳng định mình rối loạn tâm thần.”
Vì thế, BS. Dũng khuyến cáo khi gia đình phát hiện người thân có dấu hiệu, biểu hiện bị biến đổi hành vi, cảm xúc không nên cúng bái, cho người bệnh uống thuốc nam để trị bệnh.
Bên cạnh đó, gia đình và nhà trường cần nhắc nhở học sinh không nên sử dụng máy tính quá nhiều, người lớn thường xuyên sử dụng máy tính cần có thời gian để nghỉ ngơi, chơi các trò chơi lành mạnh để giải trí. Thời gian sử dụng tối đa trong 1 ngày không được quá 5 tiếng đồng hồ và 5 ngày liên tục trong 1 tuần. Cùng với đó, cần ngủ đủ 7 tiếng/ngày, bổ sung đầy đủ các vitamin và dưỡng chất thông qua chế độ ăn uống để ngăn chặn nguy cơ bị rối loạn cảm xúc, biến đổi hành vi.
Bình luận của bạn đọc
Bình luận bằng tài khoản VietTimes
Bình luận bằng tài khoản mạng xã hội
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu