Giấc mộng không thành
Tờ The Japan Times Nhật Bản ngày 1/11 cho rằng cuộc khủng hoảng mà Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gặp phải làm cho tỷ lệ ủng hộ bà trượt xuống mức thập nhất trong lịch sử. Bê bối này có thể khiến cho người Hàn Quốc mất đi vị nữ Tổng thống đầu tiên của họ.
Nhưng, cái giá phải trả trên thực tế có thể là ảnh hưởng đến kinh tế và KOSPI (chỉ số giá cổ phiếu tổng hợp) của Hàn Quốc.
Cho dù bà Park Geun-hye có thể vượt qua được cuộc khủng hoảng lần này, 15 tháng cuối cùng trong nhiệm kỳ của bà cũng sẽ là "vùng chết" của cải cách.
1.345 ngày tại niệm trước của bà rất bình thường, ngăn chặn hành vi quá mức của các tập đoàn doanh nghiệp dòng tộc, kế hoạch hỗ trợ cho phong trào khởi nghiệp và lực lượng lao động có tính sáng tạo hơn đã bị "đứt gánh giữa đường".
Nếu nói thành tựu của bà Park Geun-hye trước sự kiện "thân tín can thiệp chính trị" là rất hạn chế, thì chính phủ của bà hiện sẽ làm được càng ít hơn.
Vấn đề là, thời gian tại nhiệm của bà Park Geun-hye chính là một thời cơ tốt rất quan trọng để nâng cao vị thế của Hàn Quốc ở châu Á, nhưng hiện đã bị lãng phí.
Trên thực tế, trước đây, các cử tri sở dĩ bỏ phiếu cho bà Park Geun-hye là để tránh một "thập niên mất mát" tương tự Nhật Bản.
Ông Park Chung-Hee, cha của bà Park Geun-hye, đã nhận được sự yêu mến của rất nhiều người, do ông đã biến Hàn Quốc thành một nước lớn về thương mại.
Điều gây tức giận cho người Hàn Quốc từ bê bối lần này không phải là hành vi tham nhũng. Điều khác với sự kiện này là sự “thô thiển” trong cách hành xử của bà Park Geun-hye.
Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, sự thặt chặt tiền tệ của Nhật Bản và tỷ lệ tăng trưởng còn hạn chế của Mỹ, tình hình không chờ đợi đối với Hàn Quốc. Sự hỗn loạn chính trị của Seoul đã làm giảm mạnh khả năng ứng phó đối với thách thức này của Hàn Quốc.
Nhiệm kỳ Tổng thống của bà Park Geun-hye sẽ làm cho mọi người ghi nhớ nhiều hơn đến bê bối "quái gở" này, chứ không phải là làm cho đất nước bước vào một quỹ đạo có tương lai tươi sáng hơn.
Chia sẻ quyền lực
Phủ Tổng thống Hàn Quốc ngày 2/11 cho biết, việc giáo sư Kim Byong-joon, Đại học Kookmin được bà Park Geun-hye đề cử làm Thủ tướng mới cho thấy Tổng thống Park Geun-hye sẽ lùi về "tuyến hai", để cho ông Kim Byong-joon làm "Tổng thống nội trị".
Hãng tin Yonhap Hàn Quốc ngày 2/11 dẫn nguồn tin từ Phủ Tổng thống Hàn Quốc cho biết bà Park Geun-hye đã buông mọi thứ để khắc phục khoảng trống chính trị, chấp nhận các yêu cầu có liên quan.
Chuyên gia cho rằng, hành động này nhằm ứng phó với việc sự kiện "thân tín can thiệp triều chính" dẫn tới xuất hiện chế độ Tổng thống kiểu phân quyền, do Thủ tướng chỉ định Kim Byong-joon phụ trách các vấn đề trong nước, còn bà Park Geun-hye phụ trách các vấn đề đối ngoại.
Một trợ lý của Phủ Tống thống Hàn Quốc cho hay bà Park Geun-hye sẽ thông qua nhiều phương thức để tuyên bố sẽ chuyển giao quyền hạn Tổng thống cho Tân Thủ tướng. Dự tính, chính sách của chính phủ hiện nay sẽ có sự thay đổi rất lớn.
Nguồn tin từ Phủ Tổng thống còn cho biết việc cải tổ nội các sau này sẽ do ông Kim Byong-joon lãnh đạo. Ngoài ra, Phủ Tổng thống cũng yêu cầu phe đối lập trên chính trường Hàn Quốc tiến hành ủng hộ và phối hợp trong việc "thu dọn" tình hình.
Mặt khác, bà Park Geun-hye cũng có khả năng chấp nhận để phía cảnh sát điều tra. Theo tờ Dong-a Ilbo, Hàn Quốc ngày 2/11 cho biết, hiện nay, bà Park Geun-hye đang chịu sức ép rất lớn, tinh thần rất mệt mỏi.
Ngoài ra, liên quan khả năng bà Park Geun-hye đến thăm Nhật Bản và tham dự Hội nghị thượng đỉnh Trung-Nhật-Hàn, tờ Chosun Ilbo Hàn Quốc cho rằng bà Park Geun-hye sẽ rất khó đến thăm Nhật Bản đúng thời gian.